HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dược niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 103 - 106)

6. Tổng quan tài liệu

4.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Từ kết quả của mô hình hồi quy cho thấy rằng các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam bao gồm: đòn bẩy tài chính, Tốc độ tăng trƣởng (đại diện bởi biến Tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản), vòng quay tài sản, tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu và thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung đề xuất một số kiến nghị liên quan đến số vòng quay tài sản và doanh thu thuần của các doanh nghiệp ngành dƣợc, vì đây là chỉ tiêu chính có liên quan đến các nhân tố tác động có tác động vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và đẩy mạnh phát triển doanh thu của các doanh nghiệp nhóm ngành dƣợc.

Số vòng quay tài sản trong trƣờng hợp này tăng (tức hiệu suất tài sản) tăng thì ROA tăng và lẽ ra ROE phải tăng nhƣng nó lại giảm là do tác động mạnh của đòn bẩy nợ. Nghĩa là tác động nợ vay đối với ROE mạnh hơn tác động của ROA. Do đó, cần có hàm ý chính sách về tín dụng với ngân hàng và ngƣời bán:

- Tăng cường ưu tiên trả nợ ngân hàng: Cần tập trung tài chính thanh toán các khoản gốc nợ vay ngân hàngtheo phân kỳ trả nợ để giảm dần tiền lãi phải trả, đây là mục tiêu rất quan trọng.

- Ƣu tiên thanh toán cho những ngƣời bán có chiết khấu cao, đối tác quan trong của doanh nghiệp.

Quản lý á yếu tố đầu vào

- Tiết kiệm và giảm thiểu chi phí kinh doanh

+ Chi phí kinh doanh là một nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh, nếu chi phí kinh doanh càng cao thì hiệu quả kinh doanh

càng thấp. Trƣớc hết bộ phận chi phí lớn nhất trong kinh doanh là giá vốn hàng bán, đây là khoản mục các DN dƣợc cần hạ thấp để tăng lợi nhuận. Các DN dƣợc cần phải có biện pháp giảm chi phí đầu vào liên quan đến sản phẩm nhƣ chi phí mua hàng, chi phí lƣu kho… muốn vậy DN cần phải lựa chọn các nhà cung cấp gần kho hàng và có kế hoạch dự trự hàng vừa đủ để tránh ứ đọng hàng. Đối với chi phí QLDN, các DN cần cắt giảm và hạn chế tăng những chi phí không cần thiết nhƣ thực hiện khoán chi phí điện thoại cho từng bộ phận, tăng cƣờng tiết kiệm nƣớc, hạn chế các khoản chi phí hội nghị không cần thiết…

- Định hướng đầu tư TSCĐ: Đầu tƣ TSCĐ trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra năng lực sản xuất mới cho DN, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh cũng nhƣ mở rộng quy mô sản xuất, phục vụ cho phát triển lâu dài của DN. Đầu tƣ sẽ làm cho DN ngày càng phát triển, tạo tiền đề cho thành công của DN trong tƣơng lai. Vì vậy, đầu tƣ dài hạn có ý nghĩa rất quan trọng mang tính chiến lƣợc, quyết định sự sống còn của DN và việc lựa chọn các khoản mục để đầu tƣ cần đƣợc nghiên cứu và thẩm định kỹ. Qua quá trình phân tích, ta thấy rằng, càng đầu tƣ TSCĐ thì tỷ suất lợi nhuận của DN càng cao, do vậy các DN cần mua thêm máy móc và trang thiết bị hiện đại đồng thời có kế hoạch mở rộng quy mô hệ thống kho. Để phát triển và nâng cấp chất lƣợng sản phẩm, các DN cần đầu tƣ: Tây dƣợc: hiện đại hóa dây chuyền thuốc viên Nonbetalactam, viên cốm bột, kem, mở tra mắt …Đông dƣợc: hiện đại hóa dây chuyền thuốc nƣớc, dây chuyền thực phẩm chức năng. Để mở rộng việc sản xuất ra có thể bảo quản tốt thì việc mở rộng quy mô kho là rất cần thiết. Các DN nên: sửa chữa hệ thống kho cũ, nâng cấp để đạt tiêu chuẩn vệ sinh, khô ráo, an toàn trong bảo quản dƣợc phẩm. Xây dựng nhà kho mới cần phải nghiên cứu địa điểm xây dựng kho, đảm bảo an toàn và vừa đủ, tận dụng tối đa công suất trong lƣu kho, tránh lãng phí.

- Chủ động nguồn nguyên liệu: Mua và sản xuất nguyên liệu trong nƣớc để không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu ngoài nƣớc, các DN trong nƣớc cũng cần nghiên cứu triển khai sản xuất nguyên liệu hoá dƣợc trong nƣớc, mở rộng vùng nguyên liệu, đặc biệt là những nguyên liệu làthế mạnh trong nƣớc. Chủ động hợp tác ký kết các hợp đồng thu mua nguyên liệu từ cácđối tác cung ứng, đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn ổn định, không rơi vào tình trạng thiếu hay khan hiếm liệu cho sản xuất. Để tránh biến động về giá cả nguyên liệu sản xuất, DN nên ký các hợp đồng thu mua nguyên liệu từ đầu năm và có chính sách hỗ trợ đối tác cung cấp. Mở rộng xây dựng các vùng nguyên liệu, từng bƣớc tiến đến chủđộng trong cung ứng nguyên liệu. Những nguyên liệu chỉ có theo mùa vụ, DN nên có kế hoạch dự trữ thích hợp đảm bảo luôn có nguyên liệu cho sản xuất.

Quản lý á yếu tố đầu r

- Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ: Tập trung tăng cƣờng tiêu thụ các sản phẩm mới. Tăng cƣờng áp dụng các chính sách quảng cáo, cổ động bán hàng. Có chính sách chiết khấu thƣơng mại cho những khách hàng mua nhiều sản phẩm của công ty nhƣ: bệnh viện, trạm y tế, …Đối với nhân viên có doanh số cao, nên trích hoa hồng cho sản phẩm theo doanh số tăng dần.

- Đẩy nhanh tốc độ thu nợ đối với khách hàng: tăng cƣờng đôn đốc, thu hồi nợ đối với những khách hàng có mức nợ vƣợt tiêu chuẩn quy định. Có chính sách chiết khấu cho khách hàng trả nợ sớm và phân loại khách hàng theo mức độ uy tín trong thanh toán dựa vào dữ liệu những lần trƣớc. Qua đó thực hiện chính sách giá và giao hàng tốt hơn cho cho những khách hàng có doanh số lớn và thanh toán nhanh.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo áp dụng tiêu chuẩn GPP cho các nhà thuốc. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lƣợng. Đầu tƣnâng cấp các phòng kiểm tra chất lƣợng sản phẩm.

Triển khai nhanh hệ thống phân phối cũng hết sức quan trọng, bởi mạng lƣới phân phối chính là chìa khoá của sự thành công; cần liên danh, liên kết, hợp tác, sát nhập để nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của sảnphẩm.

Chiến lƣợ trong tƣơng lai

- DN dƣợc phải định vị đƣợc sản phẩm, tạo đƣợc nét đặc trƣng riêng trong chiến lƣợc phát triển trung và dài hạn. Bên cạnh đó, các DN cần định vị đƣợc phân khúc thị trƣờng và sản phẩm, tránh đầu tƣ dàn trải ra ngoài lĩnh vực dƣợc.

- Tăng cƣờng mở rộng, tìm kiếm thị trƣờng đầu ra đối với các nhà máy xây dựng mới và chuẩn bị đƣa vào sản xuất trong năm 2014 và 2015. Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động của DN dƣợc trong những năm sắp tới

- DN phải chuyển một nền công nghiệp năng suất thấp sang một nền công nghiệp năng suất cao dựa trên năng lực sáng tạo, sử dụng tài lực và nhân lực có hiệu quả với năng suất cao hơn. Mặc dù đây là lĩnh vực nghiên cứu tốn kém, cần thời gian và đội ngũ các nhà khoa học trình độ cao. DN dƣợc Việt Nam có quy mô nhỏ, khó có đủ nguồn lực tài chính để đầu tƣ vào các cơ sở nghiên cứu khoa học dƣợc đòi hỏi nguồn vốn đầu tƣ khá lớn. Vì vậy cần nghiên cứu đƣa ra các mô hình kết hợp giữa các DN và khuyến khích sự hợp tác chặt chẽ giữa các DN dƣới nhiều hình thức để trong một thời gian ngắn có thể tăng cƣờng tiềm lực nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực dƣợc.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành dược niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)