1.2. Quản lý nhà nƣớc về văn thƣ, lƣu trữ
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua các công cụ quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Quản lý nhà nước là một dạng của quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì ổn định và phát triển của xã hội. Theo nghĩa rộng, 3 chức năng cơ bản của quản lý nhà nước, đó là: chức năng lập pháp do cơ quan lập pháp thực hiện; chức năng hành pháp chấp hành và điều hành) do hệ thống hành chính nhà nước đảm nhiệm và chức năng tư pháp do cơ quan tư pháp thực hiện.
Tuy vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật. Theo đó, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý được giới hạn trong các cơ quan hành pháp, đó là Chính phủ và UBND các cấp; hệ thống các cơ quan: quyền lực, xét
4
xử và kiểm sát thực hiện quyền lập pháp và tư pháp không thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước. Nếu tiếp cận khái niệm quản lý nhà nước dưới góc độ này, quản lý nhà nước bao gồm có 2 chức năng cơ bản: Lập quy được thực hiện bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện pháp luật và tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động kinh tế – xã hội để đưa luật pháp vào đời sống xã hội.
Như vậy, “Quản lý nhà nước là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước; quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật do các cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước từ Trung ương đển cơ sở tiến hành.” [24,tr.155]