Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính cho giáo dục cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươcs đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 43)

Đặc thù của quá trình đào tạo bậc cao đẳng hiện nay trong đó có cao đẳng y, kỹ thuật là học luôn phải đi đôi với hành, thời gian thực hành chiếm hơn nửa thời gian của khoá học và đóng vai trò quyết định trong việc hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho sinh viên. Muốn thực hành tốt phải có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất tốt. Do vậy, có thể nói, đối với các trường cao đẳng, quản lý nhà nước về cơ sở vật chất đóng một vai trò hết sức quan trọng tác động lớn tới chất lượng đào tạo của trường.

Về hệ thống cơ sở vật chất của các trường cao đẳng tỉnh Kiên Giang hiện nay, ta có thể nhận thấy ngay một thực trạng đã được cải thiện, tuy nhiên cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu đồng bộ. Cụ thể là:

Về phòng, lớp, xưởng, thư viện và các cơ sở hạ tầng khác: Hầu hết các cơ sở dạy nghề đều có diện tích sử dụng nhỏ hơn so với yêu cầu thực tế, diện tích phòng học/1 học sinh thường thấp hơn so với quy định bên cạnh đó một số trường còn tình trạng rất nhiều cơ sở sử dụng phòng học lắp ghép chung, không đ ng công năng, việc tổ chức lớp học thiếu tính sư phạm, không đ ng quy định.

Về thiết bị dạy học:

- Các thiết bị nghe nhìn như máy Slide, Projector, TV, VCR…nhìn chung còn chưa phổ biến tại các cơ sở dạy nghề. Số lượng cơ sở không có các

thiết bị trên chiếm đa số mặc dù hiện nay tầm quan trọng của các thiết bị này trong quá trình giảng dạy đã được nhận thức rõ. Bên cạnh đó, những ngành như công nghệ thông tin cần trang bị 100% máy tính, laptop, với yêu cầu này các trường cao đẳng chưa đáp ứng đủ.

- Thiết bị chuyên môn: Trung bình mỗi cơ sở dạy nghề cần tranh ảnh các loại, mô hình, máy luyện và máy thật và số thiết bị chuyên môn này chỉ

đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu đào tạo thực tế. Đây mới chỉ nói về mặt số lượng cơ sở vật chất và tính trung bình cho các cơ sở đào tạo nghề trong cả nước. Khai thác sâu hơn, ch ng ta còn có thể thấy những khía cạnh bất cập khác về tình hình cơ sở vật chất cho đào tạo cao đẳng như chất lượng cơ sở hạ tầng và các thiết bị dạy học, chủng loại thiết bị, sự phân bố giữa các huyện, thành phố, thị xã, vùng miền...

Điểm yếu của các trang thiết bị dạy học đa phần đã quá cũ, lạc hậu, có những loại đã hơn 40 năm sử dụng như trang thiết bị của các ngành vận hành thiết bị hoá, luyện kim, sửa chữa thiết bị chính xác... Một số ngành nghề đặc biệt thiếu thiết bị dạy học như ngành cơ khí động lực, vận hành thiết bị hoá…

Tóm lại, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo trong các trường còn nghèo nàn, thiếu, không đồng bộ, đa số các trường còn thiếu nhà nội trú, trang thiết bị, nhà xưởng, phòng học của các trường xuống cấp, còn nhiều bấp cập.

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với các trƣờng cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

2.2.1. Thực trạng xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, kế hoạch, quy hoạch phát triển các trƣờng cao đẳng

Trong những năm qua, giáo dục cao đẳng, đại học được đặc biệt chú ý trong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo ở Việt Nam. Chiến lược phát triển giáo dục năm 2011 - 2020 đã định hướng sự phát triển của giáo dục cao đẳng, đại học theo hướng hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục cao đẳng tỉnh Kiên Giang cũng như cả nước; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào

tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội; đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động và một một phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Định hướng chiến lược này là cơ sở quan trọng để đổi mới hệ thống giáo dục cao đẳng, đổi mới mục tiêu, chương trình nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực giáo dục cao đẳng. Do vậy, việc nghiên cứu mức độ hài về việc xây dựng, ban hành các văn bản, chính sách trong quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng có ý nghĩa rất quan trọng.

Bảng 2.1: Thực trạng mức độ hài lòng về việc xây dựng và ban hành các văn bản, chính sách trong quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng

Mức độ thực hiện Xây dựng và ban hành các văn

bản, chính sách trong quản lý Không hài Rất hài Thứ

TT Ít hài lòng Hài lòng X

nhà nƣớc đối với trƣờng cao lòng lòng bậc

đẳng

SL % SL % SL % SL %

1 Xây dựng cơ chế, chính sách cho 100 43.5 56 24.3 40 17.4 34 14.8 2.03 7 hoạt động giáo dục cao đẳng

Xác định rõ vai trò đào tạo cao

2 đẳng trong hệ thống giáo dục quốc 100 43.5 36 15.7 39 17.0 55 23.9 2.21 4 dân

3 Quy định về phạm vi, mục tiêu, 100 43.5 26 11.3 42 18.3 62 27.0 2.29 3 nội dung, văn bằng chứng chỉ

Quy định trách nhiệm cũng như 4

phân định nhiệm vụ các cơ quan

90 39.1 48 20.9 52 22.6 40 17.4 2.18 5 ngang Bộ trong quản lý nhà nước

đối với trường cao đẳng

Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, 5

bảo đảm chất lượng giáo dục,

84 36.5 46 20.0 40 17.4 60 26.1 2.33 1 giảng viên, người học, tài chính,

tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước về giáo dục đại học nói chung và cao đẳng, chế độ làm việc với giảng viên

Quy định nhiệm vụ, quyền hạn; tổ chức và quản lý trường cao đẳng;

6 hoạt động của trường cao đẳng; 90 39.1 55 23.9 42 18.3 43 18.7 2.17 6 giảng viên và người học; tài chính

và tài sản

Ban hành quy chế đào tạo cao đẳng hệ chính quy, quy định về

7 chương trình đào tạo, các học phần 100 43.5 60 26.1 50 21.7 20 8.7 1.96 10 và đơn vị học trình, tổ chức đào

Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, 8

tự chịu trách nhiệm về thực hiện

108 47.0 50 21.7 32 13.9 40 17.4 2.02 8 nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên

chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo

9 Xây dựng và ban hành văn bản xác 99 43.0 65 28.3 36 15.7 30 13.0 1.99 9 định chỉ tiêu tuyển sinh

10

Ban hành Quy chế văn bằng,

76 33.0 60 26.1 40 17.4 54 23.5 2.31 2 chứng chỉ

TRUNG BÌNH 41.2 21.8 18.0 19.0 2.15

Bảng số liệu với 10 nội dung cơ bản đánh giá mức độ hài lòng của cán bộ, giảng viên các trường cao đẳng tỉnh Kiên Giang được đánh giá mức độ ít hài lòng đến hài lòng, điểm trung bình từ 2.15 (Min = 1, Max = 4). Trong đó,

“Quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục, giảng viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở đào tạo cao đẳng và quản lý nhà nước về giáo dục cao đẳng, chế độ làm việc với giảng viên”

có trị trung bình cao nhất ( X = 2.33). Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 2.31 là nội dung “Ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ”. Tuy nhiên, các chính sách, văn bản pháp quy về Ban hành quy chế đào tạo cao đẳng hệ chính quy, quy định về chương trình đào tạo, các học phần và đơn vị học trình, tổ chức đào tạo, kiểm tra và thi học phần; Xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo; Xây dựng và ban hành văn bản xác định chỉ tiêu tuyển sinh chưa được hài lòng về

binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản, trong đó các văn bản về tuyển sinh, tự chủ tuyển dụng, phân cấp quản lý về chương trình, đào tạo còn bấp cập về thể chế:

Thứ nhất, hiện nay tuyển sinh tại các trường cao đẳng khó khăn, tỷ trọng thụt giảm một trong những lý do là sự phân cấp còn bấp cập. Bộ đã cho phép các trường đại học cũng được tuyển sinh hệ trung cấp, cao đẳng, tức là trường đại học có 3 trình độ đào tạo. Sự gia tăng, mở rộng quy mô, nâng cao trường học quá mức từ trung cấp lên cao đẳng, từ cao đẳng lên đại học.

Thứ hai, trong thời gian qua, thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục cao đẳng, quá trình biên soạn Chương trình chính sách giáo dục cao đẳng mới và sách hướng dẫn thực hiện chương trình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo lấy ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý các cấp, giảng viên của 64 tỉnh thành trong cả nước (qua nhiều vòng). Vì vậy, bộ chương trình chính sách giáo dục cao đẳng và sách hướng dẫn thực hiện chương trình được các địa phương đánh giá phù hợp thực tế. Tuy nhiên, việc xây dựng chương trình, nội dung môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, tuy nhiên mỗi vùng lãnh thổ có đặc điểm văn hóa, xã hội, kinh tế đặc thù riêng, việc “áp đặt”, “mô típ” chung về 1 chương trình, nội dung cho tất cả các trường Bắc-Trung- Nam chưa sát thực tế. Có thể thấy, để ban hành chính sách, chương trình giáo dục cao đẳng trên địa bàn tỉnh, cần có sự phối hợp giữa cơ quan thẩm quyền chung (Ủy ban nhân dân tỉnh) và cơ quan thẩm quyền riêng (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa đảm bảo tính thống nhất trong công tác chuyên môn vừa phù hợp với tình hình địa phương.

Phân tích kết quả trên cho thấy: Việc đề ra định hướng chiến lược phát triển giáo dục cao đẳng, Chính phủ, Quốc hội đã ban hành quy hoạch, chính sách phát triển giáo dục cao đẳng. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã có 16 văn bản liên quan đến việc mở rộng quy mô giáo dục cao đẳng gồm 4 Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tưởng Chính phủ, 13 Thông tư, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, có thể nói, việc thực hiện các

chiến lược, quy hoạch phát triển các trường cao đẳng còn không ít những hạn chế, phá v quy hoạch, thậm chí đi ngược lại với quy hoạch. Theo Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2013 thì đến năm 2020, cả nước sẽ có 460 trường đại học, cao đẳng. So với quy hoạch mạng lưới các trường được ban hành năm 2007, con số này đã giảm đi hơn 100 trường (quy hoạch cũ đặt ra mục tiêu có tới 573 trường vào năm 2020). Tuy nhiên, trên thực tế việc mở trường đã không tuân theo sự điều chỉnh này. Cho đến tháng 3 năm 2014, cả nước đã có 471 trường đại học, cao đẳng trên cả nước, nghĩa là đã vượt quy hoạch dự kiến của năm 2020 [23]. Ở tỉnh Kiên Giang cũng đi vào “vết xe đổ” trên. Một điều đáng nói là, trong Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 đã xác định: “Ưu tiên thành lập các cơ sở mới có đủ tiềm lực và điều kiện; hạn chế việc nâng cấp các cơ sở hiện có”. Việc nâng cấp ồ ạt dẫn đến các cơ sở giáo dục cao đẳng khó đảm bảo các yêu cầu về đội ngũ giảng viên, nội dung chương trình đào tạo và các điều kiện đảm bảo chất lượng khác. Điều này tất yếu dẫn đến chất lượng giáo dục cao đẳng khó có thể được nâng cao.

Như vậy, có thể thấy thể chế quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang chậm được đổi mới và còn tập trung nhiều vào vấn đề quản lý hành chính các cơ sở giáo dục cao đẳng. Trong suốt một thời kỳ dài, cơ quan quản lý nhà nước đối với các trường cao đẳng tập trung nhiều việc tạo lập thể chế về tuyển sinh, về khung chương trình mà chưa quan tâm đến việc tạo lập thể chế cho việc bảo đảm chất lượng, nâng cao trách nhiệm xã hội, tạo lập thể chế trong việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục cao đẳng. Phương pháp quản lý nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng một mặt còn tập trung, chưa có quy chế phối hợp với các bộ, ngành, chưa phân cấp cho chính quyền địa phương, chưa tạo đủ điều

kiện để các cơ sở đào tạo thực hiện quyền và trách nhiệm tự chủ, mặt khác không đủ khả năng đánh giá thực chất hoạt động và sự chấp hành luật pháp của tất cả các trường cao đẳng không có khả năng đánh giá chất lượng giáo dục của toàn bộ hệ thống.

2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện các văn bản trong quản lý nhà nƣớc đối với trƣờng cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nƣớc đối với trƣờng cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Bảng 2.2: Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý đối với trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang

Mức độ thực hiện

TT Tổ chức bộ máy quản lý

Không hài

Ít hài lòng Hài lòng Rất hài Thứ

lòng lòng X

bậc

SL % SL % SL % SL %

Xây dựng hệ thống phân cấp quản

1 lý nhà nước đối với trường cao 107 46.5 50 21.7 45 19.6 28 12.2 1.97 6 đẳng

Xác định và phân công các chức

2 năng, nhiệm vụ và quyền hạn của 101 43.9 40 17.4 49 21.3 40 17.4 2.12 1 từng cấp (trung ương, tỉnh, trường)

Cơ quan quản lý nhà nước trung 3

ương quy định khung cơ cấu tổ

108 47.0 56 24.3 36 15.7 30 13.0 1.95 7 chức bộ máy cơ sở giáo dục theo

Cơ sở giáo dục phải xây dựng và thiết kế cơ cấu tổ chức bộ máy của mình trình cơ quan quản lý nhà 4

nước theo thẩm quyền phê duyệt

103 44.8 45 19.6 60 26.1 22 9.6 2.00 5 nhằm đảm bảo cơ cấu tổ chức theo

cơ cấu quy định đồng thời gắn với loại hình hoạt động của cơ sở giáo dục.

Quy định rõ quyền hạn quản lý các

5 cơ quan Bộ, Ủy ban nhân dân, cơ 108 47.0 50 21.7 32 13.9 40 17.4 2.02 4 quan ngang bộ

Tổ chức bộ máy quản lý đảm bảo

6 tính thống nhất cũng như cơ chế 100 43.5 50 21.7 50 21.7 30 13.0 2.04 2 đồng bộ

7 Quy định quyền tự chủ về nhân sự 93 40.4 67 29.1 40 17.4 30 13.0 2.03 3

TRUNG BÌNH 44.3 22.3 20.3 13.0 2.02

Với 7 nội dung về mức độ hài lòng của cán bộ, giảng viên về tổ chức thực hiện các văn bản trong quản lý nhà nước đối với trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang được đánh giá đạt mức độ ít hài lòng đến hài lòng có điểm trung bình có 2.02 (Min=1, Max=4). Trong đó, “Xác định và phân công các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp (trung ương, tỉnh, trường)” có trịtrung bình cao nhất ( X = 2.12). Xếp thứ2 với điểm trung bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nươcs đối với các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh kiên giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)