Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 43 - 54)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở một số địa

1.4.1. Tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc; có diện tích tự nhiên 3.533 km2, dân số trên 1,2 triệu ngƣời, trong đó có gần 70% dân số ở nông thôn. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính (02 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện) với 180 xã, phƣờng, thị trấn; trong đó, có 124 xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, có 36 xã đặc biệt khó khăn theo tiêu chí của Chính phủ [49].

Năm 2011, khi bắt đầu triển khai thực hiện Chƣơng trình Xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thái Nguyên có tới 138/143 xã (96,5%) đạt dƣới 10 tiêu chí, chỉ có 05/143 xã (3,5%) đạt từ 10 tiêu chí trở lên; thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 14,28 triệu đồng/ngƣời/năm; tỷ lệ hộ nghèo cao (20,57%).

Với sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đến đầu năm 2018, toàn tỉnh Thái Nguyên đã có 68 xã, tƣơng đƣơng 47,5% số xã đƣợc công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Số tiêu chí bình quân đạt đƣợc là 15,27 tiêu chí/xã. Thu nhập bình quân đầu ngƣời dân khu vực nông thôn đạt 33,84 triệu đồng/ngƣời/năm, tăng gấp 4 lần; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62,78%, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2008…[47].

Giai đoạn 2016-2018, toàn tỉnh Thái Nguyên đã huy động đƣợc trên 23,6 nghìn tỷ đồng để thực hiện các tiêu chí NTM. Trong đó, vốn ngân sách Trung ƣơng hơn 454 tỷ đồng, ngân sách địa phƣơng trên 1.804 tỷ đồng, vốn lồng ghép từ các chƣơng trình, dự án khác trên 626 tỷ đồng, vốn huy động từ ngƣời dân và cộng đồng trên 860 tỷ đồng, vốn tín dụng của ngân hàng cho ngƣời dân vay phát triển sản xuất trên 19.000 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp hơn 812 tỷ đồng.

Với những thành tích xuất sắc trong XD NTM, Thái Nguyên vinh dự là 1 trong 13 tỉnh của cả nƣớc đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng Nhất tại lễ biểu dƣơng, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Cả nƣớc chung sức xây dựng NTM”, giai đoạn 2010-2015. Thái Nguyên hiện cũng là tỉnh có tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới cao nhất vùng trung du miền núi phía Bắc; là một trong những địa phƣơng sớm ban hành Bộ tiêu chí về xã “Nông thôn mới kiểu mẫu”, xóm “Nông thôn mới kiểu mẫu” và hộ gia đình nông thôn theo Quyết định số 1164/QĐ-UBND ngày 15/05/2017 nhằm đẩy mạnh hơn nữa công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phƣơng [49].

Để đạt đƣợc những kết quả trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm về quản lý nhà nƣớc trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên nhƣ sau:

Thứ nhất, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến về các chủ trƣơng, chính sách về xây dựng NTM.

Thứ hai, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hƣớng dẫn, đôn đốc, phối hợp với các địa phƣơng rà soát, xây dựng kế hoạch, giải pháp triển khai thực hiện kịp thời, quyết liệt đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao; ngoài nguồn vốn Chƣơng trình NTM đã đƣợc phân bổ, các Sở, ngành chủ động bố trí lồng ghép nguồn lực của đơn vị mình và huy động mọi nguồn vốn hợp pháp khác để giúp các địa phƣơng thực hiện các nhiệm vụ, nội dung xây dựng NTM.

Thứ ba, chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác nông thôn mới. Tập huấn, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xây dựng NTM các cấp và cán bộ xóm thuộc CTMTQG XDNTM tỉnh Thái Nguyên.

Thứ tư, cùng với đó, tăng cƣờng kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố, thị xã trong việc triển khai thực hiện XDNTM tại địa phƣơng, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM.

1.4.2. Tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ. Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Hà Tĩnh đạt gần 1.229.300 ngƣời [36], đa phần sống ở nông thôn (1.032.500 ngƣời, chiếm 78,5% [35]). Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 31 dân tộc cùng sinh sống. Trong đó dân tộc kinh là đông nhất với 1.224.869 ngƣời, còn lại là dân tộc thiểu số. Hà Tĩnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện, trong đó có với 262 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 12 thị trấn, 21 phƣờng và 229 xã [37]. Kinh tế Hà Tĩnh chủ yếu dựa vào nông, lâm, ngƣ nghiệp và thủ công nghiệp. Phần lớn diện tích đất canh tác là trồng lúa, còn lại chủ yếu là cây công nghiệp thƣơng phẩm và hoa màu.

Khi bƣớc vào xây dựng nông thôn mới, bình quân Hà Tĩnh mới đạt 3,5 tiêu chí và có đến 52% số xã đạt dƣới 5 tiêu chí, trong đó có 20 xã không đạt tiêu chí nào, tỷ lệ hộ nghèo lên đến 23,91%… .

Sau 8 năm xây dựng, ngoài thực hiện Bộ tiêu chí theo quy định của Trung ƣơng (gồm 19 tiêu chí), tỉnh Hà Tĩnh còn bổ sung tiêu chí thứ 20 (khu dân cƣ nông thôn mới kiểu mẫu, vƣờn mẫu). Đến nay bức tranh về nông nghiệp, nông thôn và nông dân Hà Tĩnh đã có sự đổi thay căn bản, toàn diện, nổi bật, mới mẻ trên tất cả các lĩnh vực. Tỉnh đã xây dựng và triển khai 28 quy hoạch, 18 đề án và hệ thống các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, đảm bảo có tính chiến lƣợc, phù hợp với mục tiêu nghị quyết và thực tiễn sản xuất, đời sống ngƣời dân [5].

Từ năm 2011 đến cuối năm 2017, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chƣơng trình xây dựng NTM đạt 100.226 tỷ đồng, trong đó, vốn trực tiếp cho Chƣơng trình 5.185 tỷ đồng; vốn lồng ghép 6.814 tỷ; vốn tín dụng 80.534 tỷ; vốn DN góp 2.127 tỷ đồng; dân đóng góp 4.702 tỷ và vốn huy động từ nguồn khác

hơn 861 tỷ đồng. Ngoài ra có 111 đơn vị đƣợc UBND tỉnh giao, chấp thuận đỡ đầu cho 173 xã; các huyện, TX, TP kêu gọi đƣợc 745 tổ chức, cá nhân tài trợ thực hiện Chƣơng trình với tổng kinh phí đỡ đầu tài trợ hơn 1.253 tỷ [48].

Với những thành tích xuất sắc trong xây dựng NTM, Hà Tĩnh vinh dự là 1 trong 13 tỉnh của cả nƣớc đƣợc Chủ tịch nƣớc tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động hạng Nhất tại lễ biểu dƣơng, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Cả nƣớc chung sức xây dựng NTM”, giai đoạn 2010-2015 [5]. Hà Tĩnh cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nƣớc có 2 xã miền núi, biên giới đạt chuẩn NTM (xã Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, huyện Hƣơng Sơn), là một trong những tỉnh đầu tiên có 100% xã hoàn thành quy hoạch xây dựng NTM. Tổng số xã đạt chuẩn đến cuối năm 2018 là 158 xã, (chiếm 68,99% tổng số xã ), về đích trƣớc thời hạn 2 năm so với chỉ tiêu của Trung ƣơng và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII. Nghi Xuân đạt chuẩn huyện NTM trƣớc thời hạn 2 năm [48].

Qua những kết quả đạt đƣợc trong XDNTM của Hà Tĩnh, có thể rút ra một số kinh nghiệm nhƣ sau:

- Thứ nhất, xây dựng lộ trình và giải pháp huy động nguồn lực, cân đối nguồn vốn. Chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể đối với việc thực hiện những tiêu chí khó, cần nguồn lực lớn, không quá chờ đợi, dựa chủ yếu nguồn Ngân sách hỗ trợ trong năm đạt chuẩn; khắc phục tình trạng dồn việc xây dựng các công trình, hoàn thiện các tiêu chí vào năm đạt chuẩn.

- Thứ hai, kiên trì trong chỉ đạo, lãnh đạo XDNTM, xây dựng khu dân cƣ kiểu mẫu, phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc một cách tích cực, phát huy sự sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện, gắn mục tiêu, trách nhiệm với ngƣời đứng đầu

- Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biền về xây dựng nông thôn mới, đƣa ngƣời dân vào cuộc sâu hơn, gắn quyền lợi, trách nhiệm trong thực hiện chƣơng trình, khơi dậy đƣợc sức mạnh nội sinh to lớn trong nhân dân, góp phần XDNTM bền vững.

- Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác XDNTM từ Ban Chỉ đạo tới Văn phòng điều phối cũng nhƣ cán bộ trực tiếp thực hiện có phƣơng pháp, cách làm sáng tạo, tâm huyết, trách nhiệm, biết khơi dậy sức dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

- Thứ năm, thƣờng xuyên kiểm tra, sâu sát cơ sở. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm giữa các địa phƣơng, để hỗ trợ, động viên, khơi dậy mạnh mẽ phong trào thi đua, nâng chất lƣợng đạt chuẩn các tiêu chí; quan tâm công tác sơ tổng kết, khen thƣởng, vinh danh các tập thể, cá nhân điển hình.

1.4.3. Tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên với diện tích là 9.773 km2; có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (TP Đà Lạt, Bảo Lộc và 10 huyện); 147 đơn vị hành chính cấp xã (117 xã, 18 phƣờng và 12 thị trấn). Dân số trên 1,2 triệu ngƣời với 43 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 24,1% (riêng dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên chiếm khoảng 17%) [6].

Để hoàn thành kế hoạch XDNTM,tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, chú trọng mở rộng tuyên truyền đến từng địa bàn, từng hộ gia đình; cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, văn bản hƣớng dẫn của Trung ƣơng, đồng thời tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất để ban hành các chơ chế chính sách phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh.

Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh huy động đƣợc hơn 57.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ngân sách nhà nƣớc hơn gần 7 tỷ đồng, đạt gần 12%; vốn tín dụng hơn 36 tỷ đồng, đạt gần 60%; tổ chức, doanh nghiệp đóng góp gần 5 ngàn tỷ đồng, đạt gần 10%; vốn đóng góp của cộng đồng dân cƣ gần 10.000 tỷ đồng, đạt gần 19%...

Tính đến cuối năm 2018, nay có 87/116 xã đạt chuẩn nông thôn mới, với bình quân 17,3 tiêu chí/xã, ngoài huyện Đơn Dƣơng, huyện Đức Trọng đạt chuẩn nông thôn mới, cùng với đó Tp Đà Lạt - Bảo Lộc đƣợc công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; chƣơng trình giảm nghèo có nhiều chuyển biến

mới, với các nguồn lực đầu tƣ của nhà nƣớc và cộng đồng xã hội, diện mạo nông thôn và đời sống hộ nghèo ngày càng đƣợc cải thiện, đến nay tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,91%, hộ nghèo vùng đồng bào DTTS còn 9,56%, thu nhập bình quân đầu ngƣời gần 60 triệu đồng. An ninh chính trị, trật tự xã hội đƣợc giữ vững. Các lĩnh vực an toàn giao thông, văn hóa, y tế, giáo dục, cải cách hành chính đƣợc đảm bảo…. [51].

Một vài kinh nghiệm về XDNTM và quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới cho tỉnh Gia Lai

- Thứ nhất, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, nhất là ngƣời đứng đầu phải có quyết tâm chính trị cao, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, sâu sát, trách nhiệm, có kế hoạch cụ thể thực hiện; phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của cán bộ cơ sở và cộng đồng dân cƣ.

- Thứ hai, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, bồi dƣỡng, tập huấn trên cơ sở triển khai thực hiện các chƣơng trình, nội dung, cách làm sát thực, nhằm nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và ngƣời dân về xây dựng NTM.

- Thứ ba, chú trọng sơ, tổng kết, đánh giá và bình chọn, biểu dƣơng, khen thƣởng những tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật trong XDNTM, địa phƣơng có cách làm hay, mô hình tốt trong xây dựng nông thôn mới.

- Thứ tư, có cơ chế huy động các nguồn lực và quy định phù hợp tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc để xây dựng nông thôn mới.

1.4.4. Một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Từ thực tiễn xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới của một số quốc gia và địa phƣơng trong nƣớc nói trên, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Gia Lai nhƣ sau:

Thứ nhất, phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thƣờng xuyên sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và phối hợp chặt chẽ của các

ban, ngành, đoàn thể. Trong đó, ngƣời đứng đầu cấp ủy và chính quyền có vai trò quan trọng. Thực tiễn cho thấy nơi nào các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự quan tâm vào cuộc thƣờng xuyên, quyết liệt thì trong cùng hoàn cảnh còn nhiều khó khăn vẫn tạo ra sự chuyển biến rõ nét.

Thứ hai, phải có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phƣơng thông qua lựa chọn nội dung, nhiệm vụ ƣu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. Có phƣơng thức huy động và sử dụng lồng ghép các nguồn lực phù hợp.

Thứ ba, phải có hệ thống chỉ đạo, đồng bộ, hiệu quả; có bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉ đạo có hiệu quả .

Thứ tư, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hƣởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công của Chƣơng trình.

Thứ năm, xây dựng nông thôn thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trong phạm vi của Chƣơng 1, tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới. Cụ thể đã đƣa ra những khái niệm cơ bản nhƣ: nông thôn, nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới, quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới. Thông qua các luận cứ, trên cơ sở các tài liệu khoa học và quan điểm cá nhân, tác giả cũng làm sáng tỏ những vấn đề về sự cần thiết của xây dựng nông thôn mới cũng nhƣ vai trò và nội dung của công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới từ đó khẳng định rằng công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới là vô cùng quan trọng, cần thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán.

Ngoài việc làm rõ những vấn đề lý luận, tác giả cũng đƣa ra kinh nghiệm của một số nƣớc và một số địa phƣơng khác để rút ra bài học kinh nghiệm quý báu về quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới cho tỉnh Gia Lai.

Tất cả những căn cứ trên làm nên hệ thống cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới. Là tiền đề để phân tích, đánh giá thực trạng của chƣơng 2 cũng nhƣ đƣa ra những yêu cầu và đề xuất giải pháp, kiến nghị trong chƣơng 3 của đề tài nghiên cứu này.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

2.1. Những yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới

Gia Lai nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên. Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum; Phía Nam giáp tỉnh Đăk Lắk; Phía Đông giáp tỉnh Bình Định, Phú Yên; Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri (Campuchia) với 90 km đƣờng biên giới quốc gia.

Toàn tỉnh có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 14 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố), 222 xã, phƣờng, thị trấn trong đó có 184 xã, 2.161 thôn, làng, tổ dân phố trong đó thành phố Plieku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và là trung tâm thƣơng mại của tỉnh.

Tổng dân số toàn tỉnh năm 2014 là 1.377.819 ngƣời, trong đó dân số sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)