Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 86 - 102)

2.4.1. Những kết quả đạt được

Cùng với sự nỗ lực của Đảng và Nhà nƣớc, hoạt động QLNN về XKLĐ của nƣớc CHDCND Lào đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng đƣợc hoàn thiện, phù hợp và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thực tế: Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội đã trình Quốc Hội, Chính phủ và trực tiếp ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thể hiện cụ thể cơ chế, chính sách để thực hiện chủ trƣơng XKLĐ của Đảng và Nhà nƣớc, góp phần tạo hành lang pháp lý tƣơng đối hoàn chỉnh và đồng bộ để quản lý và phát triển hoạt động XKLĐ. Đồng thời, đã phân định đƣợc chức năng QLNN với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp XKLĐ. Bên cạnh đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trƣờng XKLĐ, phát huy quyền chủ động của các doanh nghiệp.

Bƣớc đầu tạo lập đƣợc môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho lao động nƣớc ngoài vào làm việc tại CHDCND Lào. Thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật Lao động nƣớc CHDCND Lào (2013) và ban hành các văn bản hƣớng dẫn triển khai thực hiện đã phần nào hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách đối với việc xuất khẩu lao động Lào đi các quốc gia trên thế giới

Cùng với những thay đổi trong hệ thống pháp luật, Nhà nƣớc CHDCND Lào đang tiến hành những cải cách mạnh mẽ nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về xuất khẩu lao động; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về lao động, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra lao động.

Tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ đƣợc đổi mới toàn diện, hoàn thiện hơn, thống nhất quản lý từ trung ƣơng tới địa phƣơng với sự phân công, phân cấp rõ ràng, cơ bản đồng bộ và khá hoàn chỉnh, nhìn chung đã đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh và hợp tác lành mạnh cho hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc về hoạt động XKLĐ đƣợc tăng cƣờng, phối hợp nhịp nhàng và ngày càng hiệu quả.

Chính sách về XKLĐ góp phần khuyến khích và thúc đẩy hoạt động XKLĐ. Các chính sách về phát triển thị trƣờng, chính sách hỗ trợ rủi ro đối với NLĐ, chính sách hỗ trợ về tài chính và các chính sách khác liên quan đến hoạt động XKLĐ đã góp phần khuyến khích và thúc đẩy hoạt động XKLĐ, đặc biệt là tạo điều kiện cho ngƣời nghèo đi XKLĐ.

Các kế hoạch, đề án về XKLĐ góp phần nhất định về nguồn thu ngoại tệ cho đất nƣớc và thu nhập cho NLĐ, giải quyết vấn đề xã hội. Sau khi đi XKLĐ NLĐ thƣờng tiết kiệm gửi tiền về cho gia đình nhằm nâng cao cuộc sống, xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, NLĐ khi hết hạn hợp đồng về nƣớc cũng có một số vốn trong tay để kinh doanh, buôn bán chăm lo cho gia đình.

Công tác thanh, kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu lao động góp phần phát hiện vi phạm, kịp thời giải quyết những vƣớng mắc, bất cập trong công tác quản lý.

2.4.2. Hạn chế

Quản lý nhà nƣớc về XKLĐ trong những năm qua đã đạt đƣợc những thành tựu đáng trân trọng. Tuy nhiên, trong điều kiện Lào hội nhập ngày càng

sâu vào nền kinh tế toàn cầu thì quản lý nhà nƣớc về XKLĐ ở Lào còn có một số hạn chế nhƣ sau:

Thứ nhất về tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ ở Trung ương thực hiện chức năng nghiên cứu, xúc tiến phát triển thị trường của Cục QLLĐ còn có những hạn chế nhất định, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn của hoạt động XKLĐ trong thời gian qua nhƣ lực lƣợng cán bộ làm công tác quản lý, nghiên cứu, xúc tiến thị trƣờng còn thiếu so với yêu cầu thực tế công việc; tổ chức thực hiện chức năng nghiên cứu, xúc tiến phát triển thị trƣờng bị phân tán ra nhiều bộ phận nên khó phối hợp thống nhất.

Hiện nay hoạt động quản lý lao động nƣớc ngoài tại nƣớc CHDCND Lào do Cục quản lý lao động đảm nhiệm. Tuy nhiên, chức năng nhiệm vụ của Cục quản lý lao động quá lớn không chỉ quản lý lao động nƣớc ngoài mà còn quản lý lao động bản địa làm việc tại tỉnh, lao động bàn địa làm việc ở nƣớc ngoài. Chính vì khối lƣợng công việc quá lớn nên dƣờng nhƣ hoạt động quản lý lao động nƣớc ngoài nhiều khi chƣa tập trung nên một số đề án, dự án chƣa đƣợc triển khai cụ thể trên địa bàn các tỉnh, huyện. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc xây dựng chiến lƣợc cho hoạt động XKLĐ.

Tại các địa phƣơng, hầu hết đều thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để phối hợp chỉ đạo công tác quản lý lao động trên địa bàn nhƣng hoạt động còn mang tính hình thức, chủ yếu chỉ có bộ phận thƣờng trực là hoạt động chính nên chƣa hiệu quả đặc biệt vẫn chú trọng quản lý lao động trong nƣớc.

Thứ hai, chưa có quy hoạch, kế hoạch và chính sách cụ thể để sử dụng các nguồn lực, lợi thế do XKLĐ mang lại. Nguồn lực tài chính từ tài khoản tiền chuyển về nƣớc chƣa có chính sách hƣớng dẫn, tổ chức, huy động và sử dụng vào đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh; do đó, nguồn vốn này bị phân tán, từng hộ gia đình sử dụng phần lớn vào tiêu dùng cuối cùng; kết quả là về nƣớc một thời gian, tiêu hết khoản tiền tích lũy đƣợc, ngƣời lao động lại

hai bàn tay trắng. Nguồn lao động có tay nghề vững, ngoại ngữ khá, kỷ luật lao động cao khi về nƣớc chƣa đƣợc bố trí, sắp xếp, sử dụng đúng ngƣời, đúng việc vào các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nƣớc; đây là lãng phí lớn nhất - lãng phí nhân lực.

Thứ ba, vi phạm pháp luật liên quan đến XKLĐ ở trong nước còn cao. Những quy định của pháp luật không cho phép doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài (cả đầu tƣ trực tiếp và gián tiếp) hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ làm hạn chế khả năng, lợi thế của loại hình doanh nghiệp này đối với XKLĐ.

Tình trạng lừa đảo trong XKLĐ của các tổ chức và cá nhân không có chức năng XKLĐ có xu hƣớng gia tăng. Ngoài vấn đề lao động bỏ trốn và cƣ trú bất hợp pháp tại các nƣớc tiếp nhận lao động, hoạt động XKLĐ sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan trong thời gian qua vẫn có những rủi ro, phát sinh các tiêu cực nhƣ hoạt động lừa đảo ngƣời lao động đi XKLĐ, lao động phải về nƣớc sớm, lao động bị lạm dụng, bị phân biệt đối xử. Tình trạng này không chỉ gây tổn thất về kinh tế cho ngƣời lao động và các doanh nghiệp tham gia mà còn làm mất niềm tin, gây tâm lý e ngại đối với ngƣời lao động về XKLĐ. Trong mối quan hệ hợp tác lao động quốc tế, các tiêu cực, rủi ro này còn làm mất uy tín của Lào trong hoạt động xuất khẩu lao động. Các quy định của pháp luật nƣớc tiếp nhận lao động về tiền lƣơng, điều kiện làm việc, thời gian nghỉ ngơi, chế độ bảo hiểm, chi phí môi giới lao động chƣa đƣợc cập nhật, nghiên cứu kỹ lƣỡng và chuyển tải thƣờng xuyên đến doanh nghiệp, cá nhân và cơ quan kiểm tra giám sát. Điều đó dẫn tới tình trạng quyền lợi của ngƣời lao động ở nƣớc ngoài bị vi phạm, lao động đình công ở nƣớc ngoài hoặc phải về nƣớc trƣớc hạn do tranh chấp tiền lƣơng, điều kiện làm việc, điều kiện sinh hoạt vẫn xảy ra ở nhiều nƣớc.

Thứ tư, quản lý lao động ở nước ngoài còn nhiều bất cập, yếu kém. Bộ máy, nhân sự và chi phí hoạt động của các Ban quản lý lao động Lào ở nƣớc ngoài chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự gia tăng nhanh số lao động Lào trên

các thị trƣờng, nên thƣờng bị động, lúng túng trong việc giải quyết các vụ việc của ngƣời lao động ở nƣớc ngoài. Tỷ lệ lao động hoàn thành hợp đồng về nƣớc không cao. Theo ƣớc tính của Cục Quản lý lao động , tính chung cho tất cả lao động xuất khẩu tỷ lệ này chỉ đạt 60 - 65%. Lao động Lào ở nƣớc ngoài chƣa đƣợc tập hợp, sinh hoạt dƣới các hình thức thích hợp để tự tƣơng trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn.

Thứ năm, công tác thanh, kiểm tra chưa thường xuyên, chưa tập trung vào những lĩnh vực, công việc cụ thể nên dễ phát sinh tiêu cực. Cốt lõi của công tác thanh tra, kiểm tra là phát hiện và ngăn ngừa các vi phạm về tài chính. Những năm qua, việc kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm các quy định về các khoản thu của ngƣời lao động nhƣ; phí môi giới, tiền vé máy bay và các phí khác của ngƣời lao động; các quyền lợi của ngƣời lao động về mức lƣơng và điều kiện làm việc của ngƣời lao động chƣa thực hiện thƣờng xuyên và kiên quyết. Việc xử lý vi phạm của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý lao động ở nƣớc ngoài chƣa đủ mạnh, đủ răn đe tiến tới chấm dứt tình trạng vi phạm pháp luật.

Việc tổ chức quản lý trong nƣớc còn lỏng lẻo, thiếu sự phối hợp kiểm tra, kiểm soát giữa các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan chủ quản nên chƣa xử lý triệt để các hiện tƣợng cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành đối tác bằng cách phá giá giữa các doanh nghiệp ta đã làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của cá nhân NLĐ, vẫn còn tình trạng NLĐ phải chịu các chi phí cao, không hợp lý, thậm chí xảy ra các hiện tƣợng lừa đảo chƣa đƣợc xử lý kịp thời. Một số Bộ, ngành chủ quản chƣa quan tâm đầu tƣ thích đáng cho công tác quản lý XKLĐ của ngành mình, thiếu kiểm tra, giám sát nên còn một số doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Chƣa có sự phối hợp quản lý giữa các Bộ, ngành; chủ quản có liên quan nên vẫn còn nhiều cơ sở, nhiều đơn vị làm XKLĐ trong một doanh nghiệp XKLĐ nhƣng bản thân ngành, địa phƣơng hay doanh nghiệp đó cũng không quản lý đƣợc, để xảy ra các vi phạm hoặc hoạt động kém hiệu quả.

Công tác QLNN về XKLĐ chƣa kịp thời rút ra những kinh nghiệm và những hạn chế của chính sách và pháp luật về XKLĐ để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ sáu,công tác nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động xuất khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu của chủ sử dụng lao động ở các nước.

Công tác nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động xuất khẩu mới chỉ dừng lại ở việc phổ biến kiến thức cơ bản cho lao động. Tham gia xuất khẩu lao động thì chất lƣợng lao động thấp là một điểm bất lợi trong cạnh tranh XKLĐ của Lào, nhất là ở khu vực Châu Á, nơi tập trung nhiều quốc gia XKLĐ truyền thống trong khu vực. Mặc dù có lợi thế về tính cần cù, chịu khó siêng năng, nắm bắt kỹ thuật nhanh, nhƣng lao động Lào vẫn còn nhiều điểm yếu, nhất là trình độ ngoại ngữ kém và chƣa có tác phong lao động công nghiệp. Trình độ ngoại ngữ kém và thiếu tác phong lao động công nghiệp là nguyên nhân gây lên bất đồng trong quan hệ chủ thợ, thiếu hiểu biết lẫn nhau, đồng thời làm giảm khả năng tự tin, tham gia vào các hoạt động của cộng đồng của ngƣời lao động, từ đó làm giảm hiệu quả lao động, tạo tâm lý e ngại đối với chủ sử dụng trong việc tuyển dụng lao động Lào. Hiện nay, nhu cầu lao động kỹ thuật chất lƣợng cao, đặc biệt là kỹ sƣ ngành công nghệ thông tin ở Nhật Bản và Hàn Quốc rất lớn, nhƣng nguồn lao động Lào lại chƣa đáp ứng đƣợc, không chỉ thiếu về số lƣợng mà còn yếu về trình độ chuyên môn. Tỷ lệ LĐXK đƣợc đào tạo nghề ở mức thấp cũng là yếu tố làm giảm chất lƣợng LĐXK của Lào ở các thị trƣờng này. Trình độ tay nghề thấp, khả năng ngoại ngữ kém làm cho XKLĐ của Lào chỉ hƣớng phần lớn vào xuất khẩu lao động phổ thông, làm công việc đơn giản, tại Thái Lan đa số lao động Lào làm việc trong lĩnh vực ngƣ nghiệp, nông nghiệp.

Thứ bảy, chưa quan tâm đầy đủ các vấn đề "hậu XKLĐ", đặc biệt là khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của NLĐ gửi về nước và nguồn lao động sau khi hồi hương. Từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc

cũng nhƣ sự tham gia của các đối xã hội khác (doanh nghiệp XKLĐ, hệ thống dịch vụ việc làm, chính quyền địa phƣơng...) trong việc hỗ trợ NLĐ tái hòa nhập cộng đồng và thị trƣờng việc làm còn rất thiếu và yếu. NLĐ sau khi về nƣớc và tìm kiếm việc làm chủ yếu là nhờ tự bản thân chính họ hoặc sự trợ giúp từ gia đình, ngƣời thân, bạn bè nên tỷ lệ lao động chuyển dịch đƣợc việc làm còn chƣa thực sự cao, mức độ lãng phí nguồn lực lao động lớn do không tận dụng đƣợc hết những kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm làm việc mà họ đã tích lũy đƣợc trong quá trình làm việc ở nƣớc ngoài.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Những hạn chế, yếu kém nêu trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Một là, trong tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về hoạt động xuất khẩu lao động chƣa có Cục quản lý lao động nƣớc ngoài mà hiện tại việc quản lý lao động nƣớc ngoài do Cục quản lý lao động đảm nhiệm. Khối lƣợng công việc quá nhiều dẫn đến hiệu quả hoạt động chƣa đƣợc cao, việc tham mƣu xây dựng chƣơng trình, kế hoạch cho ngƣời đi xuất khẩu còn hạn chế. Tại địa phƣơng chƣa thực sự chú trọng và còn bị động trong công tác bồi dƣỡng các lao động xuất khẩu.

Hai là, trình độ, nhận thức của đội ngũ cán bộ công chức còn một số hạn chế dẫn đến tình trạng hệ thống luật pháp đƣợc xây dựng chƣa bao quát đƣợc hết, đôi khi văn bản chƣa có hiệu lực đã phải đính chính, sửa đổi, bổ sung trong khi luật pháp là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng nhất của nhà nƣớc. Khi có một hệ thống luật pháp đầy đủ, việc QLNN sẽ đơn giản và dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp XKLĐ ở nƣớc ta chƣa đủ lực cả về con ngƣời và vốn để khai thác các thị trƣờng mới mà chủ yếu tập trung vào các thị trƣờng truyền thống. Các doanh nghiệp XKLĐ chƣa xây dựng kế hoạch tạo nguồn lao động để đáp ứng đƣợc yêu cầu khác nhau của TTLĐ, chủ yếu dựa vào

nguồn lao động sẵn có trên thị trƣờng. Công tác đào tạo và chuẩn bị nguồn LĐXK nhƣ đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hƣớng còn tự phát, manh mún chƣa đƣợc coi trọng đầu tƣ đúng mức

Ba là, nhận thức của ngƣời tham gia xuất khẩu lao động còn hạn chế.

LĐXK của Lào phần lớn xuất thân từ nông thôn còn nhiều hạn chế trong việc nhận thức về hoạt động XKLĐ.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tƣợng lao động bỏ trốn, cƣ trú bất hợp pháp, phải về nƣớc sớm... Ngƣời lao động tham gia XKLĐ chƣa nhận thức rõ về bản chất của hoạt động XKLĐ, về quan hệ giữa ngƣời tiếp nhận lao động và ngƣời LĐXK, quan hệ giữa ngƣời chủ sử dụng lao động và ngƣời lao động làm thuê trong cơ chế thị trƣờng, nhất là ở các nƣớc tƣ bản phát triển. Do đó chƣa định hƣớng đƣợc rõ ràng khi tham gia XKLĐ, tìm cách đi XKLĐ nhằm mục đích kiếm đƣợc nhiều tiền, chỉ chú ý đến các lợi ích cá nhân, các khoản tiền mà ngƣời chủ sử dụng lao động trả, bất kể đó là lao động bất hợp pháp, không cân nhắc tới các lợi ích của cộng đồng, đất nƣớc. Sự nhận thức hạn chế này cùng với tác động của tâm lý sợ về nƣớc không có việc làm, thu nhập và do ảnh hƣởng của tác phong lao động tự do của nền sản xuất nông nghiệp, không nắm vững pháp luật của nƣớc sở tại là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 86 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)