Phƣơng pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây cao su tại tỉnh kon tum (Trang 26 - 28)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Để thực hiện các mục tiêu cụ thể đặt ra của nghiên cứu, đề tài sẽ tiến hành thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp nhƣ sau:

a. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn nhƣ niên giám thống kê, các báo cáo khoa học, dự án, tham luận qua các hội thảo, hội nghị, báo chí, Internet,... từ các Sở/phòng, Ban ngành cấp tỉnh/huyện về tình hình sản xuất và tiêu thụ cũng nhƣ các vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị cao su. Các thông tin này đƣợc tổng hợp, phân tích cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

b. Thu thập số liệu sơ cấp

Thảo luận nhóm nông hộ (FGD – Focus Group Dicussion ):

Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện khi đã hiểu rõ địa bàn nghiên cứu. Chia làm nhóm thảo luận, một nhóm đối tƣợng đƣợc chọn là những nông hộ sản xuất/canh tác cao su. Mỗi tỉnh/phƣờng một nhóm có 4- 5 ngƣời.

Với phƣơng pháp này, ngƣời dân đã đánh giá chung về tình hình sản xuất và tiêu thụ, thu nhập, đời sống. Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thử thách trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Kết quả thảo luận nhóm này là cơ sở để thiết lập các chỉ tiêu nghiên cứu cho việc điều tra theo bản câu hỏi và những thông tin định tính bổ ích cho việc so sánh đối chiếu với kết quả nghiên cứu định lƣợng.

Ph ng vấn trực tiếp các tác nhân trong chuỗi

Các số liệu tập trung khai thác thông tin về hoạt động mua, hoạt động bán, chi phí, giá bán, lợi nhuận của từng tác nhân. Nghiên cứu này đã tiến hành theo hình thức phỏng vấn trực tiếp các tác nhân tham gia trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ cao su bằng bản câu hỏi cấu tr c cho từng tác nhân tham gia trong chuỗi, điều tra 166 quan sát mẫu cho tất cả các tác nhân, cụ thể nhƣ sau: Bao gồm: ngƣời sản xuất (Các hộ trồng cao su); Thƣơng lái thu mua; Công ty chế biến, Các công ty thƣơng mại. Những tác nhân tham gia chuỗi đƣợc chọn có tính chất liên kết chuỗi, xuất phát từ các hộ trồng cao su. Kế đến các hộ trồng cao su bán cho những đối tƣợng nào, ở đâu tiếp tục tiến hành thu thập thông tin trên những đối tƣợng tham gia trong chuỗi.

Phương pháp chọn mẫu và xây dựng bản câu hòi

- Phƣơng pháp chọn mẫu: Tác giả lựa chọn mẫu theo phƣơng pháp ngẫu nhiên, tuy nhiên vẫn đảm bảo số lƣợng phân bố của mẫu tại các huyện nghiên cứu.

cứu của Sở NN & PTNT tỉnh Kon Tum.

Bảng 1.1. Phân bố mẫu điều tra

Huyện Hộ trồng cao su Hộ thu gom DN CB DNTM Cộng Đắk Hà Đắk Hring 15 2 1 1 19 Đắk La 15 2 1 1 19 Đắk Mar 15 1 1 - 17 Sa Thầy Hơ Moong 15 2 1 - 18 Mô Rai 15 2 1 1 19 Rơ Kơi 15 1 1 - 17 TP. Kon Tum Chƣ Hreng 15 2 1 1 19 Đắk Cấm 15 1 2 1 19 Đắk Blà 15 2 1 1 19 Tổng cộng 135 15 10 6 166

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích chuỗi giá trị cây cao su tại tỉnh kon tum (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)