7. Kết cấu của luận văn
1.2. Sự cần thiết quản lý nhà nƣớc đối với các tổ chức phi chính phủ nƣớc
phủ nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam
1.2.1. Đảm bảo các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động theo đúng định hướng và pháp luật
Cùng với việc thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa và đa phƣơng hóa các mối quan hệ, số lƣợng các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam ngày càng tăng lên. Có thể thấy quan hệ với cộng đồng PCPNN đang trở thành một bộ phận quan trọng trong tổng thể quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Các tổ chức PCPNN đã và đang góp phần không nhỏ cùng nhà nƣớc khắc phục các tác động tiêu cực của quá trình phát triển. Chính vì lẽ đó, cũng nhƣ các lĩnh vực khác, nó tất yếu cần có sự QLNN. Có thể nói QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN là điều hết sức cần thiết, hƣớng hoạt động của các tổ chức này vào mục tiêu phát triển của đất nƣớc.
Mục đích của QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN là nhằm hƣớng dẫn các tổ chức này hoạt động phù hợp với định hƣớng của Việt Nam, phù hợp với những yêu cầu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của công cuộc đổi mới và phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. QLNN cũng là để đảm bảo cho các tổ chức PCPNN hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và những chính sách hiện hành của Việt Nam, đồng thời không trái với pháp luật quốc tế.
1.2.2. Phát huy mặt tích cực của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
kiện thuận lợi cho các tổ chức PCPNN hoạt động và phát huy những tác dụng tích cực của mình và qua đó thu hút tối đa mọi nguồn lực đóng góp cho sự phát triển KT-XH của Việt Nam.
Là một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua nhiều năm bị chiến tranh tàn phá, thƣờng xuyên bị thiên tai đe dọa, cuộc sống của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc để đạt đƣợc mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trong sự nghiệp to lớn và nặng nề này, chúng ta luôn cần huy động và tranh thủ sự giúp đỡ quí báu, có hiệu quả của Chính phủ các nƣớc và các tổ chức quốc tế trong đó có cả các tổ chức PCPNN.
Quản lý nhà nƣớc còn nhằm mục đích khai thác có hiệu quả nguồn viện trợ của các tổ chức PCPNN. Sự hỗ trợ của các tổ chức PCPNN tuy không lớn so với các nguồn viện trợ khác nhƣ viện trợ ODA, song cũng là một nguồn lực quan trọng giúp nhà nƣớc tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn khôi phục, xây dựng kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nhìn chung, nguồn viện trợ này có tác dụng thiết thực đối với nhiều ngành, địa phƣơng và cơ sở, là một nguồn bổ sung đáng kể cho ngân sách quốc gia. Do đó nó có một ý nghĩa nhất định đối với nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là khi nguồn viện trợ này đƣợc tập trung cho các vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai.
Quản lý nhà nƣớc còn nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức PCPNN trong công tác đối ngoại nhân dân. Trên thế giới hiện nay các tổ chức PCP ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng. Các tổ chức PCP đƣợc xem nhƣ cầu nối trong quan hệ giữa các nƣớc phát triển và các nƣớc đang phát triển. Chính phủ nhiều nƣớc trong số các quốc gia tài trợ ngày càng quan tâm, sử dụng các cơ chế tham vấn, lấy ý kiến của các tổ chức PCP trong việc xây dựng, hoạch định chính sách, tăng cƣờng sử dụng tổ chức PCP vào việc triển khai viện trợ
cũng nhƣ trong thực hiện chính sách đối ngọai của mình. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều tổ chức PCPNN, trong đó có nhiều tổ chức PCP quốc tế có sức mạnh kinh tế và tầm ảnh hƣởng lớn vào hoạt động tại Việt Nam, thì lại càng cần phải có sự QLNN để từ đó tranh thủ, tác động để các tổ chức PCPNN này sẽ có đóng góp tích cực trong việc làm cho nhân dân thế giới hiểu biết hơn về Việt Nam; ủng hộ Việt Nam nhiều hơn cả về về kinh tế, chính trị lẫn đối ngoại và chống lại những luận điệu sai lệch bên ngoài về các vấn đề nhƣ: Nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo, tín ngƣỡng. Qua đó, ngày càng nâng cao vị trí của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
1.2.3. Hạn chế tác động chưa tích cực của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Do những đặc thù riêng, hoạt động của các tổ chức PCPNN cũng rất cần có sự quan tâm đặc biệt và quản lý sâu sát của nhà nƣớc và chính quyền các cấp bởi đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm, liên quan nhiều đến ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng của quốc gia. Nếu không có sự quản lý chặt chẽ sẽ không loại trừ những tác động xấu cũng nhƣ không thể phát huy đƣợc hiệu quả của hoạt động này.
Quản lý nhà nƣớc về hoạt động của các tổ chức PCPNN nhằm bảo vệ lợi ích dân tộc, độc lập chủ quyền, bí mật quốc gia; ngăn ngừa rò rỉ thông tin và ngăn ngừa phòng chống sự xâm nhập của các yếu tố độc hại từ bên ngoài.
Quản lý nhà nƣớc còn nhằm ngăn chặn, hạn chế các tác động tiêu cực trong hoạt động của các tổ chức PCPNN. Đó là:
- Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển và viện trợ nhân đạo, có một số tổ chức PCPNN lại chú trọng đến các hoạt động nhằm các mục đích khác nhƣ: Tuyên truyền lối sống, tƣ tƣởng phƣơng Tây; tìm cách tác động đến quá trình cải cách hành chính, cải cách thể chế, xây dựng pháp luật, chính sách của Việt Nam; thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các tổ chức phi chính phủ
Việt Nam hay các tổ chức xã hội dân sự hoạt động độc lập tách khỏi sự quản lý của nhà nƣớc. Các hoạt động đó đã gây ra ảnh hƣởng phức tạp tại địa phƣơng. Nhất là ở những nơi thiếu sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phƣơng hoặc ở những nơi chính quyền chƣa đủ mạnh.
- Nhiều tổ chức PCPNN đang mất dần tính chất phi chính phủ thực sự của mình. Trên đà phát triển ngày càng có nhiều tổ chức PCPNN lệ thuộc về tài chính vào các cơ quan của chính phủ nên các tổ chức này thƣờng bị tác động bởi ý đồ của cơ quan tài trợ. Hoạt động của tổ chức PCPNN thƣờng nhằm vào các đối tƣợng và mục đích nhất định chứ không còn đơn thuần mang tính chất từ thiện nhƣ ban đầu. Chẳng hạn nhƣ có một số tổ chức lợi dụng việc thực hiện các hoạt động dự án của mình để khảo sát lấy thông tin của Việt Nam qua đó có những thông tin sai lệch một chiều bất lợi cho Việt Nam. Có thể thấy đây là thủ đoạn quen thuộc mà các nƣớc tƣ bản đã áp dụng với nhiều nƣớc trên thế giới.
- Ngày càng có nhiều tổ chức có gắn bó với các hệ phái tôn giáo lớn, có nguồn gốc tôn giáo hoặc nhận nguồn tài trợ từ các tổ chức tôn giáo đến hoạt
động tại Việt Nam. Trong quá trình hoạt động nhiều tổ chức trong số này luôn quan tâm và có ý định gây ảnh hƣởng về tôn giáo, thậm chí có cả những hành động kích động tƣ tƣởng dân tộc hẹp hòi hay tƣ tƣởng tự do tôn giáo theo kiểu phƣơng Tây.
Tóm lại, PCPNN đang là lĩnh vực có những bƣớc tiến nhanh, do đó càng cần có sự quan tâm chú ý và QLNN. QLNN sẽ tạo điều kiện thuận lợi hƣớng dẫn các tổ chức PCPNN đi đúng hƣớng, phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam; tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của họ trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ phát triển KT-XH của nƣớc ta. Bên cạnh đó, hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam rất phức tạp và ẩn chứa những yếu tố có thể gây ra tác động tiêu cực đến an ninh, chính trị, văn hóa, tƣ tƣởng. Vì vậy, việc
QLNN là điều tất yếu và ngày càng trở nên cần thiết đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam hiện nay. Thông qua việc quản lý giúp Việt Nam khuyến khích phát huy những ƣu điểm và kịp thời ngăn chặn, nhắc nhở những sai phạm của các tổ chức PCPNN.
1.3. Nội dung quản lí nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
1.3.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp qui đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Để thực hiện tốt việc QLNN của mình, nhà nƣớc cần phải sử dụng rất nhiều công cụ quản lý nhƣ chính sách, pháp luật, bộ máy, tài sản công. Có thể thấy các nội dung đầu tiên của việc QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN chính là xây dựng và ban hành các chính sách, các văn bản pháp luật về QLNN đối với các tổ chức PCPNN tại Việt Nam.
Xây dựng và ban hành chính sách là một nội dung quan trọng và phức tạp trong QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN. Các chính sách QLNN đối với các tổ chức PCPNN chính là tổng thể các giải pháp công cụ mà Nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các tổ chức này để thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hƣớng của nhà nƣớc.
Để đảm bảo sự quản lý ở tầm vĩ mô, nhà nƣớc cần phải xây dựng các chính sách, chiến lƣợc lâu dài và quy hoạch tổng thể cho công tác QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN; định hƣớng và xác định triển vọng hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức PCPNN trong tƣơng lai. Yêu cầu đề ra khi xây dựng các chính sách QLNN trên lĩnh vực này là phải tạo ra đƣợc một hệ thống các chính sách đồng bộ với nhau và thống nhất chung với chính sách QLNN trên các lĩnh vực khác, nhƣ vậy mới có thể tạo ra đƣợc một sự phát triển đồng bộ. Nhiệm vụ của nhà nƣớc là xây dựng đƣợc hệ thống chính sách, quy định, phù hợp với tình hình thực tế và với nhiệm vụ cụ thể của từng thời
kỳ nhất định. Bằng việc xây dựng và ban hành các chính sách, nhà nƣớc hỗ trợ, khuyến khích, động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp các tổ chức PCPNN hoạt động trên cơ sở đảm bảo quan điểm của Đảng, chính sách của nhà nƣớc đối với công tác đối ngoại nói chung và PCPNN nói riêng.
Bên cạnh đó, QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN còn phải dựa trên cơ sở pháp luật. Pháp luật chính là yếu tố phân biệt QLNN với những dạng quản lý khác. Điều đó có nghĩa tất cả các tổ chức PCPNN, không phân biệt hình thức tổ chức, quy mô, lĩnh vực hoạt động hay quốc gia gốc đều phải tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật của Việt Nam.
Cụ thể nội dung này là xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật có liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam để làm cơ sở cho công tác QLNN; sử dụng pháp luật điều chỉnh có tính cƣỡng chế trong QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN.
Đối với phía Việt Nam, sử dụng pháp luật nhằm tranh thủ tận dụng những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của các tổ chức PCPNN đối với sự phát triển KT-XH. Đối với phía các tổ chức PCPNN, pháp luật tạo lập cho họ một môi trƣờng hoạt động chính thức và cho thấy quyền lợi của họ cũng đƣợc nhà nƣớc Việt Nam bảo đảm.
Pháp luật QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN không chỉ gồm các quy định về quan hệ đối ngoại mà còn bao gồm cả các chế định về: Ngoại thƣơng, tài chính, tôn giáo, xã hội. Toàn bộ hệ thống này cần phải phù hợp với điều kiện cụ thể, với định hƣớng phát triển của đất nƣớc ta và với luật pháp quốc tế.
Trong thực tế có thể nói PCPNN cũng là một lĩnh vực khá mới mẻ, nên nƣớc ta vẫn chƣa có hệ thống pháp luật về quản lý hoạt động của các tổ chức PCP (nhất là các tổ chức PCPNN) một cách hoàn chỉnh mà mới chỉ dừng lại ở mức độ là một số các văn bản quy phạm pháp luật riêng lẻ. Trƣớc năm 1989
khi chƣa có nhiều hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam thì không có một khuôn khổ pháp lý quy định rõ ràng. Từ năm 1989, nhất là từ năm 1995 trở lại đây số lƣợng các tổ chức PCPNN vào hoạt động ngày càng gia tăng, phƣơng thức và tính chất cũng thay đổi nhiều. Do đó, để có đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động của các tổ chức PCPNN, Thủ tƣớng Chính phủ đã thành lập Ủy ban công tác về các tổ chức PCPNN và ban hành một số văn bản quy quy phạm pháp luật liên quan.
Tuy nhiên thực tế cho thấy, nội dung điều chỉnh của các văn bản này thực sự vẫn chƣa theo kịp yêu cầu của sự phát triển. Việc áp dụng phƣơng thức QLNN theo pháp luật, bằng pháp luật đối với các tổ chức PCPNN vẫn còn nhiều bất cập. Để có thể tiếp tục QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN và tranh thủ nguồn viện trợ một cách hiệu quả phục vụ nhu cầu phát triển KT & XH trong điều kiện đất nƣớc còn khó khăn, cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp qui từ đó tạo môi truờng pháp lý thuận lợi cho việc QLNN đối với hoạt động của các tổ chức PCPNN tại Việt Nam.
1.3.2. Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Xây dựng chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch, định hƣớng trong quản lý nhà nƣớc nói chung là để thực hiện tầm nhìn, mục tiêu trong tƣơng lai. Vì vậy, nếu thiếu một chiến lƣợc phát triển phù hợp, chƣơng trình, kế hoạch, định hƣớng rõ ràng thì khó thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra và dễ đi chệch hƣớng.
Tổ chức phi chính phủ nói chung, tổ chức PCPNN nói riêng mang tính chất là tập hợp các nhóm ngƣời khác nhau, tự nguyện, phi lợi nhuận nên hoạt động của các tổ chức PCPNN thƣờng rất đa dạng, đôi khi đi ra ngoài khuôn khổ của nƣớc sở tại. Chính vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất quản lý vĩ mô đối với tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam, nhà nƣớc cần xây dựng
chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch và định hƣớng triển vọng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức PCPNN trong tƣơng lai cũng nhƣ hƣớng hoạt động của các tổ chức này theo đúng nguyên tắc, mục tiêu của chúng ta.
Trong quá trình triển khai, thực hiện chính sách cần phải có: Hƣớng dẫn, theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm trong việc thực hiện chính sách liên quan đến hoạt động của các tổ chức PCPNN. Đây là một nội dung rất quan trọng nhƣng lại rất dễ bị buông lỏng trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với các tổ chức PCPNN. Công tác này cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, có hệ thống, kịp thời kiến nghị, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản và phƣơng thức quản lý cho phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của QLNN đối với các tổ chức PCPNN.
- Để thực hiện công việc này, cần xây dựng hệ thống tiêu chí giám sát và đánh giá; xây dựng chƣơng trình, kế hoạch đánh giá; thực hiện các hình thức tổ chức nhân dân tham gia giám sát các chƣơng trình, dự án phi chính phủ để rút kinh nghiệm và chấn chỉnh các hoạt động và kết quả của chƣơng trình, dự án trên phạm vi toàn quốc.
1.3.3. Ban hành và tổ động, sử dụng viện trợ đối