2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường Trung học cơ sở trên địa bàn
2.2.2. Đội ngũ giáo viên tại các trường Trung học cơ sở huyện Quảng Trạch
Quảng Trạch
Giáo viên trong các trường THCS huyện Quảng Trạch được xét cả về số lượng và chất lượng cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của các nhiệm vụ dạy và học của các trường THCS và đáp ứng được yêu cầu của giáo dục huyện Quảng Trạch.
2.2.2.1. Về số lượng đội ngũ giáo viên các Trường THCS của huyện
Đến năm học 2016 - 2017, Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên làm việc tại các trường THCS thuộc UBND huyện Quảng Trạch là 446 người,
Trong đó: Cán bộ quản lý: 36 người; Tổng phụ trách Đội: 16 người; Nhân viên: 73 người; Giáo viên: 321 người.
Nữ là 121 người (chiếm 27,19%); đảng viên có 336 người (chiếm 75,39%).
2.2.2.2. Về chất lượng đội ngũ giáo viên tại các trường THCS của huyện
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý [17].
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của toàn ngành giáo dục và đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng cán bộ ngành càng được nâng cao, năng lực quản lý ngày càng được củng cố và phát huy hiệu quả công tác. Đặc biệt là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của đảng bộ, chính quyền cơ sở và các chi bộ Đảng tại các nhà trường được phát huy hiệu quả, có tác dụng tích cực trong công tác cán bộ ở các nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn hiện nay đặc biệt là năng lực quản lý. Qua bảng số liệu sau ta sẽ thấy rõ điều đó:
Bảng 2.3: Đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường THCS huyện
Năm học TS trường
TS CBQL
Trình độ đào tạo Xếp loại hàng năm ĐH và trên ĐH CĐ Chưa đạt chuẩn Tốt Khá Đạt y/c Chưa đạt y/c 2014 - 2015 18 33 28 4 1 24 7 2 0 2015 - 2016 18 35 32 2 1 28 6 1 0 2016 - 2017 18 36 36 0 0 28 6 2 0
(Nguồn: Thống kê của UBND huyện Quảng Trạch tháng 6/2017)
Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý các trường Trung học cơ sở ngày một nâng cao. Đến năm học 2014 - 2015 không còn cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng, toàn đại học và trên đại học. Bên cạnh đó công tác đánh giá xếp loại cán bộ quản lý được tiến hành nghiêm túc. Hàng năm, Phòng giáo dục kiên quyết sàng lọc số cán bộ quản lý không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, điều này có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý Trung học cơ sở nói riêng.
Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS: Giáo viên là nhân tố tiên quyết làm nên chất lượng giáo dục. Hiện nay, chất lượng của một bộ phận giáo viên rất đáng lo ngại. Bởi một trong những nguyên nhân quan trọng là: Qua nhiều năm giảng dạy có những kiến thức cũ không sử dụng đã bị quên đi, những kiến thức mới không được bổ sung củng cố và tích luỹ, việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng không đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, sự tác động của cơ chế thị trường, đời sống của một bộ phận không nhỏ giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Lương của giáo viên chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút số sinh viên giỏi, xuất sắc vào các trường sư phạm mặc dù nhà nước đã có chính sách miễn học phí cho sinh viên các trường sư phạm. Bởi vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục yêu cầu quan tâm đầu tiên là chất lượng đội ngũ giáo viên.
Bảng 2.4: Đội ngũ giáo viên THCS huyện Quảng Trạch qua các năm từ 2014 - 2017 Năm học TS lớp TS Đội ngũ giáo viên Trong đó: Giáo viên Trình độ
đào tạo Xếp loại hàng năm
GV dạy giỏi các cấp ĐH CĐ TC Tốt Khá TB Yếu Tỉnh Huyện 2014 - 2015 195 468 334 385 18 75 117 335 11 5 11 75 2015 - 2016 193 463 336 394 16 73 116 330 10 7 10 77 2016 - 2017 188 446 321 383 15 60 112 319 13 2 12 80
(Nguồn: Thống kê của UBND huyện Quảng Trạch tháng 7/2017)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lượng giáo viên cơ bản đáp ứng được nhu cầu giảng dạy của huyện. Số giáo viên chuẩn và trên chuẩn đào tạo đạt tỷ lệ cao, hầu hết có trình độ đại học và cao đẳng, chiếm 99,3%; số trung cấp thuộc đối tượng nhân viên; điều này có tác dụng lớn đến nâng cao chất lượng giáo dục.
Từ năm học 2014 - 2015 đến nay, đội ngũ giáo viên của huyện đã có sự biến động về số lượng, giảm dần về số lượng, nhưng có tăng dần về chất lượng. Về số lượng, từ năm học 2014 - 2015 có 468 người (CBQL: 36; TPT: 18; Giáo viên: 334; Nhân viên: 80); giảm dần đến năm học 2016 - 2017 có 446 (CBQL: 36; Tổng phụ trách: 16; Giáo viên: 321; Nhân viên: 73), giảm 22 người so với năm học 2014 - 2015 ; Chất lượng đội ngũ giáo viên THCS của huyện đã được nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, nhu cầu phát triển của huyện, của tỉnh. Yếu tố giảm giáo viên cũng là một khó khăn nhất định trong quản lý đội ngũ giáo viên, tạo nên sự lo lắng, mất ổn định và việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ giáo viên ở các trường cũng khó khăn.
- Về độ tuổi: Trong tổng số 446 đội ngũ giáo viên được phân theo độ tuổi như sau:
Biểu 2.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giáo viên THCS theo độ tuổi
Có thể nói, đội ngũ giáo viên từ 50 tuổi trở lên và dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp (chỉ chiếm 17,1%), còn lại từ độ tuổi 30 - dưới 50 (chiếm 65,4%). Đây là độ tuổi hội tụ đầy đủ kinh nghiệm và trình độ nhằm làm việc tốt nhất, đồng thời sẽ còn đủ sức khoẻ và thời gian để học hỏi nâng cao trình độ. Độ tuổi trên 50 có nhiều kinh nghiệm thực tế để giải quyết công việc nhưng lại khó tiếp thu những kỹ năng mới và cũng khó có thể thích nghi với những thay đổi, đặc biệt là công cuộc đổi mới dạy và học hiện nay.
Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Có 321/446 giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trường THCS huyện Quảng Trạch, thì có 100%, đạt chuẩn, trong đó: Trên chuẩn 314/321 giáo viên: 98%, tỷ lệ: 2,08 giáo viên/lớp.
Biểu 2.2: Biểu cơ cấu đội ngũ GV THCS theo trình độ chuyên môn Qua biểu đồ 2.2 ta thấy, Trình độ chuyên môn của giáo viên tại các trường THCS huyện Quảng Trạch hiện nay có thể nói là cao: có 03 người trình độ tiến sĩ (chiếm 0,93 %), trong khi đó có một số huyện trên địa bàn tỉnh không có tiến sĩ; 95 người đạt trình độ thạc sĩ (chiếm 29,59 %), 191 người đạt trình độ đại học (chiếm 59,50 %), còn lại là cao đẳng chiếm 7,78%.
- Về cơ cấu chức danh nghề nghiệp giáo viên tại các trường THCS của huyện Quảng Trạch.
Qua biểu đồ 2.3 ta thấy, Số lượng giáo viên THCS đã đủ điều kiện giữ chức danh nghề nghiệp theo quy định của Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGD ĐT-BNV, ngày 16/9/2015 quy định mã số, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp GV THCS công lập, chiếm tỷ lệ lớn 68,65%; Từ đó thể hiện được năng lực, trình độ chuyên môn để đảm bảo hiệu quả công tác.
- Về trình độ lý luận chính trị: tính theo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên các trường THCS của huyện Quảng Trạch là 466 người, kết quả khảo sát thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu 2.4: Cơ cấu đội ngũ GV THCS huyện Quảng Trạch theo trình độ lý luận chính trị
Qua biểu đồ 2.4, số lượng đội ngũ giáo viên các Trường THCS của huyện Quảng Trạch đạt trình độ lý luận chính trị Trung cấp và Sơ cấp chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, số lượng giáo viên THCS có trình độ lý luận chính trị trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 73,08%. Trong thời gian tới, UBND huyện sẽ phối hợp với Sở Nội vụ, Trường Chính trị tỉnh, Học viện Hành chính Quốc gia… để nâng cao trình độ Chính trị cho đội ngũ giáo viên THCS của huyện Quảng Trạch.
Bảng 2.5: Trình độ tin học và ngoại ngữ đội ngũ GV THCS huyện Quảng Trạch huyện Quảng Trạch
Đơn vị: Người, %
Nội dung Trình độ A Trình độ B Trình độ C Trình độ tin A1, A2 và NN B1 TỔNG SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Tin học 117 26,23 310 69,50 0 0 19 4,26 446 100 Ngoại ngữ 42 9,15 203 45,56 131 29,45 70 15,75 446 100
(Nguồn: Thống kê của UBND huyện Quảng Trạch tháng 6/2017)
Qua bảng 2.4 cho ta thấy: Về trình độ tin học: Các trường THCS trên địa bàn huyện Quảng Trạch có 446 cán bộ, nhân viên và giáo viên, có 117 đạt trình độ A (soạn thảo văn bản) chiếm tỷ lệ 26,23%; 310 trình độ B (tin học văn phòng) chiếm tỷ lệ 69,50%; còn số giáo viên ở trình độ A2 (quy định theo Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT về quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin) là 19 người chiếm tỷ lệ 4,26%. Như vậy, theo yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên THCS đòi hỏi phải có tin học trình độ A1, A2 trở lên, thì đội ngũ giáo viên của các trường THCS chưa đạt yêu cầu, cần phải đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn mới.
Về trình độ ngoại ngữ: Đa số đội ngũ CBQL, nhân viên, giáo viên có trình độ ngoại ngữ tiếng Anh, còn có tiếng Trung, tiếng Pháp nhưng rất ít; số đội ngũ trình độ B chiếm tỷ lệ khá cao là 203 người, chiếm tỷ lệ 45,56% và ở trình độ C là 131 người chiếm tỷ lệ 29,45%, còn trình độ B1 (theo chuẩn Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) là trình độ chuẩn yêu cầu của giáo viên THCS nhưng lại chiếm tỷ lệ thấp, chí 70 người, chiếm tỷ lệ 15,75%.
Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế WTO, nền giáo dục Việt nam đang đổi mới theo hướng công nghệ thông tin và giảng dạy ngoại ngữ, nên đây là một điểm mà các nhà trường THCS cần lưu ý để đào tạo bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường nhằm đẩm bảo đủ chuẩn và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội.
2.2.3. Tình hình cơ sở vật chất phục vụ dạy và học các trường Trung học cơ sở
Trong những năm qua nhờ thực hiện nhiều chủ trương của Đảng và nhà nước về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường bằng nhiều chương trình mục tiêu như chương trình kiên cố hoá trường lớp học của chính phủ, chương trình hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135) và bằng các nguồn vốn vay của các tổ chức nước ngoài như WB, ADB; sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm trong và ngoài nước và sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện uỷ, UBND huyện trong việc thực hiện đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cộng với sự vận dụng đúng đắn, có hiệu quả của các xã trên toàn huyện đã đầu tư xây dựng với tổng kinh phí hơn 15 tỷ đồng. Đến nay toàn huyện đã có 33 trường đạt chuẩn quốc gia trong đó: Mầm non: 05 trường, Tiểu học: 22 trường, THCS: 06 trường.
Hiện nay, tính riêng cấp Trung học cơ sở, toàn huyện có 85 phòng học cao tầng và phòng kiên cố, số còn lại là phòng học cấp 4. Tất cả các trường THCS đều có khuôn viên nhà trường, đó là một khu riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường, tất cả các khu trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp, có đủ phòng học cho học sinh. Các trường có diện tích sử dụng ít nhất từ 10m2/học sinh trở lên. Có 100% nhà trường THCS có phòng làm việc của Hiệu trưởng; 100% trường THCS có khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát. Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, riêng cho giáo
viên, học sinh nam, học sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường. Có khu để xe cho giáo viên, cho từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn. Có 95 % trường THCS có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có Website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường.
Tuy nhiên, do thực hiện đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong cả nước bắt đầu từ năm học 2005 - 2006 nên số lượng các phòng thí nghiệm, thực hành, phòng học bộ môn đang từng bước được hoàn thiện. Tính năm học 2014 - 2015 toàn huyện còn thiếu 12 phòng thí nghiệm, phòng thực hành bộ môn và 12 kho chứa; nhưng đến năm học 2016 - 2017, toàn huyện còn 08 phòng thí nghiệm, phòng thực hành bộ môn và 9 kho chứa. Một số trường chưa có phòng làm việc cho hiệu phó, đang ngồi ghép với văn phòng, phòng họp cũng đang còn ghép với phòng truyền thống; chỉ có khoảng 20% các trường THCS có khu luyện tập thể dục thể thao, phòng làm việc của Công đoàn, phòng hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Còn lại đang thực hiện ghép với các phòng.