Đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 40)

7. Kết cấu của Luận văn

1.3.2. Đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng

từng địa phương

Tại mỗi địa phương do có sự khác nhau về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, KT-XH nên tác động của các yếu tố này đến hoạt động GNBV có sự khác nhau. Trên thực tế, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, vùng miền núi địa hình chia cắt mạnh, thiên tai, lũ ống, lũ quét thường xuyên xảy ra sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả phát triển KT-XH, làm gia tăng các nguồn lực đầu tư, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân và làm cho người dân thiệt hại lớn về tài sản thậm chí cả tính mạng. Những vấn đề này lại tác động đến chính sách GNBV, làm cho một bộ phận dân cư lại rơi vào cảnh tái nghèo và nguồn lực nhà nước đầu tư cho GNBV không phát huy được hiệu quả tối đa.

Điều kiện KT-XH như trình độ phát triển kinh tế, chất lượng dân số, trình độ dân trí, tập quán canh tác, sản xuất cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động GNBV theo các hai hướng tích cực và hạn chế. Nếu địa phương có trình độ dân trí cao, tập quán sản xuất, canh tác có sự thay đổi tiến bộ thì sẽ giúp hoạt động GNBV phát huy được hiệu quả như mong muốn và ngược lại. Những lý do trên đây đã phần nào giải thích cho nguyên nhân vì sao hoạt động GNBV thực hiện tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo được thực hiện rất khó khăn do tác động của các yếu tố này.

1.3.3. Nhận thức của chính quyền về giảm nghèo bền vững

Nhận thức của chính quyền về GNBV có tác động không nhỏ đến hiệu quả việc thực hiện các chính sách GNBV tại địa phương vì nếu nhận thức của chính quyền đúng đắn thì sẽ có những hành động, giải pháp triển khai trên thực tế để thúc đẩy chính sách GNBV có được kết quả như mong đợi và ngược lại. Nhận thức của chính quyền về GNBV nếu đầy đủ và đúng đắn sẽ có tác động lớn đến tư duy, phong tục sản xuất, canh tác của người dân trên địa bàn thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất cho người dân.

1.3.4. Trình độ về quản lý, t chức thực hiện của đội ng cán bộ, c ng chức

Đây là yếu tố quan trọng bởi lẽ có sự thay đổi trong nhận thức mới có sự chuyển biến về hành vi. Năng lực đội ngũ CBCC thực hiện nhiệm vụ QLNN về GNBV (về kiến thức, kỹ năng và thái độ) cũng hết sức quan trọng vì quyết định đến chất lượng, hiệu quả của việc xâu dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về GNBV trên thực tế.

Thực tiễn cho thấy, con người là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của quá trình phát triển KT-XH nói chung và hoạt động GNBV nói riêng. Chất lượng, năng lực quản lý và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, các chương trình, mục tiêu GNBV của đội ngũ CBCC sẽ làm cho pháp luật, chính sách về GNBV nhanh chóng được triển khai trên thực tế, tiết kiệm chi phí, nhân lực, phòng chống tiêu cực, thất thoát, lãng phí thậm chí tham nhũng trong hoạt động GNBV tại các địa phương.

1.3.5. Các rủi ro thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm m i trường

Hiện nay, mức độ tàn phá, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Đó là những nhân tố trực tiếp làm tăng mức độ và phạm vi của đói ngh o ở Việt Nam. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu đô thị, các khu công nghiệp ngàycàng nghiêm trọng là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tật nặng ảnh hưởng đến sức lao động, làm giảm thu nhập do sức khỏe yếu và kéo theo các chi phí cho sức khỏe, bệnh tật khiến người lao động càng ngh o thêm. Tình trạng thiên tai liên tục xảy ra như: bão, lũ, hạn hán kéo dài làm cho một bộ phận không nhỏ của người dân bị ảnh hưởng trong nuôi, trồng phát triển kinh tế. Các chính sách hỗ trợ vay vốn của Nhà nước cũng không phát huy hết hiệu quả cho các hộ sản xuất, kinh doanh tại những vùng thuờng xuyên bị thiên tai. Dịch bệnh cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất, kinh doanhvà chính sách giảm ngh o của Nhà nước.

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững ở một số địa phƣơng tại Việt Nam số địa phƣơng tại Việt Nam

1.4.1. Tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Được tách ra từ huyện Thanh Sơn năm 2007, Tân Sơn trở thành huyện miền núi vùng cao với diện tích tự nhiên hơn 68 nghìn ha (chiếm 1/5 diện tích tỉnh Phú Thọ). ặc dù có diện tích đất tự nhiên rộng, tuy nhiên 85 là đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, đất ruộng cấy lúa nước chỉ có gần 2.000ha. Dân số toàn huyện trên 80 nghìn người, trong đó trên 82 là đồng bào các dân tộc thiểu số nên đời sống, trình độ dân trí và tập quán canh tác còn nhiều hạn chế. Toàn huyện có 17 đơn vị hành chính xã, trong đó có 14 xã đặc biệt khó khăn, 3 xã có thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 (xã Văn Luông 5 xóm, xã inh Đài 2 xóm, xã Tân Phú 1 xóm). Tuy diện tích đất đai rộng, song đa số là đồi núi cao, ít đất canh tác nông nghiệp và bị chia cắt bởi hệ thống sông suối phức tạp gắn với tình trạng sạt lở đất, lũ quét khiến đời sống của bà con nơi đâya gặp rất nhiều khó khăn. T lệ hộ ngh o khi mới tách huyện chiếm tới gần 62 và tập trung chủ yếu là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cá biệt có những xã t lệ hộ ngh o rất cao như: Thu Cúc, 57,7 , Đồng Sơn 60,7 , Lai Đồng 62 , Vinh Tiền 66,8 .

Nhắc đến Tân Sơn, người ta nghĩ ngay đến một vùng đất xa xôi, nghèo và khó bậc nhất của tỉnh Phú Thọ, đây cũng là một trong 64 huyện ngh o nhất cả nước. Nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương, người ngh o ở vùng miền núi này đã được “đánh thức” niềm hy vọng trên hành trình GNBV.

Tân Sơn là huyện duy nhất được thụ hưởng Chương trình giảm ngh o nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Tuyến đường từ thành phố vào trung tâm huyện Tân Sơn dài gần 80 km, trước đây nổi tiếng đi lại khó khăn, nhất là vào mùa mưa (7/17 xã bị chia cắt hoàn toàn), thì nay được nhựa hóa phẳng phiu, đi lại rất dễ dàng và thuận lợi. Có thể nói, con

đường đã được đầu tư, nâng cấp và rải nhựa với kinh phí hàng trăm t đồng thể hiện sự quan tâm lớn của Nhà nước đối với Tân Sơn. Trung tâm thị trấn với mặt bằng được coi là đẹp nhất so với các huyện, thị trong tỉnh - một huyện miền núi đầy sức sống đang phát triển và vươn lên mạnh mẽ từng ngày.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến t lệ ngh o tại Phú Thọ nói chung và huyện Tân Sơn nói riêng còn khá cao. Trong đó, chủ yếu do xuất phát điểm kinh tế thấp, trình độ dân trí hạn chế, chênh lệch nhiều so với miền xuôi. inh nghiệm, trình độ áp dụng khoa học – kỹ thuật vào phát triển sản xuất vẫn còn ở giai đoạn bước đầu; địa hình đồi núi, đất dốc, thiên tai khiến hệ thống thủy lợi, tưới tiêu không có sự chủ động. Và đặc biệt hơn cả là tâm lý, tư tưởng trông chờ, dựa dẫm, lại vào Nhà nước, không muốn gia đình, địa phương thoát ngh o của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bên cạnh đó, do không có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú, không có mặt bằng lý tưởng nên có thể thấy, Tân Sơn không phải là địa phương thích hợp cho việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, công nghệ cao. Đồng thời, ngân sách địa phương hạn hẹp, bị động khi phải phụ thuộc vào Trung ương hỗ trợ, khiến t lệ nguồn vốn được phân bổ hàng năm để tổ chức thực hiện các chương trình, dự án “nhỏ giọt”, “dàn trải”, trong khi năng lực của bộ máy làm công tác giảm ngh o ở cơ sở còn nhiều bất cập nên hiệu quả công tác giảm ngh o thời gian qua chưa đạt như mong muốn.

Nhờ được thụ hưởng từ Chương trình 30a của Chính phủ, cộng với việc lồng ghép vốn từ các chương trình, chính sách, dự án khác, đời sống của nhiều đồng bào ngh o từng bước được nâng lên và bộ mặt huyện miền núi Tân Sơn ngày càng khởi sắc. Với những chính sách hỗ trợ khá toàn diện, đây được coi là đòn bảy và tạo động lực để người dân thoát ngh o bằng những mô hình sinh kế bền vững.

Căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, của tỉnh, UBND huyện Tân Sơn đã xây dựng Đề án “ hát tri n K -X , giảm nghèo nhanh và

bền vững giai đoạn 2009 - 2020” theo quan điểm chỉ đạo phát triển T-XH phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển T-XH của tỉnh; phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa - xã hội, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, xóa đói giảm ngh o nhanh và bền vững. Với sự vào cuộc mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị, nhận thức của người dân đã từng bước được nâng lên, họ đã trực tiếp tham gia vào các chương trình, hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án. Tổng nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2009 - 2016 ước thực hiện được 1.504,5 t đồng, đạt 42 nhu cầu giai đoạn và 32 nhu cầu theo Đề án được phê duyệt.

Tiếp đó, huyện còn chỉ đạo các ngành có liên quan, các địa phương triển khai kịp thời, đầy đủ các chính sách, định mức hỗ trợ đối với người dân theo Đề án.Đồng thời, xây dựng kế hoạch chuyển đổi giống, cây trồng vật nuôi cho bà con nhân dân, giúp nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập. Nhiều người ngh o, hộ ngh o được tập huấn kỹ thuật nông nghiệp, tiếp cận với khoa học kỹ thuật, phát triển ngành nghề, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động nông nghiệp. Chỉ tính trong 8 năm trở lại đây, huyện thực hiện hỗ trợ gần 100 t đồng cho 63 nghìn lượt hộ, trong đó: Chương trình Nghị quyết 30a hỗ trợ cho trên 51 nghìn hộ, với số tiền trên 74 t đồng; Chương trình 135 hỗ trợ trên 11 nghìn hộ, với số tiền trên 20 t đồng; Chương trình xây dựng nông thôn mới hỗ trợ trên 1 nghìn hộ, số tiền trên 5 t đồng.

Giai đoạn 2009 - 2016, vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng từ Chương trình Nghị quyết 30a là 212.654 triệu đồng, đạt 12 so với nhu cầu đầu tư. Tân Sơn đã đầu tư xây dựng mới 60 công trình, dự án bao gồm: lĩnh vực giao thông 15 công trình, y tế 17 công trình, giáo dục 17 công trình, thủy lợi 2 công trình, lĩnh vực QLNN 9 công trình Hội trường UBND xã và duy tu bảo dưỡng 9 dự án giáo dục, y tế. Đến nay, t lệ xã có đường giao thông đến được trung tâm đạt 100 , cơ bản hoàn thành các tuyến đường trung tâm huyện và hệ thống chiếu sáng, t lệ phòng học được kiên cố hóa đạt trên 80 , 12 trạm

y tế xã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 -2020, t lệ hộ được sử dụng điện lưới Quốc gia đạt 95 ; có 2 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 6 - 14 tiêu chí... Ngoài ra, thực hiện chính sách hỗ trợ hộ ngh o về nhà ở, Tân Sơn đã cơ bản hoàn thành công tác xóa nhà tạm giai đoạn một, toàn huyện đã hỗ trợ xoá được 4.200 nhà tạm, trị giá trên 80 t đồng.

Có thể khẳng định, Chương trình giảm ngh o nhanh và bền vững ở Tân Sơn đã và đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực nhờ sự nỗ lực hành động của cả hệ thống chính trị với những chủ trương, chính sách, cơ chế đặc thù, các giải pháp đồng bộ phù hợp với vùng miền cùng sự nỗ lực vươn của người dân trong vùng. T lệ hộ ngh o năm 2016 giảm còn 26,38 (giảm 26,04 so với năm 2008), mục tiêu của huyện trong năm 2017 là tiếp tục giảm t lệ hộ ngh o trên 4 ; giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2016 là 17,1 triệu đồng/người/năm tăng 13 triệu đồng/người/năm so với năm 2008 (ước tính thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 12,8 triệu đồng/người/năm); mục tiêu hết năm 2017 là 18 triệu/người/năm (ước tính thu nhập bình quân đầu người năm 2017 là 13,5 triệu đồng/người/năm).

1.4.2. Tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Huyện Sơn Dương là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 30km về phía Đông Nam cách Thủ đô Thành phố Hà Nội 104 km và cách Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài 78 km theo hướng Quốc lộ 2C và đường Cao tốc 05 Nội Bài- Lào Cai qua các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam, Đông Nam giáp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và Trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 60 km theo hướng Quốc lộ 37 Tuyên Quang- Thái Nguyên; phía Tây Nam cách Trung tâm huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 44 km theo hướng Quốc lộ 2C sang Quốc lộ 2; phía Tây Bắc giáp huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang; phía Đông giáp huyện Định Hoá, cách khu di tích lịch sử AT Định Hóa khoảng 29 km theo Quốc

lộ 2C Sơn Dương- Tân Trào. Tổng diện tích tự nhiên là 78.795,2 ha; Dân số của huyện có trên 181.052 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động của toàn huyện là trên 121.000 người chiếm 61,6 (trong đó trên 50,4 lao động đã qua đào tạo nghề) đây là nguồn lao động dồi dào, có điều kiện phát triển để đáp ứng cho sản xuất các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông lâm nghiệp sạch tại địa phương [27; 28;29].

Đối với hoạt động QLNN về GNBV, huyện Sơn Dương có triển khai khá tốt một số hoạt động như sau:

Thứ nhất, Huyện đã chú trọng triển khai hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư hạ tầng T-XH; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải thiện điều kiện sản xuất, tạo việc làm cho người lao động;

hứ hai, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân tham gia bồi dưỡng kiến thức, học nghề, tìm việc làm;

hứ ba, một trong những biện pháp GNBV hiệu quả đó là tạo điều kiện cho hộ ngh o vay vốn phát triển sản xuất. Năm 2018, huyện có 4.500 hộ ngh o được vay vốn ưu đãi từ các chương trình dự án, chính sách hỗ trợ giảm ngh o với tổng số tiền trên 130 t đồng;

hứ tư, Huyện triển khai hỗ trợ cây, con giống và máy móc nông cụ, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người ngh o trên địa bàn.T lệ hộ ngh o vì thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trên địa bàn huyện giảm nhanh và bền vững. Đến hết năm 2018, toàn huyện còn 6.450 hộ ngh o, giảm trên 1.800 hộ ngh o so với năm 2017, t lệ hộ ngh o còn 13 . Xã háng Nhật là một trong 10 xã của huyện thực hiện tốt công tác GNBV [27;6].

hứ năm, bên cạnh đó, huyện được đầu tư một số mô hình GNBV như: Dự án nhân rộng mô hình giảm ngh o nuôi trâu sinh sản cho 5 xã: Đồng Quý, Đông Lợi, Phú Lương, Thanh Phát và Đại Phú cho 53 hộ ngh o với 135 con trâu, kinh phí 550 triệu đồng do Ngân sách Trung ương hỗ trợ; mô hình giảm ngh o vay vốn mua trâu, bò từ nguồn hỗ trợ Ngân hàng Thương mại cổ phần

Công thương Việt Nam Chi nhánh Tuyên Quang tại các xã Tân Trào, Ninh Lai,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)