Định hƣớng thực hiện hoạt động quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 90 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Định hƣớng thực hiện hoạt động quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn

Tiếp tục quán triệt tinh thần, nội dung Nghị quyết số 26-NQ/TW và các quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo.

Đại hội Đảng lần thứ XII đã tiếp tục chỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp cơ cấu lại

nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016 – 2020 là “tập

trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống của nông dân”[15, tr.281]

Đảng ta xác định cần “Tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng

nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2020 khoảng 40 - 50 % số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Rà soát, hoàn hiện cơ chế, chính sách và tiêu chí xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc thù từng vùng. Quy hoạch lại các điểm dân cư phân tán tại địa bàn miền núi, đồng bào dân tộc. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, tín dụng ưu đãi và

huy động các nguồn lực ngoài nhà nước để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội…”[15, tr. 283-284].

Tiếp tục thực hiện CTMTQG XDNTM giai đoạn 2016-2020 nhằm “xây

dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững” [29].

Đối với địa phƣơng, tiếp tục quán triệt các chủ trƣơng, chính sách về XDNTM đã đƣợc ban hành nhƣ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 19/7/2011 của Tỉnh ủy Gia Lai tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIV) về xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai đến năm 2020, Nghị quyết số 01/NQ-ĐH ngày 16/10/2015 của Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Gia Lai với mục tiêu đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13/02/2018 về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Quyết định số 712/QĐ-UBND ngày 29/9/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Gia Lai chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020. Quyết định số 67/QĐ-UBND ngày 12/02/2018 về việc phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020 (thay thế cho Quyết định 544/QĐ-UBND ngày 15/08/2016 về phê duyệt Đề án XDNTM tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020).

Thực tế đến nay có thể thấy, XDNTM trên địa bàn tỉnh đã đạt đƣợc một số kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên so với mục tiêu đề ra, thì chƣa đạt. Trong thời gian tới, phải thực hiện rất nhiều những nhiệm vụ, giải pháp khác nhau để hoàn thành mục tiêu của chƣơng trình. Do đó công tác quản lý nhà nƣớc về XDNTM cần phải dựa vào những định hƣớng cơ bản của Đảng, Nhà nƣớc ở Trung ƣơng, cũng nhƣ địa phƣơng để đạt đƣợc mục tiêu cao nhất.

Dƣới đây là một số quan điểm định hƣớng cơ bản cho công tác quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới bảo đảm hiệu quả XDNTM trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tiếp theo:

Thứ nhất, xác định XDNTM là chủ trƣơng lớn để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cƣ dân nông thôn; là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị. Trong đó cấp ủy Đảng và chính quyền cơ sở đóng vai trò lãnh đạo, điều hành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động; nông dân vừa là chủ thể thực hiện vừa là đối tƣợng thụ hƣởng thành quả đạt đƣợc.

Thứ ba, thực hiện XDNTM phù hợp với đặc điểm từng địa phƣơng, từng vùng, theo các bƣớc đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn. Không nóng vội, duy ý chí, chạy theo thành tích trong XDNTM, là một cuộc “cách mạng” thực sự để thay đổi diện mạo, sức sống nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở địa phƣơng. Hơn thế nữa, mỗi vùng, địa phƣơng có những lợi thế khác nhau, làm sao để phát huy đƣợc lợi thế đó. Phải có cách làm, lộ trình, bƣớc đi thích hợp, không rập khuôn, cứng nhắc trong thực hiện dẫn tới “thành tích”, bề nổi trong thực hiện.

Thứ hai, XDNTM mới phải hƣớng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững. Để thực sự các xã sau khi xây dựng nông thôn mới là xã văn minh, giàu đẹp, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Không sa vào hình thức, chỉ tiêu, “gắng quá sức”, gây sức ép cho địa phƣơng, cho nhân dân, dẫn tới hoàn thành nhƣng nợ tiêu chí, nợ đọng xây dựng cơ bản, không mang lại những thay đổi thực chất cho địa phƣơng.

Thứ ba, XDNTM phải hƣớng tới phát huy vai trò chủ thể của ngƣời dân công, phát huy dân chủ ở cơ sở. XDNTM phải làm sao trở thành việc thƣờng xuyên của mỗi ngƣời, mỗi nhà, mỗi thôn xóm và từng địa phƣơng. XDNTM dựa vào nội lực cộng đồng dân cƣ là chính, có sự hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nƣớc; khuyến khích các thành phần kinh tế cùng tham gia; đảm bảo nguyên tắc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hƣởng thụ".

Thứ tư, XDNTM phải có tính kế thừa và lồng ghép với các chƣơng trình, dự án và các cuộc vận động khác

Thứ năm, coi xây dựng làng nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một giải pháp cơ bản, nền tảng để hoàn thành xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã nói chung. Dần đi sâu vào nội dung của chƣơng trình tiến tới XDNTM nâng cao, XDNTM kiểu mẫu.

3.3. Những giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh gia lai (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)