địa bàn huyện
Thông qua QLNN về văn hóa, các CQNN mong muốn các hoạt động văn hóa phát triển theo hướng tích cực phục vụ đời sống văn hóa của người dân. Do đó, có thể thấy các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan ảnh hưởng đến QLNN về văn hóa:
1.4.1. Những yếu tố chủ quan
- Bộ máy QLNN về văn hóa: Bộ máy đảm bảo chất lượng được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thực hiện tốt việc quản lý và các nội dung QLNN về văn hóa. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý ngành văn hóa nếu được kiện toàn và củng cố, từng bước nâng cao năng lực quản lý, đổi mới phương thức quản lý sẽ góp thúc đẩy sự phát triển và hạn chế những tiêu cực trong đời sống văn hóa.
- Năng lực của đội ngũ công chức thực hiện QLNN về văn hóa: năng lực đội ngũ công chức quyết định đến hiệu quả của hoạt động QLNN bởi lẽ đây là chủ thể trực tiếp tác động đến các hoạt động văn hóa.
- Sự tham gia của các chủ thể có liên quan trong QLNN về văn hóa:
trong QLNN về văn hóa bên cạnh các chủ thể là các cơ quan QLNN thì rất cần sự tham gia của các chủ thể khác nhất là người dân. Vì vậy, sự tham gia của người dân trong QLNN nói chung, QLNN về văn hóa nói riêng là yếu tố tác động không nhỏ đến hoạt động QLNN về văn hóa.
- Ý thức chấp hành pháp luật về văn hóa của các chủ thể: các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nhất định trong việc tham gia vào các hoạt động văn hóa. Nếu các chủ thể có ý thức chấp hành pháp luật tốt thì việc QLNN cũng
dễ dàng, thuận lợi và lẽ dĩ nhiên nếu ý thức không tốt thì điều này cũng gây nhiều khó khăn cho QLNN về văn hóa.
1.4.2. Những yếu tố khách quan
- Chính sách về văn hóa và phát triển văn hóa: Chính sách văn hoá đặt ra các nguyên tắc chung của sự nghiệp phát triển văn hoá phù hợp với mục tiêu phát triển văn hoá chung của đất nước. Các chính sách về quản lý và phát triển văn hoá hiện nay có thể kể đến: sáng tạo các giá trị văn hoá; bảo tồn, phát huy tài sản văn hoá; phát triển văn hoá cơ sở; giao lưu văn hoá quốc tế; hiện đại hoá kỹ thuật và phương thức sản xuất, phân phối sản phẩm văn hoá; đào tạo, phát triển đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ; đảm bảo ngân sách, điều kiện pháp lý cho phát triển văn hoá; nâng cao tính tự quản và phân cấp quản lý văn hoá
- Mức độ hoàn thiện của thể chế về quản lý văn hóa: Trên cơ sở nắm chắc xu thế phát triển văn hóa thế giới ngày nay, nhận thức về quy luật xây dựng văn hóa dưới điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế QLNN về văn hóa gắn liền với thể chế kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, thể dục thể thao... Điều đó đã đặt ra một loạt yêu cầu mới cho việc xây dựng văn hóa và cải cách thể chế QLNN về văn hóa. Do đó, việc ban hành văn bản và các quy định hướng dẫn QLNN về văn hóa một cách đầy đủ, hoàn thiện của cơ quan QLNN có thẩm quyền là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động QLNN về văn hóa.
- Sự phát triển của hoạt động văn hóa: hiện trạng, nhu cầu và phát triển bền vững văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước và qua đó tác động đến công tác QLNN về văn hóa trong thực tiễn. Vì vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, một trong những yêu cầu bức thiết được đặt ra đối với văn hóa là cần tăng cường QLNN về văn hóa cho phù hợp với những điều kiện mới, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của
xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
- Điều kiện kinh tế – xã hội: Vấn đề phát triển kinh tế phải dựa trên nền tảng của phát triển văn hóa, điều này được khẳng định là một quy luật tất yếu khách quan của phát triển. Vì thế, sự phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc chỉ có thể trở nên năng động, hiệu quả, bền vững chừng nào quốc gia đó đạt được sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế với văn hóa trong tiến trình phát triển. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đã chỉ rõ vai trò cực kỳ quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, cùng với việc nâng cao mức sống vật chất và phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nước ta, nhu cầu văn hóa tinh thần của quần chúng không ngừng tăng lên, đã tạo ra động lực mới cho phát triển văn hóa, đồng thời đặt ra những yêu cầu mới, cao hơn đối với hoạt động QLNN về văn hóa. Vì vậy, điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương tác động đến sự phát triển của hoạt động văn hóa, qua đó ảnh hưởng đến hoạt động QLNN nói chung, trong đó có QLNN về văn hóa