7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Những thành tựu và nguyên nhân
Nhìn chung, trong 5 năm qua, tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đƣợc giữ vững ổn định, không để xảy ra những vấn đề đột biến, bất ngờ.
Hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với từng lĩnh vực cụ thể đều có những chuyển biến tốt, đáp ứng các yêu cầu bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã đƣợc thực hiện trên nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nƣớc quản lý, nhân dân làm chủ, lực lƣợng công an làm nòng cốt với sự tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp và của đông đảo quần chúng nhân dân.
Đối với địa phƣơng, tỉnh Kiên Giang giữ một vị trí chiến lƣợc hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, có đƣờng biên giới với nƣớc Campuchia, đƣờng biển với Thái Lan, Malayxia. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về an ninh, trật tự đã đƣợc các lực lƣợng công an tỉnh tham gia thực hiện có hiệu quả nhƣ: Đã chủ động nắm chắc tình hình, tham mƣu cấp ủy, chính quyền các cấp giải quyết kịp thời những vụ việc liên quan đến tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn, không để bị động, bất ngờ xảy ra, tạo môi trƣờng, điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội. Triển khai có hiệu quả kế hoạch bảo vệ, đảm bảo an toàn tuyệt đối các mục tiêu, các sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh. Làm tốt công tác phòng ngừa, phát hiện hoạt động chỉ đạo, móc nối của bọn phản động lôi kéo, kích động ngƣời dân tộc thiểu số ở địa bàn gây rối an ninh, vƣợt biên trái phép. Ngăn chặn không để hoạt động của tà đạo Pháp Luân Công phát triển, lan rộng. Làm tốt công tác đảm bảo an ninh trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp giải quyết ổn kịp thời các vụ tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến tình hình an ninh nông thôn. Tập trung quản lý các loại đối tƣợng, mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, phát hiện, xử lý các ổ, nhóm tội phạm hình sự, ma túy, tụ điểm tệ nạn xã hội. Công tác cải cách tƣ pháp đã có nhiều đổi mới, nhất là cải tiến các thủ tục hành chính trong quản lý xuất nhập cảnh, cấp hộ khẩu, chứng minh nhân dân, đăng ký xe ôtô, mô tô, quản lý vũ khí, phòng chống cháy nổ... Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, sinh hoạt và đời sống của nhân dân. Quản lý trật tự, an toàn giao
thông có tiến bộ rõ rệt, thƣờng xuyên kiểm tra, xử lý, góp phần làm giảm tai nạn giao thông. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lƣợng Công an tỉnh đƣợc quan tâm, củng cố cả về chính trị, tƣ tƣởng và tổ chức. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, chiến sỹ đƣợc nâng lên, phƣơng tiện và điều kiện làm việc đƣợc cải thiện hơn trƣớc. Đạt đƣợc những thành công trên có nhiều nguyên nhân:
Một là, trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội, lực lƣợng nòng cốt, xung kích là công an tỉnh Kiên Giang luôn luôn đƣợc sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang và lãnh đạo Bộ Công an. Có đƣợc những kết quả trong quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là do quá trình hoạt động của công an tỉnh luôn đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng, sự chỉ đạo sát sao về nghiệp vụ của cơ quan Bộ Công an, cũng nhƣ sự phối kết hợp nhịp nhàng của các cơ quan chức năng, ban ngành, đoàn thể và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Hai là, lực lƣợng công an tỉnh Kiên Giang luôn làm tốt, chủ động tham mƣu cho Tỉnh ủy Kiên Giang và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang về chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh, trật tự nói chung và công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự an toàn xã hội nói riêng. Thông qua công tác nắm tình hình mọi mặt trên địa bàn, lực lƣợng công an tỉnh đã tham mƣu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đặc biệt trong các sự kiện lớn của đất nƣớc và các dịp lễ hội dân tộc. Mặt khác, căn cứ vào nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ sở, căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể của địa phƣơng, đã tham mƣu, đề xuất cho các cấp, các ngành có trách nhiệm rà soát, bổ sung, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội trong mỗi thời kỳ, phù hợp với thực tế cũng nhƣ với các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh.
Ba là, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong khu dân cƣ và trong các cơ quan, xí nghiệp, trƣờng học...trên địa bàn đƣợc coi trọng và tiến hành thƣờng xuyên. Bác Hồ đã dạy: Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thắng lợi nhiều, giúp đỡ ta ít thì thắng lợi ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn. Để phát huy đƣợc sức mạnh to lớn trong quần chúng, các lực lƣợng chức năng đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, thuyết phục để quần chúng nhận thức rõ ý nghĩa việc cần làm và sau đó tự giác, tích cực hành động thông qua thực tiễn. Điều quan trọng nhất của công tác quản lý nhà nƣớc về trật tự, an toàn xã hội là nâng cao trình độ dân trí, văn hóa pháp luật cho nhân dân, hƣớng dẫn ngƣời dân thực hiện đúng pháp luật. Hiện nay, có những trƣờng hợp vi phạm pháp luật trên lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội đƣợc ngƣời dân xem là bình thƣờng. Tỉnh đã sử dụng kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, từ phát thanh, truyền thanh đến phát tờ rơi, treo khẩu hiệu, từ trực tiếp phổ biến trong các cuộc họp ở các khu dân cƣ đến lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật trong các cuộc vận động, các phong trào khác nhau trên địa bàn tỉnh để nâng cao sự hiểu biết của ngƣời dân về pháp luật và phù hợp với các tầng lớp dân cƣ khác nhau.