Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 50 - 79)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Trong tiến trình lịch sử dân tộc, Chiêm Hoá đã nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Thời Đinh, Tiền Lê, Lý được gọi là Châu Vị Long. Thời nhà inh cai trị nước ta (1414-1427) đổi tên thành châu Đại Man. Từ thời Lê Sơ đến thời điểm thành lập tỉnh Tuyên Quang năm 1831 vẫn giữ tên cũ là châu Đại an, đến năm 1935 được đổi thành châu Chiêm Hoá (bao gồm cả Na Hang ngày nay) với tổng diện tích là 2.427km2, đến

năm 1943 châu Chiêm Hoá được chia thành 2 huyện Chiêm Hoá và Na Hang. Trong cuộc vận động cách mạng tháng Tám năm 1945, sau khi được giải phóng (tháng 4/1945) Chiêm Hoá được gọi là châu hánh Thiện bao gồm cả một số vùng của huyện Hàm Yên, Yên Sơn, tới đầu năm 1946 huyện được quy về theo địa giới hành chính cũ với tên gọi huyện Chiêm Hoá. Qua nhiều lần thay đổi, tới nay Chiêm Hoá có 25 xã và 1 thị trấn, gồm: Thị trấn Vĩnh Lộc, các xã: Yên Nguyên, Hòa Phú, Phúc Thịnh, Tân Thịnh, Tân An, Hà Lang, Trung Hà, Xuân Quang, Tân ỹ, Hùng ỹ, Phúc Sơn, inh Quang, Ngọc Hội, Phú Bình, Bình Phú, Yên Lập, iên Đài, Trung Hòa, Hòa An, Nhân Lý, Vinh Quang, Kim Bình, Linh Phú, Tri Phú, Bình Nhân [28;29].

inh tế của huyện tập trung phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản là thế mạnh; bên cạnh đó sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển du lịch trong những năm gần đây được huyện phát huy lợi thế để đẩy mạnh phát triển. Dự kiến đến hết năm 2018, thu nhập bình quân toàn huyện đạt 27,05 triệu đồng/người.

Đời sống văn hoá của nhân dân các dân tộc khá phong phú, tứ xa xưa đã sớm biết tạo nên những đường nét hoa văn tinh xảo, thể hiện trình độ nghệ thuật cao trên trang phục và các đồ trang sức. Vào các ngày lễ, tết, đồng bào thường tụ họp theo làng, bản cùng nhau ném còn, hát then, hát cọi... Những điệu hát chứa đựng nhiều nội dung phong phú, trong sáng và đầy sức thuyết phục của một nền nghệ thuật văn hoá dân tộc giầu sức sống. Ngày nay, cứ vào ngày mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội Lồng Tông lại được tổ chức tại trung tâm huyện với nhiều loại hình văn hoá, thể thao đã thực sự trở thành ngày hội văn hoá của nhân dân các dân tộc trong huyện.

Huyện Chiêm Hóa được xây dựng theo hướng phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực. Tập trung huy động các nguồn lực, khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện nhất là trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình thương mại, du lịch, dịch vụ; đẩy

mạnh phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có lợi thế; tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công. Tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, tập trung xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chăm lo phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Chiêm Hóa trở thành huyện khá của tỉnh và phát triển nhanh, bền vững.

2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội đến quản lý nhà nước đối với giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và KT-XH trên đây của huyện Chiêm Hóa đã ảnh hưởng đến quá trình QLNN đối với GNBV trên địa bàn Huyện, cụ thể là:

- Địa hình đồi núi, chia cắt mạnh gây khó khăn cho việc đầu tư hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội. làm gia tăng chi phí đầu tư nhưng tuổi thọ của công trình không cao, ảnh hưởng trực tiếp đến việc kết nối, giao thương, phát triển KT-XH trên địa bàn Huyện nói chung và việc thực hiện các chương trình GNBV nói riêng;

- Trên địa bàn huyện thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai cực đoan như lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người và tài sản không nhỏ cho người dân, kéo tụt sự phát triển trên địa bàn, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, sinh kế của người dân;

- Trình độ phát triển KT-XH chưa cao dẫn đến nguồn lực vật chất nội tại của Huyện cho quá trình GNBV chưa đạt như mong muốn dẫn đến việc thiếu nguồn lực triển khai các chương trình, mục tiêu, dự án GNBV trên địa bàn.

Những khó khăn về phát triển KT-XH tạo những trở lực rất lớn cho tiến trình tái đầu tư, huy động nguồn lực thực hiện các chương trình GNBV trên thực tế;

- Trình độ dân trí, phong tục tập quán sản xuất, canh tác của người dân trên địa bàn cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phát triển KT-XH nói chung và việc thưc hiện các chương trình GNBV nói riêng;

- Cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi dẫn đến việc đại đa số người dẫn vẫn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên thu nhập không cao, đời sống khó khăn nhiều cả về vật chất và tinh thần.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Chiêm hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.2.1. Tình hình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang

Theo số liệu của UBND tỉnh Tuyên Quang, kết quả rà soát hộ ngh o

đầu năm 2011 theo chuẩn ngh o giai đoạn 2011 - 2015, toàn tỉnh có 63.404 hộ ngh o, chiếm 34,83 tổng số hộ toàn tỉnh, trong đó hộ ngh o là người dân tộc thiểu số chiếm 75,13 số hộ ngh o. T lệ hộ ngh o cao tập trung chủ yếu ở các huyện vùng cao và các xã đặc biệt khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Các huyện có t lệ hộ ngh o cao nhất là: Lâm Bình với 71,16 , Na Hang với 54,46 , Chiêm Hóa với 49,78 ; một số xã đặc biệt khó khăn có t lệ hộ ngh o trên 90 , như: Phúc Yên, Hồng Quang của huyện Lâm Bình [28;29].

Để đẩy nhanh GNBV, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình giảm ngh o giai đoạn 2011 - 2015 và các đề án để triển khai thực hiện, ban hành nhiều văn bản, thông báo để chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, Ủy ban ặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm ngh o, gắn với xây dựng nông thôn mới; ban hành một số chính sách nhằm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, giảm ngh o. ết quả thu được trong giai đoạn 2011 - 2015, t lệ hộ ngh o chung toàn tỉnh giảm

khá nhanh từ 34,83 đầu năm 2011 xuống còn 9,31 năm 2015 (giảm được 44.774 hộ ngh o); t lệ hộ ngh o giảm bình quân hàng năm trên 5 /năm, trong đó huyện ngh o Lâm Bình giảm bình quân trên 6 /năm, vượt kế hoạch đề ra [28;29].

Để giảm hộ ngh o, hộ cận ngh o theo chuẩn ngh o tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, Tuyên Quang đang nỗ lực rà soát, nắm chắc thực trạng hộ ngh o, cận ngh o, phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến ngh o để phân công cho các cấp, các ngành thực hiện các giải pháp giảm ngh o theo từng nhóm nguyên nhân chính dẫn đến ngh o.

Hiện nay, tỉnh Tuyên Quang đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách GNBV, trong đó quan tâm huy động nguồn lực thực hiện Đề án phát triển T-XH nhằm giảm ngh o nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Lâm Bình, chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các dự án thuộc Chương trình 135; thực hiện các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ hộ ngh o, cận ngh o tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung và ban hành mới các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển T-XH, GNBV của tỉnh phù hợp với giai đoạn mới và điều kiện nguồn lực của tỉnh, theo hướng giảm dần chính sách cho không, thực hiện các chính sách hỗ trợ gián tiếp, hỗ trợ để tạo điều kiện cho người ngh o tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thông qua hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng; hỗ trợ tín dụng ưu đãi; hỗ trợ phát triển các tổ, nhóm sản xuất (hợp tác xã); hỗ trợ phát triển rừng, thủy sản và một số cây con có giá trị, có lợi thế trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ nhân rộng các mô hình GNBV hiệu quả. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, đặc biệt hướng vào nhóm đối tượng người ngh o, người thuộc hộ cận ngh o. Triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ hộ ngh o, người ngh o, trợ giúp các đối tượng yếu thế, bảo đảm an sinh xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ. Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về

Chương trình giảm ngh o, đặc biệt quan tâm việc tuyên truyền, giáo dục về kiến thức cuộc sống, cách chi tiêu trong gia đình và kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho người ngh o có trọng tâm, đúng đối tượng, phù hợp với nhu cầu, điều kiện của từng loại hộ ngh o và đặc điểm của từng vùng, loại hình sản xuất.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chiêm Hóa lần thứ XX (nhiệm kỳ 2010 - 2015) phấn đấu tăng t lệ hộ khá giàu, giảm mạnh t lệ hộ nghèo, không còn hộ đói. Huyện đề ra mục tiêu mỗi năm giảm trên 5% t lệ hộ nghèo. Thực hiện Nghị quyết, Đảng bộ huyện Chiêm Hóa đã cụ thể hóa những nhiệm vụ trọng tâm về các chương trình phát triển kinh tế, đặc biệt là công tác GNBV, hỗ trợ các gia đình chính sách khó khăn trên địa bàn. Huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn cùng các địa phương tiến hành tìm hiểu, khảo sát, rà soát các hộ nghèo, hộ cận ngh o, qua đó xác định được nguyên nhân chính các hộ nghèo từ đó có giải pháp giảm nghèo hiệu quả. Trên cơ sở điều tra tình hình đói ngh o hàng năm, Đảng bộ và chính quyền huyện tìm mọi biện pháp như huy động nguồn trợ giúp từ các ngành, các cơ quan, phát động ủng hộ Quỹ vì người nghèo của huyện giúp đỡ các hộ nghèo có vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, có tư liệu để sản xuất, học tập kinh nghiệm từ các mô hình kinh tế điển hình. Ngoài ra, huyện chú trọng công tác giải quyết việc làm cho các hộ nghèo thông qua việc cho vay các nguồn vốn tín dụng; tổ chức các lớp đào tạo nghề tại địa phương.

Bảng 2.1. ết quả giảm ngh o ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 - 2019

Đơn vị: ộ d n

TT

ết quả giảm ngh o giai đoạn 2016 - 2019 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng số hộ ngh o/ Tổng số hộ gia đình Tổng số hộ nghèo/ Tổng số hộ gia đình Tổng số hộ nghèo/ Tổng số hộ gia đình Tổng số hộ nghèo/ Tổng số hộ gia đình 1 Chiêm Hóa 10.403/ 33.668 8.775/ 33.923 3.156/ 7.586 6.560/ 34.530 2 Na Hang 4.369/ 10.222 3.931/ 10.301 3.561/ 10.380 3.312/ 10.460 3 Lâm Bình 3.832/ 7.452 3.436/ 7.511 7.540/ 34.226 3.093 /7.665 4 Hàm Yên 8.642/ 30.358 7.176/ 30.741 6.126/ 31.048 5.391/ 31.355 6 Yên Sơn 9.387/ 44.225 7.547/ 44.808 6.199/ 45.200 5.393/ 45.600 5 Sơn Dương 10.089/ 48.409 8.306/ 48.850 6.838/ 49.290 5.470 /49.730 7 TP. T. Quang 655/ 28.780 473/ 29.067 387/ 29.358 294/ 29.622 (Ngu n: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo, kế hoạch của UNND tỉnh Tuyên Quang và UBND huyện Chiêm Hóa về hoạt động GNBV)

2.2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Chiêm hóa, tỉnh Tuyên Quang

2.2.2.1. Về việc xây dựng và thực hiện các văn bản pháp luật, chính sách về giảm nghèo bền vững

Ngày 21-5-2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN”. Tiếp đó, ngày 27-12-2008 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về hương tr nh h trợ giảm nghèo

nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Đây là những cơ sở để tổ chức, huy động quyết tâm, nguồn lực của các cấp, các ngành, các địa phương vào thực hiện XĐGN. Sau đó, từ thực tế XĐGN, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1971/QĐ-TTg, về việc cho 30 huyện khác, nằm ngoài chương trình thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, nhưng điều kiện T- XH cũng rất khó khăn, t lệ ngh o cao, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, được hưởng cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng bằng 70 của huyện trong chương trình thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.

Quốc hội khóa XIII, tại ỳ họp thứ 7 đã ban hành Nghị quyết số 76/2014/QH13, về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu GNBV đến năm 2020. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2324/QĐ-TTg, ngày 19-12-2014, về kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu GNBV đến năm 2020. „

Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐND ngày 04 tháng 07 năm 2018 Quy định một số nội dung và mức chi từ nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chỉ rõ đối tượng áp dụng bao gồm:

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, sử dụng và thụ hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp thực hiện chi hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm ngh o; hỗ trợ phương tiện xem thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Hỗ trợ dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm ngh o: ức hỗ trợ tối đa không quá 300.000.000 đồng/dự án, mô hình. Trong đó:

a) Hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng mô hình giảm ngh o trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp cho các hộ gia đình tham gia dự án: ức hỗ trợ tối đa đối với hộ ngh o: 10.000.000 đồng/hộ/dự án, mô hình; hộ cận

ngh o: 8.000.000 đồng/hộ/dự án, mô hình; hộ mới thoát ngh o (không quá 24 tháng t ngày được c ng nhận thoát nghèo): 6.000.000 đồng/hộ/dự án, mô hình. ỗi hộ gia đình chỉ được hỗ trợ một lần trong giai đoạn 2018 - 2020, đảm bảo mức hỗ trợ hộ mới thoát ngh o không vượt quá mức hỗ trợ hộ cận ngh o, mức hỗ trợ hộ cận ngh o không vượt quá mức hỗ trợ hộ ngh o.

b) Hỗ trợ dự án phát triển ngành nghề và dịch vụ (hỗ trợ nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ, vật tư sản xuất; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người ngh o trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm): ức hỗ trợ căn cứ theo hợp đồng thuê, mua, sửa chữa và các chứng từ chi tiêu hợp pháp, trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 100.000.000 đồng/dự án, mô hình.

c) Chi xây dựng và quản lý dự án: ức chi không quá 5 tổng kinh phí thực hiện dự án và không quá 10 mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho dự án, mô hình.

Hỗ trợ phương tiện xem

a) Loại phương tiện hỗ trợ: Ti vi.

b) Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ bằng hiện vật.

c) ức hỗ trợ: Giá trị tối đa 5.000.000 đồng/ti vi/01 hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang (Trang 50 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)