Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 63 - 86)

khẩu lao động của nƣớc CHDCND Lào

2.3.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về xuất khẩu lao động

Điều 4 của Nghị định số 68/TTg về về khuyến khích xuất khẩu lao động làm việc tại nước ngoài, ngày 28-05 năm 2002 do Chính phủ nƣớc CHDCND Lào ban hành quy định chính sách của nhà nƣớc về ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài nhƣ sau: “Nhà nƣớc tạo điều kiện và khuyến khích lao động Lào sang làm việc tại nƣớc ngoài bằng nhiều hình thức: Xây dựng chính sách, cung cấp thông tin và điều kiện cần thiết nhằm nâng cao tay nghề và đời sống của công dân Lào” [44, tr.2].

Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội đƣợc Chính Phủ giao chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện một số chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động XKLĐ, thúc đẩy phát triển chung tất cả các thị trƣờng, cụ thể:

2.3.1.1. Chính sách dạy nghề cho lao động làm việc tại nước ngoài

Dạy nghề, ngoại ngữ, bồi dƣỡng kiến thức cần thiết cho ngƣời lao động nhằm tạo nguồn lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài có trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và kiến thức cần thiết khác phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng lao động. Giai đoạn 2015-2020 một số đề án cụ thể đã đƣợc triển khai:

Đề án “Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài đến năm 2020”; Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo tăng cƣờng công tác XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015-2020”;

Dự án “Hỗ trợ đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài làm việc tăng thu nhập tại một số tỉnh của nƣớc CHDCND Lào”;

Đề án “Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài đến năm 2020” nhằm phát triển nguồn lao động đáp ứng yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu ngành cho TTLĐ nƣớc ngoài, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống NLĐ. Đây là Đề án đầu tiên của Nhà nƣớc trực tiếp đầu tƣ cho công tác đào tạo nguồn lao động dành riêng cho XKLĐ. Đề án đã đƣa ra một số giải pháp nổi bật nhƣ: đổi mới cơ chế, chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ cho đào tạo và cung ứng lao động kỹ thuật cho XKLĐ; xây dựng các chính sách ƣu đãi về thuế sử dụng đất, về tín dụng cho các cơ sở đào tạo tay nghề cho LĐXK; phát triển mạng lƣới cơ sở đào tạo cho NLĐ đi làm việc ở nƣớc ngoài; Nhà nƣớc dành riêng một số chỉ tiêu đào tạo nghề đƣợc ngân sách đảm bảo hàng năm để đặt hàng cho các cơ sở dạy nghề đào tạo XKLĐ… Đề án đã phản ánh sự thay đổi trong nhận thức của các cơ quan Nhà nƣớc về XKLĐ, đã thực sự coi XKLĐ là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng cần có chính sách đầu tƣ riêng chứ không chỉ lồng ghép trong các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội khác. Đặc biệt là giải pháp cụ thể về việc một số chỉ tiêu dạy nghề đƣợc ngân sách đảm bảo hàng năm thông qua hình thức đặt hàng phục vụ cho các đơn hàng đã có của các doanh nghiệp. Vì vậy, lao động đƣợc tập trung vào thực hành kỹ năng theo yêu cầu của đơn hàng và đƣợc giảm bớt nội dung chƣơng trình học lý thuyết. Việc này đã phát huy hiệu quả rất cao vì học viên đƣợc đào tạo sát nhu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động.

Đề án đã cho thấy quyết tâm Nhà nƣớc nâng cao chất lƣợng cho nguồn lao động nhằm từng bƣớc đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động quốc tế. Đề án đã phản ánh sự thay đổi trong nhận thức của cơ quan Nhà nƣớc về xuất khẩu lao động, đã thực sự coi xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng cần có chính sách đầu tƣ riêng chứ không chỉ kết hợp, lồng ghép trong các chƣơng trình phát triển - kinh tế xã hội khác. Tuy nhiên bên cạnh nội dung đề án khá đầy đủ và toàn diện thì các giải pháp thực hiện còn

mang tính chủ trƣơng, định hƣớng, chƣa có chính sách cụ thể đi kèm. Theo đền án này, Cục Quản lý lao động đứng ra tổ chức đặt hàng các cơ sở đào tạo nghề một số chỉ tiêu đƣợc Nhà nƣớc cấp kinh phí theo chƣơng trình đào tạo riêng nhằm phục vụ cho các đơn hàng đã có các doanh nghiệp (chủ yếu thị trƣờng Thái Lan). Hiện nay đầu vào của chƣơng trình phần lớn là lao động chƣa qua đào tạo nghề, sau quá trình đào tạo nhƣ vậy thì kỹ năng nghề họ cơ bản đạt yêu cầu nhƣng khả năng ngoại ngữ còn hạn chế, chƣa đƣợc rèn luyện ý thức kỷ luật điều đó đòi hỏi một chƣơng trình xây dựng đƣợc các nền tảng cơ bản nhất cả kỹ năng và kiến thức để đội ngũ lao động xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của các thị trƣờng khó tính.

Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015-2020” nhằm mục tiêu tăng cƣờng giải quyết việc làm thông qua XKLĐ đối với huyện nghèo của cả nƣớc. Các chính sách hỗ trợ gồm hỗ trợ NLĐ học bổ túc văn hóa, học nghề, ngoại ngữ, bồi dƣỡng kiến thức cần thiết để tham gia XKLĐ; cho NLĐ vay tín dụng ƣu đãi với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tƣợng chính sách đi XKLĐ; các cơ sở dạy nghề cho XKLĐ cũng sẽ đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi để đầu tƣ tăng quy mô đào tạo. Trong đó, NLĐ thuộc hộ nghèo, ngƣời dân tộc thiểu số sẽ đƣợc hỗ trợ 100% học phí học nghề, ngoại ngữ và bồi dƣỡng kiến thức. Còn lại các đối tƣợng khác thuộc huyện nghèo đƣợc hỗ trợ 50% học phí trên. Bên cạnh đó, nếu NLĐ có thời gian làm việc thực tế dƣới 12 tháng phải về nƣớc sẽ đƣợc hỗ trợ bằng 1 lƣợt vé máy bay khi gặp một trong các lý do: sức khỏe không phù hợp với yêu cầu công việc; chủ sử dụng lao động gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh nên NLĐ bị mất việc làm; chủ sử dụng lao động đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động. Thực tiễn quá trình triển khai do chƣơng trình liên quan tới nhiều cơ quan (Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội, Bộ Giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phƣơng) nên sự phối hợp giữa các cơ quan còn chƣa đƣợc tốt

nên phạm vi triển khai chƣa bao phủ hết các huyện nghèo. Mặt khác ngƣời lao động tại các huyện nghèo thƣờng không quen sống xa nhà, khó thích nghi với môi trƣờng sống tập trung, cƣờng độ làm việc cao nên nhiều ngƣời sau khi đào tạo đã bỏ dở gây nên lãng phí đầu tƣ.

Tại hội nghị quản lý lao động thƣờng niên 2015 giữa Lào và Thái Lan đã diễn ra tại BangKok, Thái Lan trong các ngày 20-22/2/2015, hai bên đã thống nhất thực hiện các nội dung của biên bản ghi nhớ giai đoạn 2015-2020, trong đó Thái Lan sẽ tiếp nhận khoảng 10.000 ngƣời lao động Lào bao gồm cả nhà nƣớc và tƣ nhân. Chuyển đổi lao động Lào có giấy phép chứng minh danh tính CI làm việc tại Thái Lan đƣợc thay đổi tƣ cách sang dạng lao động Lào làm việc tại Thái Lan theo phạm vi biên bản ghi nhớ trên đến thời hạn trƣớc ngày 30/3/2020. Ngay sau đó Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội đƣợc Chính Phủ nƣớc CHDCND Lào giao chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng đề án xuất khẩu lao động sang Thái Lan giai đoạn 2015- 2020 vì đối với nƣớc CHDCND Lào Thái Lan là nƣớc tiếp nhận nhiều lao động của Lào sang làm việc. Nội dung cụ thể của đề án đã nêu rõ những điều kiện lao động khi đi làm việc tại Thái Lan, các quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi lao động, những điều cấm đối với lao động, chế độ lƣơng, bảo hiểm. Đặc biệt đề án ƣu tiên cho những lao động có thu nhập thấp, có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động.

2.3.1.2. Chính sách hỗ trợ về tài chính

NLĐ đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ về tài chính nhƣ vay vốn để đi XKLĐ với lãi suất ƣu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội khi đối tƣợng vay vốn thuộc gia đình chính sách, mức lãi suất vay thấp nhất (từ 0% - 0,6%/năm), mức cho vay tối đa là 10.000 LAK (Kíp Lào) và không phải thế chấp tài sản.

Đối với ngân hàng thƣơng mại: NLĐ không thuộc diện đối tƣợng chính sách đƣợc vay vốn tại ngân hàng thƣơng mại theo cơ chế cho vay thông

thƣờng. Điều kiện cho vay là NLĐ phải có hợp đồng đi lao động nƣớc ngoài và đáp ứng các điều kiện vay vốn theo cơ chế tín dụng thƣơng mại. Mức vay vốn thấp nhất bằng 60% chi phí đi làm việc ở nƣớc ngoài, cao nhất là 100%, trong đó NLĐ phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật.

Một số ngân hàng cho vay không thế chấp tối đa 8.000 LAK (Kíp Lào) nhằm tạo điều kiện cho những NLĐ khó khăn.

Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ NLĐ tham gia XKLĐ đã góp phần giúp nhiều lao động nghèo có cơ hội đi XKLĐ, tuy nhiên mức cho vay hiện nay còn thấp khoảng 8.000 LAK (Kíp Lào) chỉ đủ một phần trong tổng số kinh phí mà họ phải chi trả nên NLĐ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

2.3.1.3. Chính sách phát triển thị trường

Để phát triển thị trƣờng XKLĐ, Nhà nƣớc luôn quan tâm đến vấn đề hợp tác quốc tế, đàm phán, ký kết các thỏa thuận quốc tế, điều ƣớc quốc tế song phƣơng và đa phƣơng về vấn đề XKLĐ. Nhà nƣớc hỗ trợ cho các doanh nghiệp về thông tin, tài chính, kết cấu hạ tầng của TTLĐ, thực hiện khảo sát TTLĐ và tăng cƣờng công tác tuyên truyền về các thị trƣờng NKLĐ mới.

Hiện nay, Lào là thành viên của các tổ chức quốc tế sau: Cơ quan Hợp tác Văn hóa và Kỹ thuật (ACCT), ASEAN, Khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn khu vực ASEAN, Ngân hàng phát triển châu Á, Kế hoạch Colombo, Ủy ban kinh tế và xã hội châu Á và Thái Bình Dƣơng (ESCAP), Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp (FAO), Nhóm 77, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (Ngân hàng Thế giới), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lƣỡi liềm đỏ Quốc tế, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Intelsat (ngƣời dùng không chuyên trách) và Interpol.

Lào cũng là thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), Tập đoàn Mekong, Phong trào không liên kết (NAM), Liên minh Thái Bình Dƣơng (với tƣ cách quan sát viên), Tòa án trọng tài thƣờng trực (PCA), Liên hợp quốc, Công ƣớc Liên hợp quốc về Thƣơng mại và Phát triển (UNCTAD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Liên minh Bƣu chính Thế giới (UPU), Liên đoàn Công đoàn Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổ chức khí tƣợng thế giới (WMO), Tổ chức du lịch thế giới, Tổ chức thƣơng mại thế giới (quan sát viên).

Ngày 31/12/2015, Lào chính thức tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN góp phần tạo ra nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức trong lĩnh vực XKLĐ nói riêng và các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội nói chung. với đó, thị trƣờng Lào cũng sẽ “mở cửa” để đón nhận nguồn lao động chất lƣợng. Việc tham gia cộng đồng kinh tế này cũng chính là nền tảng ký kết các hợp đồng đƣa ngƣời lao động Lào sang các nƣớc trong khu vực ASEAN.

Đặc biệt: Hàn Quốc và Lào đã thiết lập quan hệ ngoại giao lần đầu vào năm 1974 nhƣng bị gián đoạn vào năm 1975, do Lào thay đổi mô hình nhà nƣớc theo chủ nghĩa cộng sản. Sau đó, hai nƣớc đã nối lại quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Đây cũng chính là thị trƣờng tiềm năng để đƣa lao động Lào sang làm việc.

Những hoạt động kinh tế đối ngoại này đã đóng góp tích cực vào việc mở rộng và đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu, tăng cƣờng thu hút đầu tƣ, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), thu hút khách du lịch, đấu tranh chống những hành động gian lận thƣơng mại, áp đặt các rào cản thƣơng mại làm tổn hại tới lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và nhà nƣớc

Hiệp định hợp tác lao động giữa Chính phủ Việt Nam và Lào, Thỏa thuận hợp tác về lao động và phúc lợi giữa Bộ Lao động và Thƣơng binh Xã hội Việt Nam với Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội Lào (7/2013).

2.3.1.4. Chính sách hỗ trợ rủi ro

Cùng với cơ chế ƣu đãi để khuyến khích lao động ở các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho những ngƣời lao động gặp rủi ro khi làm việc ở nƣớc ngoài.

Có thể kể hai đợt đƣa ngƣời lao động ở Thái Lan về nƣớc năm 2015 và 2016 do những bất ổn về chính trị tại quốc gia này khiến hơn 5000 nghìn ngƣời lao động Lào tại nƣớc này trong năm 2015 phải về nƣớc trƣớc thời hạn. Đồng nghĩa, những khoản tiền mà NLĐ vay để đi XKLĐ khó có nguồn để trả. Gần đây nhất, trong khủng hoảng do đại dịch Covid-19, NLĐ đang làm việc tại các quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch Covid-19 đều bị ảnh hƣởng do doanh nghiệp đóng cửa. Đa số họ đều có nguyện vọng ở lại nƣớc sở tại, chỉ có gần năm nghìn ngƣời về nƣớc. Cũng nhƣ lao động trong nƣớc, NLĐ Lào đang làm việc ở nƣớc ngoài cũng bị giãn việc, mất việc.

Đối với NLĐ làm việc ở nƣớc ngoài phải về nƣớc vì những rủi ro, Chính phủ quy định sẽ hoàn trả các khoản chi phí tiền môi giới, tiền dịch vụ và hỗ trợ từ nguồn kinh phí Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nƣớc. Theo đó, khi về nƣớc trƣớc thời hạn vì lý do khách quan, bên môi giới có trách nhiệm hoàn trả lại cho NLĐ một phần tiền môi giới lao động đã nộp theo nguyên tắc: NLĐ làm việc chƣa đủ 50% thời gian theo hợp đồng, đƣợc nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp; NLĐ đã làm việc từ 50% thời gian theo hợp đồng trở lên, sẽ không đƣợc nhận lại tiền môi giới. Trƣờng hợp NLĐ không thể đòi đƣợc của bên môi giới, DN có trách nhiệm hoàn trả cho NLĐ theo nguyên tắc trên và đƣợc hạch toán vào chi phí hợp lý khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật Thuế thu nhập DN. Cơ chế này phần nào tháo gỡ khó khăn về tài chính cho NLĐ làm việc ở nƣớc ngoài phải về nƣớc trƣớc thời hạn. Tuy nhiên, mức hỗ trợ để đƣa NLĐ về nƣớc trong trƣờng hợp gặp rủi ro khách quan hiện nay rất thấp, không đủ chi phí để NLĐ mua vé máy bay về nƣớc.

Hiện tại để giải quyết các tác động của Covid-19, Chính Phủ Lào đã đề ra 10 chính sách để các ngành triển khai thực hiện gồm: (i) miễn thuế thu nhập cho ngƣời lao động có mức lƣơng dƣới 05 triệu Kíp trở xuống và miễn thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc trong 03 tháng (4, 5 và 6); (ii) miễn thuế hải quan, các phí đối với hàng hóa trang thiết bị sử dụng trong việc phòng chống Covid-19; (iii) đƣợc giãn lùi nghĩa vụ thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch trong thời gian 03 tháng, tính từ tháng 4/2020; (iv) gia hạn thời gian báo cáo tài chính và hoạt động thƣờng niên của các doanh nghiệp năm 2019; (v) gia hạn việc thanh toán phí giao thông; (vi) giảm và gia hạn thanh toán tiền điện, nƣớc; (vii) giảm giá sử dụng dịch vụ internet và điện thoại; (viii) giảm lãi suất cơ bản của ngân hàng CHDCND Lào (BOL) và lãi suất tiền gửi bắt buộc đối với ngân hàng thƣơng mại; (ix) ban hành chính sách tín dụng về việc giãn thời gian trả gốc và lãi đối với khách vay; (x) đảm bảo nguồn vốn 200 tỷ Kíp, trƣớc mắt giành 100 tỷ Kíp để hỗ trợ các doanh nghiệp SME thông qua các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 63 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)