8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.2. Đối với Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam
Nâng cao năng lực chuyên môn của Cán bộ Ngân hàng, tiến hành tổ chức đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ trong Ngân hàng đặc biệt là cán bộ quản lý rủi ro và CBTD. Cử các cán bộ giỏi đi đào tạo tại các nƣớc có thị trƣờng tài chính ngân hàng phát triển, nhằm học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng vào Ngân hàng, đồng thời truyền đạt lại cho các cán bộ trong Ngân hàng, nâng cao năng lực cán bộ quản trị và tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng. Đƣa ra chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc. Thƣờng xuyên tổ chức và phối hợp với các ngân hàng tổ chức các lớp học, tập huấn, đào tạo và đào tạo lại để cập nhật kiến thức ngân hàng hiện đại.
Xây dựng hệ thống chấm điểm, xếp hạng Khách hàng sát sao hợp nữa. Để khả năng xảy ra rủi ro là thấp nhất. Định kỳ tổ chức đánh giá lại mức độ rủi ro của khoản vay, của tài sản thế chấp.
hợp lý. Giúp những cán bộ ngân hàng giải quyết hồ sơ cho khách hàng nhanh tróng, đảm bảo chất lƣợng, hợp lý.
Tích cực thực hiện các hƣớng dẫn của Uỷ ban Basel về công tác quản trị RRTD trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Xử lý nợ tồn đọng và nợ xấu: Để có thể hội nhập và phát triển đòi hỏi Vietinbank Kon Tum phải giải quyết bài toán nợ xấu một cách triệt để , phải có biện pháp thu hồi các khoản nợ xấu, tăng cƣờng quản lý danh mục TSBĐ . Việc thẩm định dự án phải đƣợc thực hiện chặt chẽ và hiệu quả hơn. NH không nên lạm dụng nghiệp vụ gia hạn nợ. Hoàn thiện quy trình phân loại nợ theo đúng chuẩn mực quốc tế. Khi định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ phải phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của KH nhằm đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng vốn. Nên tham gia hợp tác với các NH nƣớc ngoài trong việc giải quyết nợ xấu, nên bán các khoản nợ xấu cho các công ty xử lý nợ xấu hay các NH nƣớc ngoài.
Việc thiết lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dƣ báo kinh tế là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, khi mà các biến động kinh tế diễn ra mạnh mẽ hàng ngày. Bộ phận này sẽ có nhiệm vụ tổng kết những rủi ro ngành, chiến lƣợc cho nhân viên tín dụng, giúp họ tập trung hơn vào chuyên môn; mặt khác giúp cho Vietinbank có cái nhìn tổng quan hơn về danh mục cho vay, tập trung trong quản trị RRTD khi có những biến động về tình hình kinh tế vĩ mô. Giúp việc cấp tín dụng của Vietinbank đƣợc mở rộng một cách an toàn, hiệu quả và bền vững.
Ứng dụng các công cụ phái sinh: Ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa và hạn chế RRTD. Chi nhánh phải xây dựng bộ phận chuyên môn, xây dựng quy trình thực hiện. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng đƣợc công cụ phái sinh không chỉ đòi hỏi sự cố gắng từ NH mà còn có các cơ quan chức năng khác phải vào cuộc trong đó có NHNN và chính phủ.
KẾT LUẬN
Trên đây là một vài giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần thiết đƣợc rút ra từ thực tế tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng Ngân hàng tại TMCP Công Thƣơng VN – CN Kon Tum. Hoạt động tín dụng và phòng chống rủi ro tín dụng là vấn đề mà bất cứ Ngân hàng nào cũng quan tâm. Mặt khác, với vai trò là Ngân hàng tại TMCP Công Thƣơng VN một trong 4 Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, đây là vấn đề cần thiết đƣợc quan tâm hàng đầu. Tôi rất mong rằng những ý kiến đóng góp trên đây giúp ích đƣợc phần nào cho hoạt động tín dụng tại Ngân hàng : nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và ngăn ngừa rủi ro tín dụng phát sinh trong kinh doanh tín dụng Ngân hàng tại TMCP Công Thƣơng VN – CN Kon Tum nói riêng và hệ thống Ngân hàng Việt nam nói chung.
Nhiệm vụ trƣớc mắt và tƣơng lai hết sức nặng nề và đầy thử thách mới nhƣng trƣớc những thành công mà Ngân hàng tại TMCP Công Thƣơng VN đã đạt đƣợc chúng ta hoàn toàn có thể tin tƣởng vào tƣơng lai của Ngân hàng. Đồng thời cùng với sự năng động nhiệt tình của ban lãnh đạo và sự làm việc tận tình của tất cả các đồng nghiệp của bản thân mình Ngân hàng tại TMCP Công Thƣơng VN – CN Kon Tum, Ngân hàng tại TMCP Công Thƣơng VN tin tƣởng vững bƣớc trên con đƣờng phát triển xứng đáng là một trong bốn NHTM nhà nƣớc hàng đầu của hệ thống Ngân hàng Việt nam “ tiềm lực đã sẵn sàng chỉ còn chờ cất cánh “ phát triển cùng với sự phát triển chung của sự nghiệp công nghiệp hoá trên toàn đất nƣớc.
Phần cuối của chuyên đề tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể giáo viên khoa Quản trị kinh doanh của trƣờng Đại Học Kinh tê Đà Nẵng. Đặc biệt là sự quan tâm và giúp đỡ của thầy giáo hƣớng dẫn GS.TS Nguyễn Trƣờng Sơn đã giúp tôi đã hoàn thành bài luận văn này. Do còn hạn chế về mặt thời gian
và năng lực nghiên cứu của bản thân, bài viết chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi mong rằng sẽ nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của toàn thể thầy cô và các bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Võ Quỳnh Anh (2014), Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí toàn cầu – Chi nhánh Gia Lai,
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[2] Trần Nam Bách (2007), “Quản lý khách hàng vay tại tổ chức tín dụng”,
Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (Số 3, ngày 14 tháng 2 năm 2007).
[3] Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống kê, tp HCM.
[4] Đỗ Thùy Dung (2009), “Rủi ro tín dụng – một cách tiếp cận lƣợng hóa”,
Tạp chí ngân hàng, (số 11 tháng 06 năm 2009).
[5] Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động xã hội
[6] Lê Văn Hùng (2007), “Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng nhìn từ góc độ đạo đức, giải pháp phòng ngừa”, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, (Số 16, ngày 15 tháng 8 năm 2007).
[7] Nguyễn Tuấn Khanh (2014), Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[8] Luật các Tổ chức Tín dụng 47/2010/QH2 ngày 16/06/2010 của Thống đốc NHNN.
[9] Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
[10] Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
[11] Lê Nguyễn Ngọc Phƣơng (2007), Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ
phần kỹ thương Việt Nam- Chi nhánh TP.HCM, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh.
[12] Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng – ban hành theo quyết định số 1627/2001-QD NHNN ngày 31/12/2001.
[13] Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN, Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
[14] Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN, sửa đổi bổ sung Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
[15] PGS.TS. Lê Văn Tề, Th.S Nguyễn Thị Xuân Liễu (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Tp HCM.
[16] Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê Trang web: [17] Vneconomy.vn [18] www.sbv.gov.vn [19] http://thoibaonganhang.vn [20] http://www.vnba.org.vn