Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 64)

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở huyện Thạch

2.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng

trường.

Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Thạch Thất không có thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trƣờng.

Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Thạch Thất tiếp nhận hồ sơ đăng ký kế hoạch Bảo vệ môi trƣờng từ các dự án trên địa bàn huyện, thẩm định hồ sơ trình Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội cấp Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trƣờng.

Giai đoạn 2017-2019, xác nhận đăng ký 170 hồ sơ kế hoạch bảo vệ môi trƣờng cho các dự án, các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện.

2.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. trường.

Hàng năm UBND huyện thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên, môi

trƣờng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện, UBND các xã, thị trấn thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện gói thầu vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn huyện.

Phân công Chủ tịch, Phó Chủ tịch phụ trách công tác giám sát vệ sinh môi trƣờng tại các xã, thị trấn. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, các cơ quan chuyên môn của huyện thƣờng xuyên kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Từ năm 2017 đến hết năm 2019 phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện chủ trì phối hợp cùng các cơ quan liên quan đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đối với 55 đơn vị trên địa bàn. Phát hiện và xử lý vi phạm về bảo vệ môi trƣờng đối với với 12 đơn vị, tổng số tiền phạt nộp ngân sách là 660.000.000 đồng; Đã tiếp thu, giải quyết 25 lƣợt đơn kiến nghị, phản ánh của cử tri tại các kỳ họp HĐND huyện và HĐND thành phố liên quan lĩnh vực môi trƣờng. Báo cáo Bộ Quốc Phòng xử lý tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại các khu liên kết chăn nuôi của Đất Quốc Phòng tại xã Thạch Hòa, Yên Bình; Chỉ đạo xử lý khắc phục sự cố ô nhiễm môi trƣờng do cháy nhà xƣởng sản xuất tại Thôn 7, xã Hạ Bằng.

Hàng năm, các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trƣờng chỉ đƣợc áp dụng đối với một vài trƣờng hợp, thông thƣờng đều do ngƣời dân hoặc báo chí phản ánh.

Xử lý vi phạm hành chính là công cũ hữu hiệu nhƣng chƣa triệt để trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng. Nhiều cơ sở, đơn vị sau khi xử phạt vi phạm hành chính vẫn không khắc phục hậu quả, dẫn tới cơ quan quản lý nhà nƣớc phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dùng biện pháp cƣỡng chế để buộc các cơ sở, đơn vị chấp hành việc khắc phục hậu quả sau những hành vi vi phạm.

2.2.8. Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thực hiện Quyết định số 5444/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện tăng cƣờng chỉ đạo từng bƣớc hoàn thiện, nâng cao năng lực chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trƣờng từ huyện đến xã, thị trấn;

Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Thạch Thất là cơ quan tham mƣu, giúp việc cho UBND huyện Thạch Thất trong quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng, chịu sự chỉ đạo và hƣớng dẫn về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thành phố Hà Nội. Phòng hiện tại gồm 09 biên chế, trong đó có 04 biên chế làm công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng, gồm 01 đồng chí lãnh đạo là trƣởng phòng phụ trách chung, 01 đồng chí lãnh đạo là phó phòng phụ trách trực tiếp, 02 chuyên viên, chiếm 44% tổng biên chế quản lý nhà nƣớc về tài nguyên và môi trƣờng.

Trong số các biên chế thực hiên hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng đều là lực lƣợng trẻ, có năng lực, có trình độ chuyên môn cao, chuyên ngành phù hợp với hoạt động quản lý. Theo đó, có 3 ngƣời có trình độ Thạc sĩ (chiếm 75%), 1 ngƣời có trình độ Đại học (chiếm 25%), trong đó 02 chuyên viên trực tiếp làm công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện đều có chuyên ngành phù hợp (chuyên ngành Môi trƣờng). Do vậy, có thể thấy đội ngũ làm công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Thạch Thất đều có trình độ chuyên môn cao, chuyên ngành phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận.

Hơn nữa, tỉ lệ nam nữ đƣợc phân chia đồng đều 2 nam - 2 nữ cũng tạo ra hiệu quả làm việc cao hơn. Không có nghiên cứu nào đong đếm đƣợc mối quan hệ giữa hiệu quả làm việc giữa việc cao hay không cao với tỷ lệ giới tính trong bộ phận làm việc. Tuy nhiên, thực thế chỉ ra rằng có mối tƣơng quan, hỗ trợ tích cực hơn khi tỷ lệ giới tính đƣợc phân chia tƣơng đối cân bằng.

Bên cạnh nhân lực làm quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng cấp huyện. UBND huyện còn kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trƣờng tại cấp xã. Đến nay đã có 23/23 xã có cán bộ môi trƣờng.

Trên địa bàn huyện có 20/23 xã, thị trấn có tổ thu gom rác tự quản với 330 lao động.

UBND huyện Thạch Thất ban hành Quyết định số 1090/QĐ-UBND ngày 2/10/2016 của UBND huyện Thạch Thất về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Thạch Thất.

Thời gian qua, UBND huyện đã tập trung tăng cƣờng tuyên truyền, tập huấn tới đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế xã hội trong huyện về các văn bản quy phạm pháp luật về môi. Tuyên truyền về ý thức giữ gìn vệ sinh môi trƣờng, nếp sống văn minh, sạch đẹp.

Từ năm 2017 đến hết năm 2019, huyện đã tổ chức 02 Hội nghị triển khai, tập huấn các quy định mới về bảo vệ môi trƣờng; 12 lớp truyền thông về bảo vệ môi trƣờng tại các xã Chàng Sơn, Phú Kim, Tân Xã, Hạ Bằng, Yên Bình cho 3.000 lƣợt hội viên hội phụ nữ, Hội nông dân, đoàn thanh niên, học sinh về bảo vệ môi trƣờng, thu gom xử lý rác thải sinh hoạt tại chỗ, thu gom pin thải, thay thế túi nilon bằng làn nhựa và túi thân thiện với môi trƣờng; tổ chức Phát động ra quân hƣởng ứng ngày môi trƣờng thế giới năm 2017 tại xã Chàng Sơn, 2018 tại xã Thạch Xá, 2019 tổ chức phát động trên địa bàn huyện thu hút gần 2.000 lƣợt đoàn viên thanh niên, hội viên hội phụ nữ và đông đảo nhân dân trong huyện tham gia hƣởng ứng.

Năm 2019, tổ chức hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật tại Trƣờng Tiểu học Bình Phú, thu hút 400 em học sinh tham gia. Tổ chức tuyên truyền về ô nhiễm môi trƣờng nông nghiệp và truyền thông về bảo vệ môi trƣờng tại xã Tân Xã thu hút 200 hội viên hội phụ nữ và các tổ chức đoàn thể tham gia.

2.2.9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Việc ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật trong quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện Thạch Thất chƣa đƣợc quan tâm.

Chƣa có hệ thống quan trắc giám sát môi trƣờng dẫn tới quản lý còn lỏng lẻo, để xảy ra nhiều sai phạm nhƣng chƣa có hƣớng xử lý, khắc phục.

Hiện tại, cơ quan quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện chỉ dựa vào cảm quan để đánh giá theo kiểu nghe, nhìn, ngửi, thấy. Đây là một cách quan trắc không chính xác, không toát lên đƣợc thực trạng các vấn đề về môi trƣờng đang diễn ra.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên đia bàn nhất là tại các làng nghề, mặc dù đã có sự đầu tƣ máy móc, trang thiết bị hiên đại hơn nhƣng vẫn chƣa có đƣợc những ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để hạn chế tác nhân gây ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng, việc xây dựng và phát triển các mô hình về sản xuất đi đôi với hoạt động BVMT cũng đƣợc huyện chú trọng.

Đối với hoạt động nông nghiệp, Thực hiện quản lý và phát triển sản xuất theo các vùng đã quy hoạch để duy trì trồng rau, các loại củ, quả hoa, ngô nếp hàng hóa, dƣa chuột, ớt xuất khẩu do hợp tác xã Hƣơng Ngải, hợp tác xã Đại Đồng… thực hiện. Gần đây là diện tích trồng cây thanh long ruột đỏ đƣợc mở rộng lên 56ha ở các xã Lại Thƣợng, Bình Yên, Kim Quan, Yên Trung, Cẩm Yên, Tiến Xuân... Các mô hình này đƣợc sản xuất theo quy trình an toàn VietGAP, chú trọng yếu tố bảo vệ môi trƣờng đi đôi với nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm.

Chỉ đạo trên địa bàn huyện để hình thành và phát triển nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị gắn với quy hoạch vành đai xanh của thành phố.

Có thể thấy, trong điều kiện diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp, mô hình nông nghiệp an toàn, nông nghiệp công nghệ cao ở Thạch Thất vừa

đáp ứng các điều kiện về tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, nâng cao chuỗi giá trị nông sản, đảm bảo an toàn tiêu dùng đi đôi với nâng cao chất lƣợng môi trƣờng. Đây cũng là xu thế tất yếu đƣa nông nghiệp hội nhập.

2.2.10. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

Xét về thu ngân sách

Việc thu giá vệ sinh môi trƣờng trên địa bàn huyện theo Quyết định 54/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 và phƣơng án do UBND huyện phê duyệt. Đến nay tỷ lệ thu tại các xã đạt 47%. Hằng năm, HĐND huyện đều lập và phê chuẩn dự toán thu ngân sách nhà nƣớc theo chỉ tiêu đã đƣợc giao.

Bảng 2.4. Tình hình thu giá vệ sinh môi trƣờng huyện Thạch Thất năm 2017-2018 Năm 2017 2018 2019 Dự toán (đồng) Tổng 8.033.208.000 8.102.056.000 Chƣa phê chuẩn Tổng quyết toán Các xã, thị trấn 7.296.888.000 7.319.936.000 Ban quản lý 736.320.000 782.120.000 Thực hiện (đồng) Tổng 3.037.695.000 3.521.153.000 Các xã, thị trấn 2.990.030.000 3.428.707.000 Ban quản lý 47.665.000 92.446.000 Tỷ lệ thực hiện (%) Tổng 37.81% 43.46% Các xã, thị trấn 40.98% 46.62% Ban quản lý 6.47% 11.82% (Nguồn: Các Nghị quyết số 05/NQ-HĐND, 06/NQ-HĐND, 18/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện Thạch Thất) [7] [8, tr1,2,5][9, tr3]

Có thể thấy trong 3 năm trở lại đây 2017-2019, kinh phí thu đƣợc từ công tác vệ sinh môi trƣờng cũng đƣợc tăng lên đáng kể. Năm 2019, kinh phí thu đƣợc đã tăng lên 1.16 lần so với năm 2017. Tuy nhiên, điều đáng nói ở

đây là dù kinh phí thu đƣợc qua các năm có tăng nhƣng so với dự kiến thu chƣa đạt 50% kinh phí dự kiến thu. Đây là một vấn đề đáng báo động trong vấn đề quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện Thạch Thất.

Cụ thể trong năm 2017, thực tế thu giá vệ sinh môi trƣờng của từng xã đƣợc thống kê trong bảng 2.5 nhƣ sau:

Bảng 2.5. Thống kê thu giá vệ sinh môi trƣờng năm 2017

TT Xã, Thị trấn Dự toán thu (đồng) Thực tế thu (đồng) Đạt tỷ lệ (%) 1 Hƣơng Ngải 238,620,000 155,000,000 64.96% 2 Phú Kim 284,124,000 159,310,000 56.07% 3 Cẩm Yên 156,276,000 108,264,000 69.28% 4 Đại Đồng 306,480,000 222,400,000 72.57% 5 Hữu Bằng 852,384,000 200,000,000 23.46% 6 Thạch Hòa 354,000,000 280,000,000 79.10% 7 Thạch Xá 246,780,000 145,558,000 58.98% 8 Cần Kiệm 318,408,000 19,518,000 6.13% 9 Lại Thƣợng 313,272,000 228,894,000 73.07% 10 Bình Phú 500,316,000 178,366,000 35.65% 11 Canh Nậu 584,640,000 51,576,000 8.82% 12 Đồng Trúc 238,896,000 222,702,000 93.22% 13 Hạ Bằng 242,352,000 164,280,000 67.79% 14 Chàng Sơn 472,320,000 249,552,000 52.84% 15 Bình Yên 440,700,000 18,000,000 4.08% 16 TT Liên Quan 252,216,000 87,840,000 34.83% 17 Tân Xã 222,696,000 181,542,000 81.52% 18 Kim Quan 316,152,000 38,000,000 12.02% 19 Dị Nậu 231,384,000 234,568,000 101.38% 20 Phùng Xá 724,872,000 44,660,000 6.16% Tổng các xã thu 7,296,888,000 2,990,030,000 40.98% Ban quản lý thu 736,320,000 47,665,000 6.47%

Tổng 8,033,208,000 3,037,695,000 37.81%

Tại huyện Thạch Thất, toàn bộ kinh phí từ thu giá dịch vụ vệ sinh môi trƣờng Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện thực hiện các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có) theo quy định. Số thu còn lại gọi là “nguồn thu giá dịch vụ vệ sinh môi trƣờng.

Xét về chi ngân sách

Bảng 2.6. Thực hiện chi ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động quản lý

Đơn vị tính: đồng Chi ngân sách cho sự nghiệp môi trƣờng, quản lý đất đai Kết dƣ năm Dự toán Thực hiên % Thực hiện 2016 44.158.754.000 32.668.480.000 74% 2017 0 27.724.468.000 24.712.229.000 89% 2018 5.984.638.000 28.525.632.000 25.216.789.000 73% 2019 Chƣa phê chuẩn tổng quyết toán

(Nguồn: Các Nghị quyết số 05/NQ-HĐND, 06/NQ-HĐND, 18/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện Thạch Thất) [7] [8, tr1,2,5][9, tr3]

Nguồn kết dƣ ngân sách năm 2017 đƣợc phân bổ dự toán cho chi sự nghiệp môi trƣờng năm 2018 là 5.984.638.000 đồng trong đó: Xử lý ô nhiễm môi trƣờng nƣớc các ao hồ huyện Thạch Thất bằng chế phẩm Redoxy-3c (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thoát nƣớc Hà Nội) 726.715.000 đồng; Vệ sinh môi trƣờng không thƣờng xuyên năm 2018 trên địa bàn huyện 4.807.923.000 đồng; Điều tra, khảo sát, phân tích đánh giá hiện trạng môi trƣờng, lập báo cáo công tác môi trƣờng huyện Thạch Thất năm 2018 là 450.000.000 đồng [8, tr5].

2.2.11. Hợp tác trong quản lý nhà nước về môi trường.

Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện thƣờng xuyên có văn bản tham mƣu cho UBND huyện Thạch Thất các văn bản, chƣơng trình hành động,

trong đó có nhắc tới sự hợp tác của các tổ chức, ban ngành, đoàn thể liên quan để cùng hƣớng tới một mục tiêu chung trong hoạt động quản lý nhà nƣớc.

Tuy nhiên, mức độ bao phủ sự hợp tác với các tổ chức khác trong địa bàn huyện hay trên địa bàn thành phố còn mờ nhạt, chƣa triệt để.

2.3. Đánh giá chung quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội

2.3.1. Những kết quả đã đạt được

Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Trong những năm qua, UBND huyện đã thực hiện tốt quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng với đề án 02 về thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.

Thứ hai, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường

Thƣờng niên, UBND huyện đều tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến đông đảo quần chúng nhân dân. Đến nay, hầu hết ngƣời dân đều đƣợc tiếp cận và biết đến các quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng.

Từ các hoạt động tuyên truyền, ngƣời dân cũng có ý thức hơn trong đảm bảo các vấn đề của môi trƣờng. Có hộ dân đã tự phân chia rác thải sinh hoạt của gia đình thành các loại và tái chế những rác thải có thể để phục vụ ngƣợc lại hoạt động sinh hoạt của chính mình.

Thứ ba, công tác vệ sinh môi trường

Toàn huyện có 41 mô hình hạn chế sử dụng túi nilong bằng làn nhựa đi chợ, 29 mô hình phân loại rác thải tại nguồn, 23/23 xã, thị trấn thực hiện hiệu quả mô hình “sạch đƣờng làng, sạch đồng ruộng”

Tỷ lệ thu gom, vận chuyển rác thải đạt 100%, việc thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định đạt >90% khối lƣợng rác thải phát sinh trong ngày; nhiều điểm nóng rác thải đã đƣợc xử lý, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trƣờng.

Tại các xã nhà thầu giao lại toàn bộ công việc, đã chủ động thực hiện tần suất theo nhu cầu thực tiễn địa phƣơng để đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, trong đó một số xã đã chủ động xã hội hóa mức thu giá dịch vụ vệ sinh môi trƣờng để đảm bảo chi trả lƣơng cho ngƣời lao động nhƣ Hƣơng Ngải tăng tần suất từ 2 lần theo gói thầu lên 7 lần/tuần theo thực tế và mức thu xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)