3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
Quan điểm:
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội phải phù hợp với Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, quy hoạch vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; đảm bảo thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực; xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội thành động lực thúc đẩy phát triển đất nƣớc. Phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực vào phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, trong đó khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô là nhân tố quyết định, tranh thủ nguồn lực bên ngoài là quan trọng.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xây dựng, quản lý đô thị với phát triển các lĩnh vực xã hội, giáo dục - đào tạo; y tế, văn hóa, gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng; phát triển kinh tế là nhiệm vụ nền tảng và liên tục, xây dựng và quản lý đô thị là nhiệm vụ trọng tâm và phát triển xã hội là nhiệm vụ thƣờng xuyên, quan trọng; phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, bảo đảm cho phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững. Ƣu tiên đầu tƣ vào những ngành, lĩnh vực tạo thế và lực cho phát triển (kết cấu hạ tầng then chốt, lĩnh vực và sản phẩm chủ lực, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực); đầu tƣ có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà Thành phố có lợi thế cạnh tranh nhƣ du lịch, dịch vụ, công nghiệp
công nghệ cao… để nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thực hiện phát triển bền vững, gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Mục tiêu phát triển:
Xây dựng, phát triển Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nƣớc, đảm bảo thực hiện chức năng là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ, giao thƣơng và kinh tế lớn của cả nƣớc. Bảo tồn và phát huy giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến, xây dựng con ngƣời Hà Nội thanh lịch, văn minh, tiêu biểu cho trí tuệ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; thiết lập các cơ sở hàng đầu của đất nƣớc về nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao. Có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, môi trƣờng bền vững. Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; quan hệ đối ngoại đƣợc mở rộng, vị thế của Thủ đô trong khu vực và quốc tế đƣợc nâng cao.
3.1.2. Định hướng phát triển giao thông vận tải
Cải tạo nâng cấp mở rộng kết hợp xây dựng mới kết nối liên thông các trục chính đô thị khu vực trung tâm Thủ đô với 18 trục phía Nam sông Hồng và 12 trục phía bắc sông Hồng, đáp ứng nhu cầu VTHK.
Xây dựng các tuyến đƣờng 2 tầng nhằm giải quyết triệt để giao cắt với các đƣờng, ngõ phố với các tuyến có lƣu lƣợng giao thông lớn, thƣờng xuyên ùn tắc nhƣng khó có khả năng mở rộng nhƣ: vành đai 2 đoạn phía Nam (từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tƣ Sở), đƣờng vành đai 3 từ Nam cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì là đƣờng đô thị hai bên kết hợp với đƣờng cao tốc đô thị ở giữa đi trên cao.
Với khu vực nội thành, tăng diện tích bãi đỗ xe và bến đầu, cuối ô tô buýt, trên cơ sở chuyển đổi đất kho tàng, công nghiệp và xây dựng các bãi đỗ xe ngầm. Các công trình quy mô lớn phải đảm bảo nhu cầu đỗ xe. Các khu vực đô thị mới và đô thị vệ tinh bố trí bãi đỗ xe đảm bảo nhu cầu.
Các khu đô thị mới phải dành đủ quỹ đất cho bãi đỗ xe và bến đầu, cuối ô tô buýt. Cải tạo mở rộng các tuyến trục chính hƣớng tâm qua đô thị kết nối thống nhất với trung tâm đô thị hiện có. Xây dựng mới các trục chính thành phố liên kết các trung tâm khu đô thị mới: Đặc biệt tuyến trục chính trung tâm từ Quốc lộ II – đô thị Mê Linh – Cầu Thƣợng Cát – đô thị Nam sông Hồng - QL 32 – Đô thị An Khánh, đƣờng Láng - Hòa Lạc - Đô thị Tây Nam, QL 6 - Đô thị Ngọc Hồi – QL 1A phía Nam, với bề rộng mặt cắt đƣờng lớn (10-16 làn xe ô tô) và có đƣờng dành riêng cho phƣơng tiện VTHK công cộng ( xe buýt hoặc tàu điện nhẹ). Xây dựng các tuyến song song sông Nhuệ liên kết các đô thị kết hợp bảo vệ cảnh quan môi trƣờng hành lang xanh dọc hai bên bờ sông.
Xây dựng các trục hƣớng tâm kết nối đô thị mới với trung tâm đô thị hiện phù hợp với cấu trúc phát triển đô thị và đáp ứng nhu cầu vận tải đô thị.
Phát triển hoàn chỉnh vận tải khách công cộng với ba hợp phần cơ bản, gồm: hệ thống vận tải khối lƣợng lớn (đƣờng sắt đô thị và xe buýt nhanh); hệ thống xe buýt thông thƣờng; hệ thống bổ trợ với các phƣơng tiện giao thông nhỏ. Trong đó đƣờng sắt đô thị là xƣơng sống cho giao thông công cộng của thành phố và xe buýt là phƣơng thức cung cấp dịch vụ tại những nơi mà đƣờng sắt đô thị không phát triển tới; Tăng cƣờng cải thiện dịch vụ vận tải khách công cộng thông qua các giải pháp nhƣ: tổ chức liên thông giữa các phƣơng thức vận tải (bằng cách sử dụng vé chung); cải tiến, nâng cao chất lƣợng dịch vụ của hệ thống xe buýt, đặc biệt chú trọng các dịch vụ phục vụ ngƣời già, trẻ em và ngƣời khuyết tật; Khuyến khích các dịch vụ bán công cộng nhƣ xe buýt đƣa đón học sinh và công nhân; Phát triển hệ thống vận tải
khách đô thị khối lƣợng lớn: Xây dựng hệ thống vận tải khách đô thị khối lƣợng lớn đặc biệt quan trọng đối với Thủ đô Hà Nội, nhƣng kinh phí đầu tƣ rất lớn. Nhằm phát huy tối đa hiệu quả trong quá trình phát triển mạng lƣới UMRT và giảm thiểu gánh nặng tài chính cho Chính phủ.
Bảng 3.1. Các tuyến vận tải khách đô thị khối lƣợng lớn nội đô
TT Tên tuyến Hƣớng tuyến Chiều
dài (Km) Tính chất
1 Tuyến số 1
Ngọc Hồi - Ga trung tâm Hà Nội - Yên Viên, Nhƣ Quỳnh
34
Phục vụ các khu vực ngoại thành phía ĐB và phía Nam Hà Nội đi qua trung tâm thành phố
Tuyến số 2
Thạch Lỗi – Nội Bài – trung tâm thành phố - Thƣợng Đình - Hà Đông.
50
Phục vụ các khu vực dọc VĐ3 với phía Đông Sông Hồng
3 Tuyến số 3 Nhổn – ga Hà Nội –
Hoàng Mai 26
Nối khu vực phía tây với trung tâm thành phố và khu vực phía nam thành phố
4 Tuyến số 4
Mê Linh – Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy/ Hoàng Mai – VDD,5 – Cổ Nhuế - Liên Hà
54
Trƣớc mắt là tuyến xe buýt nhanh, kết nối với các tuyến số 1, số 2, số 3 và số 5
5 Tuyến số 5 Nam Hồ Tây – Ngọc
Khánh – Láng – Hòa Lạc 14,5
Kết nối trung tâm thành phố Hà Nội với các khu đô thị dọc theo hành lang Láng – Hòa Lạc
6 Tuyến số 6 Nội Bài – khu đô thị phía
Tây – Ngọc Hồi 43
Xây dựng trên cơ sở tuyến đƣờng sắt vành đai phía tây
7 Tuyến số 7
Mê Linh – Đô thị mới phía Tây, Nhổn, Vân Canh, Dƣơng Nội
35 Kết nối chuỗi đô thị mới
phía Tây
Tổng 256,5
Hệ thống giao thông các đô thị vệ tinh đƣợc quy hoạch thống nhất đồng bộ và hiện đại, phù hợp tính chất chức năng và điều kiện đặc thù của các đô
thị đảm bảo liên hệ nhanh chóng với đô thị trung tâm và các đô thị khác. Mạng lƣới đƣờng đô thị đƣợc phân cấp phân loại rõ ràng theo chức năng: Hệ thống đƣờng chính đô thị; mạng lƣới đƣờng khu vực; Hệ thống các công trình phục vụ giao thông.
Hệ thống các công trình phục vụ giao thông đáp ứng đủ nhu cầu và đƣợc xây dựng hiện đại: Xây dựng mới các nút giao cắt khác mức trên các đƣờng trục chính đô thị; Dành đủ đất bố trí bãi đỗ xe ô tô công cộng.
3.1.3. Dự báo nhu cầu VTHK liên tỉnh và định hướng phát triển vận tải khách bằng ôtô theo tuyến cố định
3.1.3.1 Dự báo nhu cầu VTHK liên tỉnh (toàn quốc)
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả dự báo nhu cầu VTHK liên tỉnh năm 2020
Đơn vị: 1000 lượt HK
Phƣơng thức vận tải Năm 2020
Khối lƣợng Thị phần(%)
Đƣờng bộ 1.105.231 93,2%
Đƣờng sắt 40.021 3,4%
Đƣờng thủy nội địa 2.007 0,2%
Hàng không 38.389 3,2%
Tổng 1.185.648 100,0%
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả dự báo nhu cầu VTHK năm 2030
Đơn vị: 1000 lượt HK
Phƣơng thức vận tải Năm 2030
Khối lƣợng Thị phần(%)
Đƣờng bộ 2.274.927 92,0%
Đƣờng sắt 115.965 4,7%
Đƣờng thủy nội địa 2.539 0,1%
Hàng không 78.208 3,2%
Tổng 2.471.639 100,0%
(Nguồn: Viện chiến lược và phát triển GTVT – Năm 2015)
3.1.3.2 Định hướng phát triển vận tải khách bằng ôtô theo tuyến cố định
Về tổng thể, VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định là một bộ phận cơ bản cấu thành trong hệ thống GTVT theo hƣớng đồng bộ, hợp lý giữa các phƣơng thức vận tải gồm: đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng sông và đƣờng hàng không, từng bƣớc đi vào hiện đại nhằm góp phần đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020.
Xây dựng và ban hành hoàn thiện, đầy đủ và có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo mức độ che phủ rộng khắp có tính ổn định lâu dài.
VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định sẽ phát triển theo định hƣớng chỉ đảm nhận nhu cầu vận tải trong cự ly ngắn và trung bình. Khoảng cách xa hơn sẽ do các phƣơng thức vận tải khác đảm nhận nhƣ: đƣờng sắt, hàng không.
Nhà nƣớc sẽ hoàn thiện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định các điều kiện về đảm bảo an toàn giao thông, chất lƣợng dịch vụ vận tải áp dụng bắt buộc tại các đơn vị có tổ chức hoạt động vận tải dù kinh doanh hay không kinh doanh để siết chặt những đơn vị vận tải có năng lực yếu không đảm bảo các yêu cầu theo quy định sẽ phải tự đổi mới hoặc sát nhập
với đơn vị khác hoặc giải thể để tạo môi trƣờng lành mạnh cho các đơn vị VTHK có năng lực, quy mô và uy tín phát triển, triệt tiêu cạnh tranh không lành mạnh, giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo vệ môi trƣờng....
Về tổ chức quản lý hoạt động vận tải tại các đơn vị vận tải sẽ theo hƣớng tích tụ nguồn vốn, phƣơng tiện, nhân lực, công nghệ kỹ thuật... để hình thành những đơn vị vận tải có quy mô lớn, hiện đại và văn minh để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của ngƣời dân.
Áp dụng công nghệ thông tin rộng rãi, kết nối thông suốt giữa các cơ quan quản lý với các bến xe, đơn vị vận tải trong cả nƣớc tạo thành một hệ thống thông suốt từ trung ƣơng đến địa phƣơng, nâng cao khả năng thu thập thông tin và tổ chức, điều hành hoạt động vận tải một cách linh hoạt, chủ động trong các tình huống cần sự phối hợp giữa nhiều cơ quan, đơn vị, đồng thời nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Hoàn thành quy hoạch mạng lƣới tuyến vận tải khách tại các địa phƣơng trong toàn quốc theo hƣớng sẽ có tất cả các tuyến vận tải khách cố định nối liền từ tất cả các xã đến huyện đến thành thị và kết nối giữa các địa phƣơng với nhau; công bố công khai từng tuyến vận tải về: lịch trình xe xuất bến, đơn vị thực hiện, giá vé, chất lƣợng dịch vụ trên tuyến để hành khách lựa chọn.
Phát triển, đổi mới phƣơng tiện vận tải theo hƣớng hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật đạt mức tiên tiến trong khu vực; khuyến khích, tăng cƣờng sử dụng nhiên liệu sạch, công nghệ năng lƣợng mới vào vận chuyển khách.
Hoàn thiện quy hoạch hệ thống các dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải nhƣ: Trạm dừng nghỉ, bến xe, bãi đỗ xe,... đảm bảo các điều kiện hoạt động theo quy định. Tại những trung tâm đô thị có tỷ lệ dân cƣ cao thì phải có Bến xe đạt tiêu chuẩn nhất định theo hƣớng tiện nghi, hiện đại đáp ứng cao nhất nhu cầu của hành khách.
3.2. Hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
3.2.1. Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định đáp ứng nhu cầu của thị trường vận tải hành khách
Sắp xếp các tuyến vận tải theo nguyên tắc phục vụ đa số và đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời dân, tập trung tại các khu vực phát triển mạnh về dân số, hạ tầng giao thông đô thị, kết nối thuận tiện, đa dạng với các loại hình vận tải khác.
Đối với các tuyến VTHK cố định liên tỉnh có tần suất chạy xe với mức độ cao, cự li vận chuyển dƣới 60km chuyển thành các tuyến buýt kế cận theo lộ trình.
Các tuyến đƣợc cấp phép phải bảo đảm các quy định hiện hành (bến xe đi - bến xe đến phải đƣợc công bố theo qui định; bến xe loại 4 trở lên mới đƣợc cấp phép tuyến từ 300km trở lên).
3.2.2. Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định theo hướng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Về tổng thể, VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định là một bộ phận cơ bản cấu thành trong hệ thống GTVT theo hƣớng đồng bộ, hợp lý giữa các phƣơng thức vận tải gồm: đƣờng sắt, đƣờng thủy và đƣờng hàng không, từng bƣớc đi vào hiện đại nhằm góp phần đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại vào năm 2020.
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm mức độ che phủ rộng khắp có tính ổn định lâu dài. VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định sẽ phát triển theo định hƣớng chỉ đảm nhận nhu cầu vận tải
trong cự ly ngắn và trung bình. Khoảng cách xa hơn sẽ do các phƣơng thức vận tải khác đảm nhận nhƣ: đƣờng sắt, hàng không.
Nhà nƣớc sẽ hoàn thiện ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định các điều kiện về bảo đảm an toàn giao thông, chất lƣợng dịch vụ vận tải áp dụng bắt buộc tại các đơn vị có tổ chức hoạt động vận tải dù kinh doanh hay không kinh doanh để siết chặt những đơn vị vận tải có năng lực yếu không bảo đảm các yêu cầu theo quy định sẽ phải tự đổi mới hoặc sát nhập với đơn vị khác hoặc giải thể để tạo môi trƣờng lành mạnh cho các đơn vị VTHK có năng lực, quy mô và uy tín phát triển, triệt tiêu cạnh tranh không lành mạnh, giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo vệ môi trƣờng....
Về tổ chức quản lý hoạt động vận tải tại các đơn vị vận tải sẽ theo hƣớng tích tụ nguồn vốn, phƣơng tiện, nhân lực, công nghệ kỹ thuật... để hình thành những đơn vị vận tải có quy mô lớn, hiện đại và văn minh để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của ngƣời dân.
Áp dụng công nghệ thông tin rộng rãi, kết nối thông suốt giữa các cơ quan quản lý với các bến xe, đơn vị vận tải trong cả nƣớc tạo thành một hệ thống thông suốt từ trung ƣơng đến địa phƣơng, nâng cao khả năng thu thập