6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
3.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nguồn nhân lực
Căn cứ vào chiến lược phát triển của tổ chức, kết quả phân tích thực trạng trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực hành chính huyện Xamakhixay, yêu cầu về năng lực của từng người lao động, nhu cầu đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ được xây dựng.
Đến năm 2015 vẫn tồn tại cán bộ công chức chưa qua đào tạo, cán bộ công chức có trình độ sơ cấp; trong khi đó cán bộ công chức có trình độ trung cấp dù chiếm tỷ lệ nhỏ hơn cán bộ công chức có trình độ đại học với con số là 23,00% nhưng vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Do vậy trong giai đoạn từ năm 2016-2020 thực hiện việc đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán
bộ công chức hành chính để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cần phải thực hiện một số nội dung sau:
- Đặt mục tiêu đến năm 2020: 100% cán bộ công chức hành chính có trình độ từ trung cấp trợ lên; 50% cán bộ công chức hành chính có trình độ đại học trở lên.
- Xác định tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đối với từng chức danh mà cán bộ công chức hành chính cần có.
- Ra soát, tổng hợp đội ngũ cán bộ công chức hành chính không đạt tiêu chuẩn trình độ chuyên môn theo quy định, cán bộ công chức hành chính đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nhưng có độ tuổi cao, năng lực hạn chế chưa đủ điều kiện nghỉ hưu để xem xét từng trường hợp cụ thể; đề xuất, khuyến khích đối với cán bộ lãnh đạo có độ tuổi cao nhưng không đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định, năng lực hạn chế thì thực hiện tự nguyện nghỉ hưu trước độ tuổi hoặc nghỉ chờ để đủ tuổi nghỉ hưu theo chế độ chính sách hiện hành của nhà nước.
- Xác định đã đào tạo bồi dưỡng đối với từng cán bộ công chức để xây dựng kế hoạch cụ thể về nhu cầu đào tạo bồi dưỡng đối với từng cán bộ công chức nhằm đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm mà cán bộ công chức đang đảm nhiệm.
- Việc chọn cử cán bộ công chức đi đào tạo cần ưu tiên cho cán bộ công chức có độ tuổi trẻ, có tên trong danh sách của kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, chuyên ngành đào tạo hợp lý; tránh tình trạng chọn cử cán bộ công chức đi đào tạo mang tính ồ ạc, chạy đua bằng cấp, chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm.
- Ngoài chế độ đào tạo bồi dưỡng từ nguồn ngân sách cấp trên hỗ trợ cho cán bộ công chức được cử đi đào tạo bồi dưỡng theo quy định hiện hành thì địa phương huyện cần, chiến lược khác thêm như mở rộng quan hệ hợp tác
với các huyện, tỉnh láng giềng của nước bạn Việt Nam để tạo điều kiện quan hệ hợp tác đa lĩnh vực, nhất là lĩnh vực giáo dục - đào tạo và hơn nữa huyện cũng cần tạo nguồn ngân sách hỗ trợ thêm kinh phí cho cán bộ công chức được chọn cử đi đào tạo bồi dưỡng này nhằm khích lệ tinh thân học tập.
- Thực hiện việc quản lý đối với cán bộ công chức hành chính được chọn cử đi dào tạo bồi dưỡng, đánh giá kết quả đào tạo bồi dưỡng như việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.