Tình hình đầu tư công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư công tại tp HCM (Trang 57 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Tình hình đầu tư công

Phù hợp với phạm vi nghiên cứu của luận văn, mục này trình bày khái quát tình hình đầu tư công trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2012 - 2016, trong đó nguồn vốn đầu tư

công chủ yếu từ ngân sách cấp thành phố. Tuy nhiên, rất tiếc là cho đến thời điểm hiện nay (12/4/2017) hầu như không một ấn phẩm hoặc văn bản chính thức nào của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mô tả và cung cấp một cách chính xác, đầy đủ các thông tin cơ bản liên quan đến tình hình đầu tư công trên địa bàn TP.HCM. Thay vào đó là các thông tin mang tính tản mạn, rời rạc, không đảm bảo tính hệ thống, thậm chí giữa các thông tin được cung cấp bởi các cơ quan nhà nước cũng không đảm bảo tính thống nhất

Với nỗ lực để giảm thiểu hạn chế nêu trên, trong mục này chúng tôi chỉ trình bày những thông tin tiếp cận được từ một số văn bản chính thức của UBND TP.HCM liên quan đến hoạt động đầu tư công trên địa bàn thành phố (nhiều văn bản trong số này hầu như không thể tìm thấy được trong Công báo của TP.HCM). Dù đã nỗ lực, nhưng những thông tin được trình bày dưới đây cũng rất rời rạc, không đầy đủ và do đó, tính hệ thống cũng không được bảo đảm.

Bảng 2.1. Tình hình đầu tư công trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2012 - 2016

(đơn vị: tỷ đồng) Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng số vốn 15.063 16.770 14.503 19.282 19.374 Trả nợ gốc và lãi Số vốn - - - - 518,495 vay Số dự án - - - - 06 Đối ứng cho dự Số vốn 1.280,15 569,304 890,894 1.299,76 855,500 án ODA Số dự án - - - - 39 Đầu tƣ theo hình Số vốn 606 - - - 529,597 thức PPP Số dự án 02 - - - 06

Số dự án 459 954 443 434 441

Khởi công mới Số vốn 1.775,68 1.996,24 1.105,81 1.812,45 2.279,23 trong năm Số dự án 91 179 119 118 244 Chuẩn bị đầu tƣ Số vốn 126,1 232,61 38,55 157,841 2,8 Số dự án 133 95 342 508 06 Vốn hỗ trợ phát Số vốn 2.000 4.000 4.000 4.000 3.849,1 triển chính thức Số dự án 69 66 64 61 16 ODA

Tiền bồi thƣờng giải phóng

1.407,86 1.542,5 668,398 686,194 -

mặt bằng

Vốn ủy quyền cho Giám đốc

Sở phân khai theo danh mục 653,365 822 1.205,2 1.322,5 888

chi tiết

Vốn phân cấp cho UBND

541,86 769,664 1.923,85 2.133,3 1.326,45

quận - huyện

(Nguồn: Tác giả tổng hợp[23][24][25][26][27]) Các dự án đầu tư công trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2012 - 2016 chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề sau đây: (i) Giảm ùn tắc giao thông và giảm tai nạn giao thông; (ii) Giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khi hậu, nước biển dâng; (iii) Chỉnh trang và phát triển đô thị; (iv) Giảm ô nhiễm môi trường; (v) Cải thiện cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật cho giáo dục và y tế; (vi) Cải tạo và xây dựng trự sở cơ quan nhà nước; (vii) Một số lĩnh vực khác. Trong số hàng trăm dự án được triển khai mỗi năm, đáng chú ý là một số dự án lớn sau: Dự án đường sắt đô thị tại TP.HCM, dự án này dự tính sẽ xây dựng 220 km đường sắt với 08 tuyến xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính của thành phố, cùng với 03 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray, tổng

số vốn đầu tư ước tính là 25 tỷ USD (tương đương với 550.000 tỷ đồng), hiện nay dự án đang triển khai xây dựng tuyến Bến Thành - Suối Tiên (2,491 tỷ USD), tuyến Bến Thành - Tham Lương (2,1 tỷ USD) và tuyến Bảy Hiền - Cầu Sài Gòn (1,67 tỷ USD), các tuyến

còn lại đang kêu gọi tài trợ vốn; Dự án Đại lộ Đông - Tây đã hoàn thành với 21,9 km đường (bao gồm hầm Thủ Thiêm) với tổng mức đầu tư 660,6 triệu USD (tương đương 14.533,2 tỷ đồng); Dự án đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài đã thông tuyến vào ngày 30/8/2016 với chiều dài toàn tuyến là 13,6 km, tổng mức đầu tư là 10.875 tỷ đồng; Dự án nâng cấp đô thị TP.HCM triển khai từ năm 2004 đến năm 2014 với sáu hạng mục thành phần, trong đó có hạng mục cải tạo kênh Tân Hóa - Lò Gốm với tổng mức đầu tư là 11.616 tỷ đồng; Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang trong giai đoạn triển khai giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư ước tính 12.012 tỷ đồng; ngoài ra còn một số dự án lớn khác như xây dựng đường Võ Văn Kiệt, đường hầm Sài Gòn, Mai Chí Thọ, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây...

Căn cứ vào các thông tin được thể hiện trong Bảng 2.1 và một số tài liệu có liên quan, chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

Thứ nhất, nếu không tính đến các dựán lớn vừa nêu, đồng thời, tuy các dự án đầutư công thường được tiến hành trong nhiều năm và vì vậy thường phải chuyển tiếp thực hiện qua năm sau, nhưng mỗi năm sẽ có những dự án kết thúc quá trình đầu tư và những dự án được khởi công đầu tư mới thì số lượng dự án triển khai trong một năm phản ánh gần như chính xác số lượng dự án của năm đó. Như vậy, loại trừ trường hợp đột biến về số lượng dự án trong năm 2013 (có thể do sai số thống kê) chúng tôi cho rằng phần lớn các dự án đầu tư công trên địa bàn TP.HCM có quy mô đầu tư nhỏ, phân tán và manh mún. Điều đó được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Quy mô dự án đầu tư công trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2012 - 2016 (đơn vị: tỷ đồng) Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 Số vốn 15.063 16.770 14.503 19.282 19.374 Số dự án 550 1.133 562 552 685 Vốn trung bình/1 dự án 27,38 14,8 25,8 34,9 28,28 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Căn cứ vào số liệu thể hiện trong Bảng 2.1 cho thấy quy mô đầu tư trung bình của một dự án (từ ngân sách cấp thành phố) trung bình chưa đến 30 tỷ đồng. 30 tỷ đồng tuy

không phải là một con số quá nhỏ, nhưng cần lưu ý rằng các số liệu ở trên đang tính ở ngưỡng bình quân (bao gồm cả các đại dự án), do đó, trên thực tế có những dự án có quy mô đầu tư rất nhỏ. Theo chúng tôi, đây là điều đáng quan tâm xét trên hiệu ứng lan tỏa và điểm nhấn của dự án đầu tư công.

Thứ hai, sốliệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ trọng đầu tư công (tức là đầu tư phát triển) trên địa bàn TP.HCM không cao. Năm 2015 tổng thu ngân sách là 90.035 tỷ đồng, nhưng chi cho đầu tư chỉ là 19.282 tỷ đồng (chỉ chiếm 21,4%), cũng trong năm này tổng chi ngân sách là 59.735 tỷ đồng, điều đó có nghĩa rằng chi đầu tư phát triển trong năm 2015 chỉ chiếm gần 33%. Rõ ràng đây là vấn đề cần được quan tâm xem xét trên hai khía cạnh: (i) Trong khi nhu cầu đầu tư xây dựng của TP.HCM là rất lớn thì tỷ lệ điều tiết ngân sách về trung ương lại quá cao, khiến cho tổng mức đầu tư trên tổng thu ngân sách của thành phố quá thấp, điều này có thể khiến cho TP.HCM có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Không dừng lại ở đó, ngày 25/10/2016 Quốc hội còn quyết định tỷ lệ ngân sách TP.HCM được giữ lại giảm từ 23% xuống còn 18% giai đoạn 2017- 2020[33]; (ii) Trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, hầu hết các dự án lớn đều phải vay vốn tín dụng hoặc nhận viện trợ có hoàn lại của các quốc gia hoặc định chế tài chính nước ngoài, chi đầu tư phát triển trong cơ cấu chi của thành phố rất thấp, chỉ chiếm gần 33% (khoản chủ yếu còn lại là đi vay).

Thứ ba, nếu không tính khách vãng lai (khoảng hơn 2 triệu người) và con số thống kê là chính xác thì vào cuối năm 2014 TP.HCM có 8 triệu dân. Như vậy, tỷ lệ đầu tư công trên một người dân vào năm 2014 chỉ ở vào khoảng 1,81 triệu đồng/1 người/1 năm. Chúng tôi cho rằng, đây là một con số quá thấp. Trong tình cảnh như thế khó có thể nói đến sự thay đổi một cách căn bản kết cấu hạ tầng của TP.HCM, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông (cần phải đợi cho đến khi dự án đường sắt đô thị hoàn thành mới có khả năng có sự thay đổi lớn). Tình trạng kẹt xe và ngập nước có khả năng không thể giải quyết được trong khoảng một thập kỷ tới. Chúng tôi cho rằng đây cũng là điều rất đáng quan tâm. Quan tâm không chỉ về tỷ lề điều tiết ngân sách về trung ương mà còn là vấn đề phân bổ ngân sách bình quân trên một người dân để đảm bảo tính công bằng cho các đơn vị hành chính, đồng thời có tính đến tiềm năng của các đơn vị hành chính này. Có vẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư công tại tp HCM (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)