7. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Đối với việc nộp thuế TNDN, nếu có doanh nghiệp dây dưa, chậm nộp cơ quan thuế cần thực hiện đồng bộ các biện pháp như: giải thích, nhắc nhở qua điện thoại, qua thông báo,... đến phạt nộp chậm, áp dụng các biện pháp cưỡng chế cưỡng chế theo quy định nhằm đảm bảo số tiền thuế được nộp về NSNN kịp thời nhất. Đối với các trường hợp số thuế tạm nộp trong năm thấp hơn 80% so với số quyết toán thuế phải kịp thời tính phạt nộp chậm thuế. Cần phân nhóm đối tượng nộp thuế tuân thủ hay không tuân thủ pháp luật thuế để có biện pháp cưỡng chế thích hợp vừa đảm bảo công bằng giữa các đối tượng nộp thuế vừa thực hiện tốt chính sách nuôi dưỡng nguồn thu.
Đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm tuân thủ pháp luật thuế tốt, có số nợ đọng thuế lớn do các nguyên nhân bất khả kháng, đơn vị gặp khó khăn cán bộ thuế cần thu thập thông tin để báo cáo với cấp trên về tình trạng thực tế
của doanh nghiệp đề xuất phương án gia hạn theo đúng quy định, tránh thiệt thòi cho doanh nghiệp, nhằm giúp đơn vị có thể tháo gỡ những khó khăn trước mắt, tạm thời giảm bớt căng thẳng về vốn cho đơn vị, giúp đơn vị có thể vượt qua khó khăn.
Hiện nay ngành thuế đã có ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) để kết hợp các chức năng với nhau như: quản lý nợ, đăng ký thuế, tờ khai thuế, nhận trả hồ sơ và xây dựng các bước quy trình cho từng bộ phận với chức năng và phân quyền khác nhau để tổng hợp số liệu báo cáo ngay trên ứng dụng. Tuy nhiên việc thực hiện còn chưa thống nhất nên cần phân cấp công việc rõ ràng để mỗi Phòng ban tại Cục Thuế thực hiện một chức năng chuyên trách sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của từng Phòng.
Ví dụ đối với doanh nghiệp có dấu hiệu nợ lớn kéo dài, thực hiện nhiều biện pháp cưỡng chế nợ nhưng không đạt hiệu quả thì Phòng Quản lý nợ cần phối hợp với Phòng Kiểm tra để xác minh sự tồn tại của doanh nghiệp tại địa chỉ kinh doanh, các Quyết định cưỡng chế cần gửi cho bộ phận Kiểm tra để thực hiện xác minh. Các doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn thì bộ phận kiểm tra cũng cần phải nắm bắt kịp thời để rà soát ngăn chặn các hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Điều quan trọng nhất của việc đôn đốc thu nợ có hiệu quả là việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý nợ thuế, phải theo sát và đối chiếu thường xuyên với doanh nghiệp, khi ra một quyết định cưỡng chế nợ thì phải có giấy mời và biên bản làm việc với doanh nghiệp để tránh tình trạng cưỡng chế một số doanh nghiệp bằng tài khoản ngân hàng nhưng trước đó doanh nghiệp đã nộp thuế nhưng chứng từ nộp chưa hạch toán thì sẽ làm số thuế nộp vào bị trùng lặp.
Mặt khác biện pháp cưỡng chế bằng việc thu hồi hóa đơn, cưỡng chế giấy phép hiện này còn thực hiện mang tính hình thức với một số ít doanh nghiệp nên chưa đủ sức răn đe, cần tăng mức nộp từ 80% đến 100% trên số nợ thuế quá 90 ngày rồi mới mở hóa đơn cho doanh nghiệp.
Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc quản lý quá trình nộp thuế của các doanh nghiệp. Để đảm bảo các doanh nghiệp nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào NSNN, cơ quan thuế cần phối hợp với các cơ quan như Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để theo dõi quá trình nộp thuế của doanh nghiệp. Việc quản lý, xử lý chứng từ nộp thuế của cơ quan thuế cần phải thực hiện cụ thể, chi tiết, phát hiện các trường hợp nộp chậm, dây dưa tiền thuế để có biện pháp đôn đốc, xử lý thích hợp. Thông báo tên các doanh nghiệp chây ì thuế lớn trên các phương tiện thông tin đại chúng