NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 28)

nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề đất đai và đã ban hành, sủa đổi Luật Đất đai: Luật Đất đai năm 1988, Luật Đất đai năm 1993; luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1993 năm 1998, năm 2001; Luật Đất đai năm 2003. Đặc biệt, Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 0/7/2014 đã từng bước đưa pháp luật đất đai phù hợp với thực tế quản lý và sử dụng đất đai ở nước ta.

Quản lý nhà nước về đất đai bao gồm có 15 nội dung được quy định tại Điều 22, Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, tác

giả trình bày thành 10 nội dung chính nhằm phù hợp với thực tiễn của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương. 1.2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai chính là thường xuyên tạo ra một hành lang pháp lý để cho các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và những người sử dụng đất thực hiện. Luật quy định những nguyên tắc lớn, những chính sách quan trọng và giao Chính phủ, Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tiếp những chính sách cụ thể phù hợp với từng vùng, từng địa phương. UBND cấp huyện ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng đất theo thẩm quyền như quyết định về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn...

1.2.2. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Trong công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ hết sức hữu hiệu, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Nó giúp cho việc sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác một cách tiết kiệm, có hiệu quả, giử gìn cảnh quan môi trường. Quy hoạch còn là công cụ để phân bổ nguồn lực(kể cả vốn, lao động và công nghệ) đồng đều ở các vùng miền.

Thông qua quy hoạch dài hạn về đất đai được công bố sẽ giúp các nhà đầu tư chủ động hơn trong việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh.

Sử dụng công cụ quy hoạch, sẽ giúp chính quyền điều tiết cung, cầu một số loại đất trên thị trường, đặc biệt là trên thị trường sơ cấp của thị trường bất động sản.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt là căn cứ, là điều kiện bắt buộc để thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Quy hoạch là công cụ quản lý khoa học , bởi lẽ trong công tác lập quy hoạch phải đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ, tính khoa học và tính dự báo. Một quy hoạch tốt cần đảm bảo tính chiến lược và tính thực thi. Trong thực thi cần tuân thủ theo các nội dung đã quy hoạch, hạn chế tối đa việc điều chỉnh, bổ sung.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là công cụ quan trọng trong quản lý, tuy nhiên, không được lạm dung các quy hoạch, kế hoạch nếu không sẽ rơi vào tình trạng hành chính hóa các quan hệ về đất đai, điều này trái với sự vận động của nền kinh tế thị trường.

Pháp luật đất đai quy định đầy đủ về nguyên tắc, hệ thống, kỳ quy hoạch, kế hoạch, thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngoài ra còn quy định việc điều chỉnh quy hoạch, công khai thực hiện quy hoạch, báo cáo kết quả thực hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Cùng với quy hoạch sử dụng đất, còn có các quy hoạch khác hổ trợ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xây dựng theo đơn vị hành chính lãnh thổ, đơn vị sản xuất và theo các chuyên ngành. Các tổ chức nhà nước, các cấp chính quyền đươc nhà nước phân công có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tổ chức thực hiện treo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất gồm có: Quy hoạch sử dụng đất tổng thể cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện, xã, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh. Quy hoạch sử dụng đất cấp

trên là căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất cho cấp đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.

1.2.3.Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.

Giao đất, cho thuê đất là việc nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính, bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Thu hồi đất là việc nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật Đất đai. Chuyển mục đích sử dụng đất là việc nhà nước cho phép tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng từ loại đất này sang mục đích sử dụng loại đất khác. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất là một khâu quan trọng trong nội dung quản lý nhà nước về đất đai, nó phản ánh cụ thể chính sách của nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ đất đai trong từng thời kỳ.

Hiện nay, Nhà nước ta đang áp dụng hình thức giao đất có thu tiền và không thu tiền, giao đất sử dụng có thời hạn và đất sử dụng lâu dài. Trong giao đất có thu tiền có thể thu theo giá nhà nước quy định hoặc thông qua đấu giá quyền sửu dụng đất(giá sàn không được thấp hơn giá nhà nước quy định). Đối với thuê đất thì có thể trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả một lần cho cả thời gian thuê.

Hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất áp dụng cho các đối tượng sau: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản, làm muối được Nhà nước giao đất trong hạn mức quy định; Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp.

Hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất áp dụng cho các đối tượng sau: Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở.

Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sử dụng để sản xuất kinh daonh theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc giao đất, cho thuê đất phải nằm trong hạn mức được quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn.

Nhà nước cho phép người sử dụng đất được phép chuyển mục đích sử dụng đất khi đáp ứng đủ các điều kiện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

1.2.4. Quản lý việc bồi thường, hổ trợ tái định cư khi thu hồi đấtĐất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, giữ vai trò rất quan trọng trong Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và sự ổn định đời sống của nhân dân. Trong quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng để phát triển kinh tế, xã hội là một quá trình tất yếu, tác động rất lớn đến người bị thu hồi đất. Bởi vậy, nhà nước đã ban hành chính sách bồi thường, hổ trợ và tái định cư và từng bước hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất.

Luật Đất đai năm 2013 đã đặc biệt quan tâm tới sinh kế của người có đất bị thu hồi thông qua cơ chế bồi thường bằng đất, bằng tiền, quy định hổ trợ ổn định cuộc sống tại nơi tái định cư, nâng mức bồi thường đất nông nghiệp, chú trọng hổ trợ chuyển đổi đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi.

Ngoài ra, việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, đúng pháp luật trong quá trình thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, sẽ giúp người dân được tham gia trực tiếp bàn bạc những vấn đế liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Việc công khai minh bạch và dân chủ là một trong những giải pháp quan trọng để phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất

đai nói chung và bồi thường, hổ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nói riêng.

1.2.5. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân

Đây là biện pháp giúp nhà nước theo dõi tình hình sử dụng đất và biến động thường xuyên của đất đai, đồng thời thiết lập quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lý cần thiết để người sử dụng đất và các cơ quan quản lý đất đai thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất được tiến hành với các chủ sử dụng đất trên địa bàn, không phân biệt chủ sử dụng và nguồn gốc sử dụng. Nội dung công tác nhằm thống kê và quản lý toàn bộ quỹ đất hiện đang được quản lý và sử dụng trên địa bàn huyện.

Đăng ký đất đai là quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, là công cụ giúp nhà nước nắm chắc và quản lý chặt tài nguyên đất đã giao cho người sử dụng đất. Thông qua đó nhà nước sẽ tiến hành các biện pháp quản lý đất đai có hiệu quả và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quyền đầu tiên của người sử dụng đất, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng là điều kiện để người sử dụng đất yên tâm sản xuất, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đầy đủ với nhà nước theo quy định pháp luật.

Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy và dạng số thể hiện

giao đất để quản lý, thể hiện các nội dung thay đổi trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Hiện nay, ở địa phương đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chinh thay thế dần cho việc lập sổ sách địa chính dạng giấy nhằm thiết lập hệ thống thông tin đất đai hoàn chỉnh, hiện đại, tạo điều kiện cho việc khai thác, cung cấp thông tin đất đai được thuận lợi, nhanh chống, chính xác, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hệ thống đăng ký đất đai. 1.2.6. Thống kê, kiểm kê đất đai

Đất đai thường xuyên biến động về cả diện tích cũng như đối tượng sử dụng. Vì vậy, nhà nước phải thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai để nhằm nắm rõ những biến động đó. Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo định kỳ và kiểm kê đất đai theo chuyên đề. Thống kê đất đai theo định kỳ được thực hiện mỗi năm một lần theo đơn vị hành chính cấp xã, trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai. Kiểm kê đất đai được thực hiện năm năm một lần. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập gắn liền với việc kiểm kê đất đai.

Việc kiểm kê đất đai theo chuyên đề phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thông qua thống kê, kiểm kê đất đai đã xác lập bộ số liệu đất đai đầy đủ trong cả nước, đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ cho công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh của các cấp các ngành; đánh giá đầ đủ, đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất đai và đề xuất những biện pháp tăng cường công tác quản lý đất đai đồng thời kiểm tra, xử lý kịp thời tình trạng vi phạm pháp luật đất đai.

1.2.7. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Quản lý tài chính về đất đai và giá đất là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai bao gồm quản lý giá đất và các nguồn thu ngân sách từ đất.

Quản lý tài chính về đất đai được thực hiện theo nguyên tắc tài chính của nhà nước. Chính sách giá đất thời gian qua đã liên tục được điều chỉnh, hoàn thiện theo hướng tiếp cận cơ chế thị trường, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước về đất đai, từng bước phát huy nguồn lực này cho phát triển kinh tế xã hội , là cơ sở để giải quyết tốt hơn quyền lợi của người có đất bị thu hồi, đồng thời góp phần hạn chế tham những trong quản lý, sử dụng đất. 1.2.8.Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

Là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền nhằm quản lý chăt chẽ, uốn nắn kịp thời những sai sót, vị phạm trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Để đảm bảo người sử dụng đất phải thực hiện đúng các quyền, đồng thời phải tuân thủ đúng nghĩa vụ mà pháp luật cho phép, các cơ quan của bộ máy nhà nước phải có cơ chế giám sát, kiểm tra việc sử dụng đất. Đây là tổng hợp những biện pháp về chính sách, cơ chế và cả tiến bộ kỹ thuật được áp dụng, để buộc người sử dụng đất phải tuân thủ pháp luật. Đồng thời, hạn chế tính quan liêu thậm chí tiêu cực của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, giúp người sử dụng đất khai thác, sử dụng có hiệu quả cao nhất diện tích đất mà nhà nước giao quyền sử dụng.

Quản lý việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được tiến hành thông qua hệ thống tổ chức cơ quan hành chính các cấp và hệ thống tổ chức ngành Tài nguyên và Môi trường các cấp. Trên cơ sở

những quy định chung về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (từ Điều 166 đến Điều 172 Luật Đất đai 2013), cán bộ địa chính cấp xã và cơ quan Tài nguyên Môi trường các cấp hướng dẫn các chủ sử dụng đất thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ trong quản lý và sử dụng đất gồm: Tư vấn về giá đất, tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dịch vụ về đo đạc, lập bản đồ địa chính; dịch vụ vè cung cấp thông tin đất đai(thông tin về thửa đất, chủ sử dụng đất, tình trạng pháp lý về sử dụng đất...); dịch vụ về thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất...

Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai là việc quản lý nhà nước vể các hoạt động thuộc lĩnh vực trên. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, tiến hành công khai, minh bạch các thủ tục hành chính về đất đai, quy trình thực hiện, các loại phí, lệ phí...tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)