7. Kết cấu của luận văn
2.2. Đánh giá công tác thi đua, khen thưởng của tỉnh Phú Yên trong những
trong những năm gần đây
Phú Yên là tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung bộ, diện tích tự nhiên 5.060km2; chiều dài bờ biển dài 189km; dân số trung bình của tỉnh Phú Yên là 871.949 người, mật độ dân số năm là 172 người/km2; tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân toàn tỉnh Phú Yên là 498.710 người; phía Tây giáp hai tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Đông giáp biển Đông. Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành
chính trực thuộc, thành phố Tuy Hòa là trung tâm tỉnh lỵ Phú Yên là cửa ngõ thông ra biển của một số tỉnh Tây Nguyên qua quốc lộ 25 và tỉnh lộ ĐT 645 ít đèo dốc nối liền với Tây Nguyên, đường biển, cảng Vũng Rô, đường hàng không, sân bay Tuy Hòa và đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn tỉnh. Phú Yên có nhiều thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên vừa có núi, vừa có biển, đầm và đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các ngành Nông - Lâm - Thủy sản, du lịch và vận tải; mạng lưới điện quốc gia đáp ứng mọi nhu cầu về điện năng cho các nhà đầu tư; hệ thống thông tin liên lạc đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến. Phú Yên có nhiều danh lam, thắng cảnh cùng với các nét văn hóa đặc trưng của các đồng bào dân tộc thiểu số và có một lực lượng lao động dồi dào có điều kiện để đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Phú Yên có vị thế địa lý quan trọng trong mối liên hệ phát triển của khu vực duyên hải miền Trung và hành lang Đông - Tây với vùng tam giác phát triển Đông Dương. Đây là những lợi thế quan trọng để Phú Yên phát triển kinh tế - xã hội theo hướng toàn diện và bền vững. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (ngày 30/4/1975), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phú Yên đã không ngừng phấn đấu khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực: kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng; cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước được chuyển đổi phù hợp với từng vùng theo hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả, bền vững. Những tiềm năng và lợi thế về tài nguyên rừng, biển, đất đai, lao động,... từng bước được khai thác. Kết cấu hạ tầng: giao thông, thủy lợi, nước sạch, điện lưới quốc gia, bưu chính - viễn thông,... được tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời Phú Yên đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, khai thác hiệu quả các khu công nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp chế biến Nông - Lâm - Thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp khai khoáng, may mặc, giày da; chú trọng phát triển các
ngành nghề sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội được quan tâm đẩy mạnh đầu tư và từng bước được xã hội hóa, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn - xã hội trên địa bàn Tỉnh ổn định.
2.2.1. Tổ chức triển khai các phong trào thi đua
Giai đoạn 2011 - 2016, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể các cấp đã quan tâm, chỉ đạo, đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Tiếp tục quán triệt, triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến. Đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 30/5/2014 triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị nêu trên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 25/01/2011 về phát động phong trào thi đua 5 năm (2011-2015) và phát động thi đua tại đại hội thi đua yêu nước tỉnh lần thứ IV – 2015 với chủ đề 05 năm đến là “Phú Yên đoàn kết, sáng tạo, tích cực thi đua xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [13, tr. 27], ban hành Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn Tỉnh để cụ thể hóa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 và các Nghị định của Chính phủ triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.
Ủy ban nhân dân Tỉnh thường xuyên phát động các phong trào thi đua yêu nước, tập trung thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hằng năm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, các chương trình hành động của Tỉnh ủy và các Nghị quyết Hội đồng nhân dân Tỉnh. Ngay từ đầu năm, Ủy ban nhân dân Tỉnh đều ban hành chỉ thị phát động phong trào thi đua yêu nước, trong đó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu thi đua phấn đấu gắn với các chủ đề trọng tâm như: đồng thuận cao, thi đua giỏi, về
đích sớm; chung sức chung lòng xây dựng nông thôn mới; thi đua thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững… nhằm tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của Tỉnh đạt được những hiệu quả thiết thực, từ đó tạo thêm động lực cho phong trào thi đua phát triển, đều khắp trên các lĩnh vực.
Các ngành, các cấp, Mặt trận, các đoàn thể đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua với nhiều hình thức, nội dung phong phú, sát với thực tiễn, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp từ tỉnh đến cơ sở và trên các lĩnh vực hoạt động. Hình thức thi đua được đổi mới, mở rộng theo chuyên đề, thi đua theo đợt, thi đua ngắn ngày, thi đua trên các công trình trọng điểm của Tỉnh, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của Tỉnh và của đất nước, góp phần tích cực vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm sau cao hơn năm trước. Qua đó nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến được phát hiện, biểu dương, khen thưởng kịp thời; đặc biệt là phong trào bê tông hóa đường giao thông nông thôn được sự đồng thuận của nhân dân đã phát triển mạnh mẽ.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; dành thời lượng cần thiết, xây dựng các chương trình, chuyên mục để tuyên truyền nêu gương các điển hình tiên tiến.
2.2.2. Kết quả các phong trào thi đua
* Phong trào thi đua trong lĩnh vực phát triển kinh tế
- Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đẩy mạnh phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh
doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” phát triển ngày càng sâu rộng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ, đã giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo. Đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại chăn nuôi, trồng mía, sắn, cao su phát triển tập trung, quy mô lớn gắn với các nhà máy chế biến. Trên lĩnh vực đánh bắt thủy sản đã có một số mặt phát triển. Sản lượng khai thác bình quân khoảng 48.300 tấn/năm, trong đó cá ngừ đại dương khoảng 5.000 tấn/năm. Các chính sách hỗ trợ ngư dân được triển khai có kết quả, góp phần tăng nhanh số lượng tàu thuyền công suất lớn, nâng cao sản lượng đánh bắt, giảm thiểu rủi ro trên biển. Đã thành lập 05 nghiệp đoàn nghề cá, gắn kết 60 tổ Tàu thuyền an toàn, với 2.098 thuyền viên. Nghiệp đoàn đã phát động phong trào thi đua đánh bắt hải sản kết hợp với tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo và đoàn kết tương trợ nhau trên biển.
- Ngành công nghiệp đã đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 13,2%. Một số sản phẩm của Tỉnh đã tạo được uy tín cao trên thị trường trong nước và trên thế giới. Qua các phong trào đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu đã dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế, trở thành những doanh nghiệp có uy tín của Tỉnh, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nhà; đồng thời giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn Tỉnh.
- Phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng trên các công trình trọng điểm của Tỉnh được các chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế, thi công, giám sát tích cực hưởng ứng. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng điện, đường giao thông, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục, văn hóa, thể
thao, hạ tầng các khu dân cư, khu công nghiệp được thực hiện đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng. Đặc biệt là hạ tầng giao thông được tập trung đầu tư, đạt kết quả nổi bật. Mạng lưới đường bộ được đầu tư nâng cấp, xây dựng tương đối đồng bộ, kết nối thông suốt giữa các huyện trong tỉnh, giữa các tỉnh trong khu vực và cả nước.
- Các phong trào thi đua trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ đã có những chuyển biến tốt, tạo động lực cho sự phát triển lưu thông hàng hóa và xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 12,9%. Đã triển khai thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với phát triển thị trường trong nước, nhất là thị trường nông thôn. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 26,3%/năm.
- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Tỉnh đã phát động nhiều phong trào thi đua thiết thực. Chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng được nâng lên. Tổng dư nợ 5 năm đạt 58.500 tỷ đồng, tăng bình quân 11,7%/năm. Các chính sách về huy động vốn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển thủy sản được triển khai có kết quả.
- Phong trào thi đua chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế được triển khai mạnh mẽ đến các doanh nghiệp và đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 17,2%/năm. Nhiều phong trào thi đua được ngành thuế triển khai như: “Minh bạch - Chuyên nghiệp - Liêm chính - Đổi mới”, “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng”… được cán bộ, công chức ngành thuế hưởng ứng, tạo không khí thi đua sôi nổi. Nhiều sáng kiến cải tiến được áp dụng như: hệ thống khai thuế qua mạng đã tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp; phối hợp
thu thuế qua các ngân hàng thương mại, ngày càng tạo thuận lợi cho người nộp thuế. Hàng năm ngành thuế đều tổ chức hội nghị tôn vinh các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt chính sách, pháp luật thuế; kịp thời biểu dương, khen
thưởng những doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế để động viên, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
- Trong khu vực kinh tế tập thể, Liên minh Hợp tác xã đã đẩy mạnh phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã”. Các Hợp tác xã đã đóng vai trò quan trọng việc xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là cung cấp các dịch vụ thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp, giúp các hộ thành viên, nông dân phát triển sản xuất có hiệu quả; hỗ trợ các hộ thành viên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm. Thông qua
hoạt động và sự hỗ trợ của Hợp tác xã, nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục, một số ngành nghề mới được phát triển, riêng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp các Hợp tác xã đã thu hút, tạo việc làm cho hàng trăm lao động chủ yếu ở khu vực nông thôn.
* Phong trào thi đua trong lĩnh vực văn hóa - xã hội:
- Ngành giáo dục và đào tạo tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” đã mang lại hiệu quả tích cực. Đặc biệt là các phong trào
thi đua “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được đông đảo giáo viên và học sinh hưởng ứng mạnh mẽ ở tất cả các cấp học; nhiều sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng vào dạy và học ở các trường, tạo khí thế thi đua sôi nổi giữa các khối trường, góp phần chấn chỉnh kỷ cương và xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh.
- Ngành khoa học và công nghệ đã đẩy mạnh phong trào thi đua trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, đem lại hiệu quả thiết thực.
Nhiều đề tài ứng dụng công nghệ sinh học để cải thiện chất lượng giống cây trồng, vật nuôi; đổi mới công nghệ chế biến, bảo quản nông - lâm - thủy sản
để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm… đã giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Đã tập trung đầu tư đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ y tế; nâng cấp hệ thống khám, chữa bệnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân. Các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” gắn
với thực hiện tốt “12 điều y đức” trong các bệnh viện đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của đội ngũ y, bác sĩ, viên chức y tế. Phong trào thi đua “Hiến máu tình nguyện” được cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên, học sinh và người lao động, các tổ chức, cá nhân ở các doanh nghiệp và hộ gia đình tham gia hiến máu.
- Lĩnh vực văn hóa, thể thao tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng, cơ bản phục vụ tốt nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân. Các
phong trào thi đua đã phát triển sâu rộng và mang lại hiệu quả thiết thực. “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn, buôn, khu phố văn hóa, xã, phường văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa”… đã phát huy mạnh mẽ tinh thần tương thân tương ái, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo; nâng cao ý thức tự quản cộng đồng, huy động nguồn lực trong nhân dân xây dựng cơ sở vật chất; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục của các dân tộc, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” tiếp tục được đẩy mạnh trong trường học, lực lượng vũ trang, thanh niên, công nhân viên chức, nông dân, phụ nữ, người cao tuổi. Hằng năm tổ chức gần 600 giải, hội thao các cấp với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dâb, đặc biệt là Đại hội Thể dục thể thao các cấp được tổ chức từ cơ sở lên