7. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra
Từ kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư công tại một số tỉnh thành, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về đầu tư công, cụ thể:
Thứ nhất, cần phải nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc trong quản lý nhà nước về
đầu tư công đã được đề cập tại 1.2.2 để hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư đảm bảo được hiệu quả như mong muốn;
Thứ hai, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xây dựng, ban hành và thực hiện
các chính sách về đầu tư công một cách đồng bộ để có thể quản lý đầu tư công một cách hiệu quả. Trong đó, việc đầu tiên cần làm là ban hành và thường xuyên rà soát, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng và hợp lý cho hoạt động đầu tư công tại phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia và của mỗi địa phương;
Thứ ba, khi ngân sách cho đầu tư công hạn chế trong bối cảnh nhu cầu đầu tư công
phạm vi quốc gia, cũng như trên phạm vi của từng địa phương; xác định cấp thiết, đánh giá tác động và hiệu quả mang lại của các dự án sau khi hoàn thành đối với sự phát triển của địa phương và cả nước; tránh tình trạng dàn trải, gây nên tình trạng lãng phí nguồn lực và làm suy giảm hiệu quả của các dự án đầu tư công.
Thứ tư, cần quan tâm đầu tư cho công tác xây dựng các kế hoạch đầu tư công trung
hạn và dài hạn nhằm đảm bảo các mục tiêu của kế hoạch đầu tư công là: (i) Cải thiện hoạt động quản lý kinh tế, bảo đảm rằng các chiến lược kinh tế vĩ mô được chuyển hóa vào các chương trình và dự án cụ thể; (ii) Cải thiện hoạt động điều phối các nguồn lực, bảo đảm cho các lĩnh vực ưu tiên được đầu tư; (iii) Tăng cường năng lực của chính quyền trong hoạt động đàm phán với các nhà đầu tư; (iv) Hỗ trợ công tác quản lý tài chính công bằng việc cân đối các cam kết và nguồn lực trong những giai đoạn phát triển nhất định; (v) Tăng cường năng lực thực thi dự án bằng việc cung cấp khuôn khổ cần thiết cho các hoạt động chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và giám sát đầu tư.
Thứ năm, khi đạt được nhiều chuyển biến về kinh tế thì lĩnh vực và hoạt động đầu
tư công cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, ngoài việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông, năng lượng...) thì cần quan tâm chú trọng đầu tư vào hạ tầng xã hội (giáo dục và y tế) góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và vốn con người nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong Chương 1 luận văn đã tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, đềcập và phân tích khái niệm đầu tư công; phân tích các hình thức đầu tư công; xác định các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư công; phân tích các lĩnh vực đầu tư công; xác định vai trò của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Thứ hai, đề cập và phân tích khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư công; phân tích các nguyên tắc quản lý nhà nước về đầu tư công; xác định các chủ thể quản lý nhà nước về đầu tư công; xác định và phân tích các nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công: (i) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công; (ii) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công; (iii) Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; (iv) Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch đầu tư công; (v) Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công; (vi) Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trọng hoạt động đầu tư công; (vii) Hợp tác quốc tề về đầu tư công.
Thứ ba, đề cập và phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nước về đầu tư công của một số địa phương, từ đó rút ra năm bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về đầu tư công.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẦU TƢ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH