7. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Cƣ
Cƣ Jút
2.3.1. u điể
QLNN đối với công tác BV&PTR trên địa bàn huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông giai đoạn từ năm 2013 ÷ 2017 và quý I năm 2018 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Những kết quả đạt được trong QLNN vể BV&PTR được thể hiện cụ thể sau:
Thứ nhất, công tác ban hành quy hoạch, văn bản quy phạm pháp luật ở tỉnh Đắk Nông đã thống nhất với chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước đồng thời phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của địa phương.
Bên cạnh số lượng các văn bản được ban hành được tăng lên thì chất lượng các văn bản ngày càng phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn QLNN về BV&PTR. Việc tổ chức thực hiện các văn bản trong thực tiễn QLNN về BV&PTR ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng đáng khích lệ.
Thứ hai, về hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BV&PTR hiện nay đã được xác định rõ về chức năng, thẩm quyền. Hệ thống các cơ quan quản lý BV&PTR được tổ chức thống nhất. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý được xác lập từ tỉnh đến huyện, xã đóng góp tích cực cho sự nghiệp QLNN về BV&PTR ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông trong những năm qua.
Đối với cấp tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triền nông thôn là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh quản lý nhà nước về lâm nghiệp, tham mưu cho Sở có hai Chi cục là Chi cục Kiếm lâm và Chi cục Lâm nghiệp với đầy đủ phòng, ban chuyên môn. Trong đó, Chi cục Lâm nghiệp phụ trách chủ yếu về công tác phát triển rừng còn Chi cục Kiểm lâm thực hiện chức năng chính là BV&PTR bằng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BV&PTR trên địa bản tỉnh. Hai Chi cục bên cạnh thực hiện chức năng riêng của mình còn phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung là BV&PTR.
Đối với cấp huyện, có Hạt Kiếm lâm và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND huyện quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa
bàn huyện, Hạt kiểm lâm có các Trạm Kiểm lâm địa bàn liên xã để kiểm tra, giám sát hoạt động BV&PTR.
Đối với cấp xã, có cán bộ Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho Chủ tịch UBND xã quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
Thứ ba, ngoài ra, còn có các đơn vị, tố chức khác như Quân đội, Đoàn thanh niên, Hợp tác xã được giao đất, giao rừng để quản lý, bảo vệ và phát triền rừng. Vai trò của các tổ chức, chủ thể khác ngoài cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp được nâng lên và đóng vai trò quan trọng đối với công tác BV&PTR. Bên cạnh chủ thể chính là UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, các tổ chức Hội Phụ nữ, Hội Nông dân đang dần khẳng định được vị trí của mình, đóng góp vai trò trong công tác BV&PTR trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói chung và địa bàn huyện Cư Jút nói riêng.
Thứ tư, công tác tuyên truyền phố biến, giáo dục pháp luật về quản lý BV&PTR và quản lý lâm sản được quan tâm thực hiện thường xuyên.
Thứ năm, công tác phòng cháy chữa cháy rừng được sự chi đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND huyện Cư Jút đã kịp thời khắc phục và ngăn chặn được tình trạng cháy rừng, giảm đáng kể nhiều vụ cháy rừng so với giai đoạn trước đây.
Thứ sáu, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vụ việc vi phạm lâm luật. Từ năm 2013 ÷ 2017 và 03 tháng đầu năm 2018 các cấp, các ngành đã phát hiện xử lý 143 vụ vi phạm pháp luật về BV&PTR, trong đó khởi tố hình sự 21 vụ với 44 bị can, tịch thu 196.980 m3 gỗ các loại và 456 kg động vật rừng, 92 phương tiện các loại, thu nộp ngân sách nhà nước 2.300.736 tỷ đồng (Trong đó: tiền phạt hành chính 950.250 triệu đồng; tiền bán lâm sản, phương tiện 1.350.468 tỷ đồng).
2.3.2. ạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, QLNN về BV&PTR ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế cụ thể sau:
Thứ nhất, trong công tác xây dựng, nghiên cứu và ban hành văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn có hạn chế. Công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật
về BV&PTR vẫn còn chậm trễ, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn BV&PTR trên địa bàn tỉnh. Nhiêu lĩnh vực trong công tác BV&PTR chưa được thể hiện đầy đủ trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chủ yếu là về công tác phòng cháy chữa cháy rừng trong khi đó công tác khắc phục và ngăn chặn sâu bệnh hại rừng và quản lý lâm sản lại ít được đề cập trong các văn bản chỉ đạo về công tác BV&PTR.
Thứ hai, tỷ lệ cán bộ Kiểm lâm phụ trách quản lý rừng các xã còn ít, gây khó khăn trong quản lý BV&PTR. Tình trạng phát rừng làm rẫy, khai thác lâm sản tự do ở trong rừng, săn bắt động vật rừng trái phép đang còn phổ biến. Địa bàn hoạt động rộng lớn cùng đội ngũ cán bộ Kiểm lâm địa bàn mỏng, địa hình phức tạp đã làm giảm hiệu quả công tác quản lý BV&PTR ở những xã vùng sâu, vùng xa của huyện Cư Jút.
Thứ ba, công tác xã hội hóa về quản lý BV&PTR ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông vẫn còn chậm, sự tham gia của nhiều chủ thế trong xã hội chưa nhiều. Công tác xã hội hóa về quản lý BV&PTR còn được thể hiện ở việc giao đất, cho thuê đất rừng. Việc giao đất, giao rừng còn có sự chồng chéo, trùng lặp giữa các hộ gia đình với tổ chức, giữa các tổ chức với nhau gây khó khăn cho công tác quản lý, đầu tư BV&PTR. Phần lớn rừng và đất rừng đang do các chủ rừng Nhà nước quản lý và sử dụng, trong khi đó các thành phần kinh tế khác quản lý diện tích đất rừng còn ít, trong hơn 1.396,5 ha rừng phòng hộ, chỉ có 789,85 ha do các thành phần kinh tế khác quản lý, 395,71 ha giao cho công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Lâm nghiệp quản lý. Việc đầu tư cho BV&PTR chưa được các cấp ủy chính quyền quan tâm đúng mức theo quy định của Luật BV&PTR, chủ yếu đang dựa vào nguồn ngân sách của Nhà nước.
Thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BV&PTR ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông trong những năm qua còn tồn tại nhiều bất cập. Công tác tuyên truyền vần còn hình thức, nội dung chậm thay đổi chưa phù hợp với thực tiễn BV&PTR ở địa phương.
Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về BV&PTR ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông đã thực hiện và đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm lâm luật. Tình trạng khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản diễn ra nhiều nơi và phức tạp trên địa bàn huyện. Hầu hết các vụ việc nêu trên khi các cơ quan chức năng kiểm tra phát hiện, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, khi đó chủ rừng và chính quyền địa phương các xã mới vào cuộc. Nhiều nơi người dân xem việc khai thác gỗ trái phép như là một nghề làm ăn và thậm chí tổ chức cả một số đông để thực hiện, nhưng chính quyền xã thiếu kiểm soát và không có biện pháp chấn chỉnh. Tình trạng chống người thi hành công vụ tăng và ngày càng diễn biến phức tạp.
Thứ sáu, tình trạng cháy rừng vẫn còn diễn ra gây thiệt hại nghiêm trọng về diện tích rừng trên địa bàn huyện.
Thứ bảy, việc điều tra, kiểm kê, thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng số liệu còn thiếu độ tin cậy. Công tác kiểm kê, thống kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng mới chỉ dừng lại ở việc thống kê, báo cáo, chưa có chương trình điều tra, kiểm kê, ứng dụng các phần mềm vào thống kê, theo dõi diễn biến rừng hàng năm.
Số liệu về hiện trạng tài nguyên rừng đến năm 2014 mới được kiểm kê lại, hàng năm có bổ sung, cập nhật ở những vùng có biến động lớn và vùng có đầu tư khảo sát xây dựng phương án, đề án, dự án nhưng độ tin cậy không cao. Do vậy, các cơ quan quản lý, các chủ rừng không nắm chắc chất lượng, trữ lượng rừng được giao quản lý, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, quản lý của các cấp.
Thứ tám, việc phát triển rừng sản xuất chưa thực sự đi theo hướng thâm canh, tăng năng suất và giá trị; tình trạng trồng rừng quảng canh, thiếu kỹ thuật của các hộ dân vẫn còn phổ biến.
Việc phát triển rừng sản xuất từ trước đến nay chủ yếu do các hộ gia đình và một số công ty lớn tự bỏ vốn đầu tư, ngân sách hỗ trợ còn hạn chế, người dân miền núi điều kiện đang còn khó khăn, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật nên chưa có điều kiện đầu tư trồng rừng thâm canh mà chủ yếu đang tự phát, quảng canh, nên năng suất
rừng trồng chưa cao. Các chính sách khuyến khích phát triển một số loài cây chủ lực, cây bản địa quý hiếm, phục vụ nhu cầu gia dụng và xuất khẩu chưa được quan tâm, chậm ban hành.
Thứ chín, công tác tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật về BV&PTR trong những năm qua vần được tổ chức thực hiện. Tuy nhiên nhìn chung vẫn còn thiếu tính tổng hợp, hình thức. Việc tổng kết việc thực hiện BV&PTR chủ yểu ở các báo cáo, tống kết, còn nặng về thành tích, chưa khách quan về những hạn chế, khuyết điểm. Công tác BV&PTR thường được tổng kết chung với công tác phát triển rừng và đánh giá việc thực hiện theo các dự án, do vậy đối với riêng công tác BV&PTR chưa được tổng kết đầy đù, toàn diện.
2.3.3. guyên nh n của những hạn chế
QLNN về BV&PTR ở huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông còn tồn tại những hạn chế do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, địa bàn hoạt động rộng lớn, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp... đã làm giảm hiệu qủa công tác QLNN về BV&PTR.
Thứ hai, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách lâm nghiệp thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng với chủ trương xã hội hoá nghề rừng và cơ chế kinh tế thị trường. Thậm chí còn có sự chồng chéo, khó thực hiện ở một số văn bản. Chưa bổ sung kịp thời những cơ chế chính sách mới hỗ trợ phát triển rừng sản xuất, đặc biệt là rừng tự nhiên sản xuất chưa đủ trữ lượng khai thác chính nhằm tạo ra những khu rừng gỗ lớn phục vụ nhu cầu chế biến lâm sản.
Thứ ba, đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Cư Jút gặp rất nhiều khó khăn, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nghề rừng. Ý thức chấp hành pháp luật về BV&PTR, phòng cháy chữa cháy rừng của nhân dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thiếu đất ở, đất sản xuất đã chặt phá, lấn chiếm đất rừng.
Thứ tư, nhu cầu sử dụng lâm sản của xã hội ngày càng tăng, giá trị các sản phẩm gỗ tăng cao, nhất là gỗ rừng tự nhiên, gỗ quý, trong khi gỗ rừng trồng và các vật liệu thay thế khác chưa đáp ứng được. Mặt khác hoạt động của "Lâm tặc" ngày càng tinh vi, có tổ chức và ngang ngược.
Thứ năm, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ngày càng cao nên một số diện tích rừng tự nhiên phải chuyển mục đích sử dụng ra khỏi lâm nghiệp phục vụ công trình thủy lợi, khu tái định cư, đường giao thông…
Thứ sáu, sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho hoạt động lâm nghiệp vẫn còn hạn chế. Một số chủ trương, dự án được phê duyệt, triển khai thực hiện nhưng lại không được cấp kinh phí như công tác giao rừng, dự án theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, kiểm kê, trồng khoanh nuôi, BV&PTR phòng hộ, đặc dụng...
Thứ bảy, chính quyền một số xã, một số chủ rừng và cơ quan chuyên môn chưa ý thức đầy đủ và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật. Một số nơi còn thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý.
Việc điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp, của các cơ quan chuyên môn còn chưa thường xuyên, thiếu kế hoạch cụ thể và chưa quyết liệt, nhất là việc kiểm tra vận chuyển, chế biến lâm sản, kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ của cấp dưới. Công tác báo cáo, nắm bắt thông tin, tổ chức dự báo tình hình chưa đảm bảo nên nhiều việc chưa có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Thứ tám, tổ chức bộ máy quản lý lâm nghiệp còn bất cập, nhiều việc còn chồng chéo không được phân định rõ. Biên chế của lực lượng Kiểm lâm và BV&PTR còn thiếu so với tiêu chuẩn quy định, cấp xã thiếu cán bộ chuyên trách về lâm nghiệp. Năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý, các chủ rừng còn nhiều hạn chế. Trang thiết bị, phương tiện cho công tác BV&PTR còn thiếu chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, cơ sở vật chất còn nghèo nàn; hệ thống trạm trại còn bất cập; đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ chín, các cơ quan quản lý nhà nước trong thực thi pháp luật BV&PTR còn yếu, tính giáo dục, thuyết phục, răn đe còn hạn chế dẫn đến công tác BV&PTR
gặp nhiều khó khăn, chưa thực sự vững chắc. Trách nhiệm của các cấp, các ngành, của chủ rừng đã được pháp luật quy định nhưng công tác phân cấp, phân công chưa rõ ràng, đầy đủ và chưa có chế tài, hình thức kỷ luật, khen thưởng chưa thóa đáng.
Việc điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp, của các cơ quan chuyên môn còn chưa thường xuyên, thiếu kế hoạch cụ thể và chưa quyết liệt nhất là việc kiểm tra vận chuyển, chế biến lâm sán, kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ của cấp dưới. Một số nơi còn thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, bao che cho hành vi vi phạm. Tài nguyên rừng vẫn thường xuyên bị tác động tiêu cực như phát nương làm rầy, khai thác rừng trái phép, săn bắt dộng vật hoang dã, cháy rừng, làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn dứt điềm, phần lớn diện tích rừng do chính quyền xã quản lý không kiểm soát được, cản trở đến công tác BV&PTR trên địa bàn huyện.
Thứ mười, sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng Kiểm lâm, Công an, Quân đội và các Tổ chức chính trị - xã hội khác trong tổ chức thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng chưa thường xuyên, tính chủ động của các ngành còn hạn chế, nhiều lúc, nhiều nơi còn thiếu gắn bó, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả phối hợp chưa cao. Việc điều tra, xử lý các vụ chống người thi hành công vụ còn chưa nghiêm minh, kéo dài, chưa trừng trị thích đáng kẻ chủ mưu, nên chưa có tác dụng giáo dục, răn đe đối tượng vi phạm, dẫn tới một số đối tượng phá rừng, khai thác rừng trái phép có biểu hiện coi thường pháp luật, thách thức cơ quan công quyền và chính quyền địa phương.
Các nguyên nhân cơ bản trên đã dần đến sự hạn chế, yếu kém trong công tác QLNN về BV&PTR trên địa bàn huyện Cư Jút trong những năm vừa qua.
Tiểu kết chƣơng 2
Công tác QLNN đối với BV&PTR và phát triển rừng là vấn đề cấp bách hiện nay, không chỉ riêng của ngành lâm nghiệp mà là trách nhiệm chung của toàn Đảng,