6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC NẮM GIỮ TIỀN MẶT
thể đƣợc sử dụng để trang trải các khoản phải trả. Điều này có nghĩa rằng các công ty có thể giữ ít tiền mặt dùng để thanh toán các nghĩa vụ tài chính của họ khi họ có các khoản phải thu trên bảng cân đối. Tuy nhiên, vấn đề là 1 đồng khoản phải thu không đảm bảo cho việc thanh toán toàn bộ 1 đồng khoản phải trả. Không có sự chắc chắn về thời gian thu hồi nợ, và các công ty không phải lúc nào cũng thành công trong việc thu hồi tất cả các khoản phải thu đầy đủ.Trong thƣơng mại, gần nhƣ chắc chắn sẽ xuất hiện một số khoản phải thu mà có thể mất tới vài tháng, vài năm để thu hồi toàn bộ số nợ, hoặc sẽ không bao giờ thu hồi đƣợc toàn bộ. Do đó, các khoản phải thu bị chiếc khấu (giảm giá) khi thay thế tiền mặt, và không phải là khoản thay thế hoàn hảo cho tiền mặt. Tiền mặt cung cấp thanh khoản vô điều kiện cho các công ty, trong khi các khoản phải thu ít thanh khoản hơn và chịu rủi ro tín dụng.
Các công ty phải chịu nhiều chi phí liên quan đến chậm thanh toán. Một số công ty thích thanh toán sớm hơn để đƣợc hƣởng một khoản chiết khấu. Để đảm bảo hoạt động của mình, các công ty thƣờng giữ một lƣợng tiền mặt cần thiết để trang trải các khoản phải trả của họ. Nếu một công ty sử dụng các khoản phải thu thay vì tiền mặt để trả các khoản phải trả, chủ nợ sẽ yêu cầu các khoản phải thu với mệnh giá lớn hơn số tiền còn nợ. Nhƣ vậy, từ quan điểm nắm giữ tiền mặt, các khoản phải trả và phải thu có tác động nghịch chiều nhau đến nắm giữ tiền mặt, trong đó 1 đồng các khoản phải thu không đủ thanh toán hoàn toàn 1 đồng các khoản phải trả.
1.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC NẮM GIỮ TIỀN MẶT MẶT
Với sự hiện diện của thị trƣờng không hoàn hảo thì có một tỷ lệ tối ƣu các tài sản thanh khoản. Quyết định đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn bị ảnh hƣởng
bởi nhiều nhân tố tại cùng một thời gian. Nhà quản trị lý trí hành động cho lợi ích của cổ đông sẽ đánh giá lợi ích và chi phí nắm giữ tài sản có tính thanh khoản. Nhà quản trị sẽ tối đa hóa lợi ích của cổ đông trong tất cả các trƣờng hợp mà lợi ích của việc đầu tƣ thêm 1 dollar vào tài sản có tính thanh khoản thì lớn hơn chi phí của dollar đó. Những lý thuyết các liên quan và các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra những nhân tố có thể ảnh hƣởng nhƣ sau:
1.4.1. Cơ hội đầu tƣ
Theo thuyết đánh đổi, Opler và các cộng sự (1999) tình trạng các công ty có cơ hội đầu tƣ hơn có thể phải đối mặt với chi phí từ nguồn tài trợ bên ngoài cao hơn do chi phí cao hơn từ chi phí đầu tƣ không hiệu quả và chi phí kiệt quệ tài chính. Do đó, để giảm chi phí kiệt quệ tài chính, những công ty này dự kiến sẽ giữ lƣợng tiền mặt lớn hơn để phòng ngừa rủi ro, làm nảy sinh một mối tƣơng quan dƣơng dự kiến giữa nắm giữ tiền mặt và cơ hội phát triển.
Tƣơng tự nhƣ vậy, thuyết trật tự phân hạng dự đoán một mối tƣơng quan dƣơng giữa các cơ hội đầu tƣ và nắm giữ tiền mặt, kể từ khi các công ty có cơ hội đầu tƣ cao về mặt lý thuyết có thể sinh lợi nhiều hơn và do đó có nhiều tiền mặt hơn. Khi thông tin về giá trị thực của những dòng tiền công ty không đối xứng giữa nhà quản trị và nhà đầu tƣ, huy động vốn bên ngoài có thể tốn kém, nhƣ Myers và Majluf (1984) phát biểu rằng những công ty đối mặt với bất cân xứng thông tin sẽ thích sử dụng quỹ nội bộ hơn bên ngoài. Vấn đề bất cân xứng thông tin thƣờng hạn chế với những công ty đang tăng trƣởng. Những công ty đang tăng trƣởng nhận thấy huy động vốn bên ngoài quá tốn kém và từ bỏ những dự án với NPV dƣơng. Để tránh tình huống này, những công ty đang tăng trƣởng sẽ nắm giữ thêm tài sản có tính thanh khoản. Dựa vào giả thuyết bất cân xứng thông tin, mối tƣơng quan dƣơng đƣợc mong đợi giữa những cơ hội tăng trƣởng và đầu tƣ vào tài sản có tính thanh khoản.
Theo Ferreira và Vilela (2003), Opler và các cộng sự ( 1998), cơ hội đầu tƣ đƣợc thể hiện bằng tỷ số giá trị thị trƣờng/ giá trị sổ sách. Bản cân đối kế toán của doanh nghiệp không thể hiện đƣợc tài sản vô hình nhƣ là cơ hội đầu tƣ. Nhƣng càng nhiều cơ hội tăng trƣởng thì càng tăng giá trị thị trƣờng liên quan đến giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Giá trị thị trƣờng của tài sản doanh nghiệp sẽ đƣợc tính bằng giá trị sổ sách của tài sản trừ đi giá trị sổ sách của cổ phần và cộng với giá trị thị trƣờng của cổ phẩn.