Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển ngành thƣơng mạ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 75 - 78)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển ngành thƣơng mạ

mại huyện Đại Lộc

Việc quản lý, phát triển thƣơng mại nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập kinh tế quốc tế, ổn định xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Trong thời gian đến, Đại Lộc xác định thƣơng mại là ngành kinh tế quan trọng có vai trò thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đại Lộc lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 đặt mục tiêu phấn đấu đƣa huyện Đại Lộc trở thành huyện công nghiệp vào năm 2020. Trong kế hoạch 5 năm (2015 – 2020) về phát triển kinh tế - xã hội, các quan điểm, mục tiêu, định hƣớng phát triển thƣơng mại đƣợc đề ra nhƣ sau:

a. Quan điểm phát triển

- Phát triển ngành thƣơng mại Đại Lộc một cách đồng bộ tƣơng xứng với tiềm năng và khai thác tối đa lợi thế so sánh của huyện, bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững.

- Phát triển ngành thƣơng mại trở thành đòn bẫy để phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện.

- Phát triển ngành thƣơng mại phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện và định hƣớng phát triển thƣơng mại của tỉnh trên cơ sở tình hình thực tế của địa phƣơng.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thƣơng mại - dịch vụ, mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu của nhân dân đồng thời làm tăng khả năng lƣu thông hàng hóa giữa các khu vực trong huyện với các vùng khác. Xây dựng môi trƣờng kinh doanh thƣơng mại thuận lợi và đảm bảo quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.

- Phát triển thƣơng mại - dịch vụ phải gắn với yêu cầu của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đồng thời gắn với việc qui hoạch xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu du lịch và đô thị mới nhằm phát triển đồng bộ và phát triển bền vững.

- Phát huy tối đa những lợi thế so sánh, hạn chế những bất lợi, chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng.

- Đổi mới và nâng cao hiệu lực và năng lực quản lý nhà nƣớc, thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động thƣơng mại, trên cơ sở các quy định của pháp luật.

- Coi nhân tố con ngƣời là nguồn lực quan trọng để phát triển thƣơng mại, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế nói chung và thƣơng mại nói riêng.

- Coi hoạt động kiểm tra, kiểm soát là công cụ quan trọng để quản lý thƣơng mại và phát triển ngành thƣơng mại bền vững và hiện đại.

- Phát triển thƣơng mại một cách toàn diện và đồng đều giữa các khu vực. Phát triển thị trƣờng nông thôn, phục vụ tốt cho nông nghiệp, nông thôn và rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

b. Định hướng phát triển

Định hƣớng phát triển thị trƣờng hàng hoá: Tập trung cho hệ thống thị trƣờng tiêu dùng, thị trƣờng hàng tƣ liệu sản xuất, thị trƣờng hàng nông sản phục vụ cho tiêu dùng và đầu vào của sản xuất công nghiệp. Tập trung phát triển các hoạt động thƣơng mại phục vụ đời sống dân cƣ, hoạt động thu mua

nông - lâm sản, xuất khẩu các mặt hàng chính là thủ công mỹ nghệ và hàng nông sản. Phát triển các khu thƣơng mại - dịch vụ tổng hợp ở các trung tâm xã và cụm xã.

Định hƣớng phát triển du lịch - dịch vụ: Khai thác các lợi thế về tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch di tích lịch sử - văn hóa, phát triển hoạt động dịch vụ phong phú, phù hợp.

Định hƣớng phát triển mạng lƣới thƣơng mại: Tập trung phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại và truyền thống. Xây dựng hệ thống thƣơng mại hiện đại và nâng cấp hệ thống bán buôn, bán lẻ.

Định hƣớng phát triển thƣơng mại theo vùng: Hình thành các vùng thƣơng mại tập trung gắn với quy hoạch phát triển các trung tâm kinh tế, các cơ sở thƣơng mại quy mô lớn, hiện đại tƣơng xứng với vai trò của các trung tâm thƣơng mại gắn kết với các cụm đô thị Quảng Huế, Đại Hòa - Đại An; Gia Cốc, Đại Minh – Ngọc Thạch, Đại Hồng; Lâm Tây - Vĩnh Phƣớc - Đại Hồng; Hà Tân, Đại Lãnh - Lâm Tây, Đại Đồng; Thị trấn Ái Nghĩa – Phú Quý, Đại Hiệp và chuỗi đô thị nằm dọc theo trục đƣờng ĐT609.

- Tập trung xây dựng đội ngũ thƣơng nhân trên địa bàn huyện đủ năng lực tham gia tích cực vào quá trình phát triển và hội nhập kinh tế. Phát triển doanh nghiệp thƣơng mại thuộc các thành phần kinh tế. Định hƣớng phân bố cơ cấu bán buôn, bán lẻ phù hợp với việc đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thƣơng mại.

c. Mục tiêu phát triển

- Phát triển ngành thƣơng mại trên địa bàn huyện theo hƣớng văn minh, hiện đại, tƣơng xứng với những lợi thế phát triển thƣơng mại của huyện; phấn đấu đến năm 2020 đạt trình độ phát triển tiên tiến, nâng cao khả năng thu hút và phát triển luồng hàng hoá trong vùng; bảo vệ lợi ích của ngƣời tiêu dùng, ngƣời sản xuất trên địa bàn huyện.

- Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế Đại Lộc theo hƣớng CNH, HĐH; cơ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện đại lộc, tỉnh quảng nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)