Nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp của Kế toán viên làm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước thàng phố đà NẴNG (Trang 83 - 85)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp của Kế toán viên làm

làm công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN

Trước hết, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức về văn hóa công sở là rất cần thiết. Cán bộ, công chức phải có tác phong tốt. Tác phong của người công chức có văn hóa ở công sở thể hiện cách giải quyết công việc dứt khoát, có nguyên tắc nhưng nhẹ nhàng, tôn tr ng người giao tiếp: nói năng mạch lạc, đi đứng đàng hoàng, ánh mắt thiện cảm, nó xa lạ với việc nhận của đ t lót, hối lội... Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính thể hiện ở quyền được thông tin và cách thức cung cấp thông tin cho công ch ng. Công dân đến công sở phải có quyền nhận được những thông tin mà h cần. Thực hành dân chủ cơ sở chính là biểu hiện của việc nâng cao văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước.

Kế toán viên là người trực tiếp kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN, đưa ra quyết định có giải quyết thanh toán đối với đề nghị của đơn vị sử dụng NSNN, do đó chất lượng kiểm soát chi thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp bời trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Kế toán viên kiểm soát chi thường xuyên NSNN của KBNN phải có trình độ, năng lực nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt.

Quyết định số 831/QĐ-KBNN ngày 10/10/2006 của Tổng Giám đốc KBNN quy định: “Đội ng cán bộ, công chức gi i về chuyên môn, nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư”, xây dựng hình mẫu “người cán bộ công chức mẫn cán”. KBNN Đà Nẵng cần duy trì và nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên, bảo đảm các yêu cầu chủ yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của Kế toán viên. Trong lĩnh vực chi thường xuyên NSNN, do tính chất đa dạng của đối tượng sử dụng NSNN hác nhau, đồng thời nội dung kiểm soát chi thường xuyên c ng rất phức tạp đ i h i Kế toán viên phải đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Vì vậy, cần nâng cao trình độ năng lực và đạo đức nghề nghiệp của Kế toán viên đang làm công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Đà Nẵng theo hướng:

Một là, KBNN Đà Nẵng cần tăng cường đủ về mặt số lượng, cơ cấu và nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, chú tr ng nâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN của các cán bộ làm công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

Hai là, KBNN Đà Nẵng cần có kế hoạch đào tạo đội ng Kế toán viên về m i mặt và có mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, thích hợp với từng giai đoạn, trước hết là về chuyên môn nghiệp vụ, về kinh nghiệm kiểm soát chi. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng Kế toán viên, cần quy định bắt buộc đối với Kế toán viên phải tham dự các khóa bồi dưỡng, cập nhật nâng cao kiến thức hàng năm do KBNN tổ chức. KBNN Đà Nẵng c ng cần có nhiều chính sách khuyến khích can bộ, công chức mà đặc biệt là các kế toán viên làm công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tham gia thi tuyển và h c tập các chương trình đạo tạo Thạc s , Tiến s trong và ngoài nước.

Ba là, chú tr ng đào tạo k năng mềm cho các kế toán viên trực tiếp giao dịch với đơn vị sử dụng ngân sách nhằm tạo phong cách giao dịch hiện đại, đáp ứng yêu cầu và các phẩm chất cần có của hệ thống KBNN nói chung và của KBNN Đà Nẵng nói riêng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình kiểm soát chi ngân sách thường xuyên qua kho bạc nhà nước thàng phố đà NẴNG (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)