Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 35)

Quản lý tài chính về đất đai và giá đất là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai bao gồm quản lý giá đất và các nguồn thu ngân sách từ đất.

Quản lý tài chính về đất đai được thực hiện theo nguyên tắc tài chính của nhà nước. Chính sách giá đất thời gian qua đã liên tục được điều chỉnh, hoàn thiện theo hướng tiếp cận cơ chế thị trường, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước về đất đai, từng bước phát huy nguồn lực này cho phát triển kinh tế xã hội , là cơ sở để giải quyết tốt hơn quyền lợi của người có đất bị thu hồi, đồng thời góp phần hạn chế tham những trong quản lý, sử dụng đất. 1.2.8.Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

Là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền nhằm quản lý chăt chẽ, uốn nắn kịp thời những sai sót, vị phạm trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Để đảm bảo người sử dụng đất phải thực hiện đúng các quyền, đồng thời phải tuân thủ đúng nghĩa vụ mà pháp luật cho phép, các cơ quan của bộ máy nhà nước phải có cơ chế giám sát, kiểm tra việc sử dụng đất. Đây là tổng hợp những biện pháp về chính sách, cơ chế và cả tiến bộ kỹ thuật được áp dụng, để buộc người sử dụng đất phải tuân thủ pháp luật. Đồng thời, hạn chế tính quan liêu thậm chí tiêu cực của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai, giúp người sử dụng đất khai thác, sử dụng có hiệu quả cao nhất diện tích đất mà nhà nước giao quyền sử dụng.

Quản lý việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được tiến hành thông qua hệ thống tổ chức cơ quan hành chính các cấp và hệ thống tổ chức ngành Tài nguyên và Môi trường các cấp. Trên cơ sở

những quy định chung về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (từ Điều 166 đến Điều 172 Luật Đất đai 2013), cán bộ địa chính cấp xã và cơ quan Tài nguyên Môi trường các cấp hướng dẫn các chủ sử dụng đất thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ trong quản lý và sử dụng đất gồm: Tư vấn về giá đất, tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dịch vụ về đo đạc, lập bản đồ địa chính; dịch vụ vè cung cấp thông tin đất đai(thông tin về thửa đất, chủ sử dụng đất, tình trạng pháp lý về sử dụng đất...); dịch vụ về thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất...

Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai là việc quản lý nhà nước vể các hoạt động thuộc lĩnh vực trên. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, tiến hành công khai, minh bạch các thủ tục hành chính về đất đai, quy trình thực hiện, các loại phí, lệ phí...tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động này.

1.2.9.Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống pháp luật và các văn bản pháp lý hoàn chỉnh trong lĩnh vực đất đai thì việc phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đưa đạo luật này vào đời sống xã hội, góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý của mọi thành viên trong xã hội, nhất là lĩnh vực đất đai khi nó gắn liền với tất cả các tổ chức, cá nhân.

Các hành vi phù hợp với pháp luật chỉ được hình thành trên cơ sở nhận thức đúng, có niểm tin đối với pháp luật.

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Tăng cường hơn nữa quyền tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào quá trình xây

dựng pháp luật. Việc tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào quá trình xây dựng pháp luật có tác dụng tuyên truyền , giáo dục lớn lớn và có hiệu quả. Thông qua lấy ý kiến vào quá trình xây dựng, ban hành và thực thi phápluật có tác dụng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm pháp lý và khả năng tiến hành những hành vi pháp lý đúng đắn, chính xác.

1.2.10.Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Trong quản lý nhà nước nói chung và trong quản lý nhà nước về đất đai ói riêng không thể thiếu nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát. Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một khâu làm hoàn chỉnh quá trình quản lý nhà nước. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện các thiếu sót, vi phạm, bất hợp lý để kịp thời xử lý và điều chỉnh. Thanh tra, kiểm tra, giám sát đất đai là một nội dung được đưa vào công tác quản lý nhà nước về đất đai từ khi thực hiện Quyết định số 201-CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ.

Thanh tra đất đai là thanh tra chuyên ngành về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về đất đai trong cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương. Thanh tra, kiểm tra, giám sát có thể thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất.

Giải quyết các tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng đất:

Giải quyết tranh chấp về đất đai phải đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc

lý. Phải nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc, phải dựa vào dân, bàn bạc dân chủ công khai để tìm ra biện pháp giải quyết tranh chấp. Giải quyết tranh chấp đất đai nhằm mục đích phát triển sản xuất, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Đề cao vai trò các tổ chức, hội đoàn thể để hòa giải các tranh chấp về đất đai ở địa phương.

Khiếu nại là việc người sử dụng đất đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu về quyền lợi đối với quyền sử dụng đất của tổ chức hoặc cá nhân có liên quan hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền của nhà nước giải quyết những vấn đề lợi ích của họ mà cơ quan nhà nước cấp dưới đã giải quyết nhưng người sử dụng đất chưa đồng tình. Tố cáo các vi phạm trong quản lý sử dụng đất là việc công dân, tổ chức tố cáo những hành vi sai phạm của người thực hiện pháp luật gây thiệt hại cho nhà nước, xã hội. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai nhằm điều tiết mối quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện đúng Quy chế dân chủ, công khai và công bằng xã hội.

1.3. Chủ thể quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện

Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là tài sản chung của toàn dân. Vì vậy, không thể có bất kỳ một cá nhân hay một nhóm người nào chiếm đoạt tài sản chung thành tài sản riêng của mình được. Chỉ có Nhà nước - chủ thể duy nhất đại diện hợp pháp cho toàn dân mới có toàn quyền trong việc quyết định số phận pháp lý của đất đai, thể hiện sự tập trung quyền lực và thống nhất của Nhà nước trong quản lý nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Vấn đề này được quy định tại Điều 4, Luật Đất đai 2013 "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này".

Các chủ thể quản lý nhà nước về đất đai có thể là cơ quan nhà nước, có thể là tổ chức.

Các chủ thể quản lý đất đai là cơ quan nhà nước gồm 2 loại là: - Các cơ quan thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương theo cấp hành chính, đó là Uỷ ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên môn ngành quản lý đất đai ở các cấp. Các cơ quan đứng ra đăng ký quyền quản lý đối với những diện tích đất chưa sử dụng, đất công ở địa phương.

Các cơ quan này đều là đối tượng quản lý trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan cấp trên trực tiếp và chủ yếu theo nguyên tắc trực tuyến.

Theo đó thì chủ thể quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện là UBND cấp huyện và phòng Tài nguyên và Môi trường. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước

về tài nguyên và môi trường trong đó có công tác quản lý nhà nước về đất đai.

- Các chủ thể quản lý đất đai là các tổ chức như các Ban quản lý khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Những chủ thể này không trực tiếp sử dụng đất mà được Nhà nước cho phép thay mặt Nhà nước thực hiện quyền quản lý đất đai. Vì vậy, các tổ chức này được Nhà nước giao quyền thay mặt Nhà nước cho thuê đất gắn liền với cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế đó. Các ban quản lý này là các tổ chức và cũng trở thành đối tượng quản lý của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đất đai ở cấp huyện 1.4.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế

Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, do tự nhiên tạo ra vì vậy việc quản lý đất đai bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên ở đây chủ yếu xét đến các yếu tố như: khí hậu, địa hình,… Nó ảnh hưởng lớn đến công tác điều tra, đo đạc, khảo sát, đánh giá đất. Công tác đo đạc, khảo sát, đánh giá đất được thực hiện trên thực địa, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, nó sẽ được tiến hành nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm được kinh phí cho nhà nước. Do đất đai có tính cố định, mỗi vùng miền lại có một đặc điểm điều kiện tự nhiên khác nhau, vì vậy khi tiến hành điều tra, khảo sát đo đạc đất đai cần phải nghiên cứu điều kiện tự nhiên của từng địa phương để đưa ra phương án thực hiện có hiệu quả nhất. Phát triển kinh tế làm cho cơ cấu sử dụng các loại đất có sự thay đổi. Khi nhu cầu sử dụng loại đất này tăng lên sẽ làm cho nhu cầu sử dụng loại đất kia giảm đi, đồng thời sẽ có loại đất khác được khai thác để bù đắp vào sự giảm đi của loại đất đó. Sự luân chuyển đất thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế diễn ra. Quản lý nhà nước về đất đai từ đó cũng phải đổi mới để phù hợp

với cơ cấu kinh tế mới, đáp ứng được yêu cầu tình hình thực tế. - Yếu tố văn hóa xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức điều hành quản lý xã hội và tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước về mọi lĩnh vực nói chung cũng như về lĩnh vực đất đai nói riêng. Các yếu tố như việc làm, dân số, môi trường, xóa đói giảm nghèo,… ảnh hưởng rất lớn đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi, giao đất và công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, vi phạm đất đai.

1.4.2. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý đất đai

Bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực quản lý đất đai của địa phương Tổ chức bộ máy nhà nước quản lý về đất đai của chính quyền địa phương có tác động trực tiếp tới việc quản lý đất đai trên địa bàn. Việc bộ máy được tổ chức một cách khoa học theo hướng tinh giản, có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sẽ tạo hiệu quả trong quản lý, giải quyết vấn đề càng nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên, công tác quản lý của bộ máy sẽ gặp khó khăn lớn nếu một khâu, một cấp quản lý trong hệ thống không đảm bảo được yêu cầu công việc được giao. Vì vậy, muốn quản lý hiệu quả, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai phải được tổ chức thật phù hợp về cơ cấu, có sự phân chia trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời phải có hướng dẫn, bám sát của các ban ngành chức năng. Bên cạnh việc tổ chức bộ máy quản lý, trình độ, đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý cũng ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng. Cán bộ quản lý là người trực tiếp tham gia vào công tác quản lý nhà nước về đất đai ở cấp chính quyền địa phương và cũng là người tiếp xúc trực tiếp với đối tượng sử dụng đất, tiếp thu nguyện vọng của quần chúng nhân dân về các vấn đề liên quan đến đất đai. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có chuyên môn, trình độ và tận tâm với công

việc là điều kiện tiên quyết để tạo thuận lợi cho quản lý nhà nước về đất đai ở cấp địa phương

1.4.3.Các công cụ để quản lý nhà nước về đất đai

Công cụ pháp luật: Pháp luật là công cụ quản lý không thể thiếu được của một nhà nước. Từ xưa đến nay, nhà nước nào cũng luôn thực hiện quyền cai trị của mình trước hết bằng pháp luật. Nhà nước dùng pháp luật tác động vào ý chí con người để điều chỉnh hành vi của con người.

Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ quản lý quan trọng và là một nội dung không thể thiếu được trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Công cụ tài chính: Tài chính là công cụ để các đối tượng sử dụng đất đai thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của họ, là công cụ mà Nhà nước thông qua nó để tác động đến các đối tượng sử dụng đất làm cho họ thấy được nghĩa vụ và trách nhiệm của họ trong việc sử dụng đất đai. Các đối tượng sử dụng đất đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

Tài chính là công cụ quản lý quan trọng cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất và kết hợp hài hòa giữa các lợi ích, là một trong những công cụ cơ bản để Nhà nước tăng nguồn thu ngân sách.

1.4.4.Nhận thức của nhân dân

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là đối tượng tiếp nhận sự tác động của chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý đất đai. Hoạt động quản lý đất đai ở địa phương xét cho cùng là điều chỉnh các hoạt động của đối tượng sử dụng đất nhằm đảm bảo các đối tượng sử dụng đất tuân thủ đúng pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất. Sự

hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất sẽ giúp cho công tác quản lý về đất đai của chính quyền địa phương được thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả

Tiểu kết chương 1

Quản lý nhà nước về đất đai là nhu cầu khách quan, là công cụ để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)