phương và giá trị tham khảo
1.5.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương
- Kinh nghiệm QLNN về văn hóa của huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông
UBND huyện Cư Jut đã chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện. Qua đó việc QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện Cư Jut tỉnh Đắk Nông đã giúp khôi phục, duy trì và phát huy giá trị văn hóa, các nghi lễ, lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện tiếp tục được quan tâm. Cùng với việc thành lập và duy trì 01 câu lạc bộ cồng chiêng cấp huyện, 04 đội cồng chiêng thuộc các xã, thôn, buôn và 04 câu lạc bộ đàn tính hát then…, huyện đã khôi phục các nghi lễ, lễ hội tiêu biểu như: Lễ cấp
sắc của người Dao xã Đắk Wil; ném còn, hát si, hát lượn của xã Nam Dong; lễ kết nghĩa buôn xã Tâm Thắng...
Thông qua hoạt động QLNN về văn hóa, công tác xây dựng và phát triển văn hóa, con người trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò của sự nghiệp văn hóa đối với phát triển xã hội. Đời sống văn hoá của nhân dân trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với
Chương trình xây dựng nông thôn mới mang lại nhiều kết quả thiết thực.
Ngoài ra, hoạt động QLNN về văn hóa đảm bảo cho các nghi lễ nông nghiệp, nghi lễ vòng đời người, nghi lễ-lễ hội cộng đồng... của các dân tộc Ê đê, Thái, Tày, Nùng, Dao được bảo tồn và phát huy. Các nghi lễ, lễ hội truyền thống được tổ chức lồng ghép với các trò chơi, các chương trình văn nghệ dân gian, góp phần đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần, tín ngưỡng và tâm linh của nhân dân các dân tộc. Thông qua lễ hội tạo được mối đoàn kết để cùng phát huy và giữ gìn vốn văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, thông qua hoạt động QLNN cho thấy công tác bảo tồn các nghi lễ, lễ hội chưa được phát huy xứng tầm so với vốn văn hóa phong phú của địa phương; kinh phí tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng, dệt thổ cẩm, hay tổ chức các lễ hội còn hạn hẹp; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác văn hóa còn thiếu thốn; các nghệ nhân biết các nghi lễ, lễ hội ngày càng ít dần, một số nghệ nhân tuổi cao, sức yếu…Các phòng, ban chức năng của huyện kiến nghị tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí thực hiện các hoạt động truyền dạy cồng chiêng, dệt thổ cẩm và duy trì các nghi lễ, lễ hội.
- Kinh nghiệm QLNN về văn hóa của quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng rất quan tâm đến hoạt động QLNN về văn hóa. Phòng Văn hóa và Thông tin đã tham mưu UBND Quận
xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án về phát triển văn hóa trong giai đoạn mới. UBND Quận luôn quan tâm, đổi mới phương thức lãnh đạo để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác QLNN về văn hóa như: xây dựng và ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, hệ thống tổ chức bộ máy QLNN về văn hóa được quan tâm xây dựng theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, phát huy vai trò của cơ quan giám sát, thanh tra, thực hiện chủ trương phân cấp, phân quyền quản lý, trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp… góp phần cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, dần tạo sự hài hòa trong đầu tư cho kinh tế và văn hóa.
Các chương trình, chính sách về văn hóa của Trung ương và Thành phố đã được Quận Liên Chiểu triển khai thực hiện có hiệu quả. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các đề án về văn hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Công tác QLNN về văn hóa được thực hiện nghiêm túc và đạt được những kết quả quan trọng; hoạt động văn hóa, văn nghệ được tổ chức rộng khắp, đa dạng về hình thức, phong phú, hấp dẫn về nội dung, đáp ứng nhiệm vụ chính trị - xã hội và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Vấn đề nhận thức đạo đức, lối sống của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân có nhiều chuyển biến quan trọng, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn xã hội; thu hẹp dần khoảng cách trong đời sống văn hóa.
Đội ngũ công chức, viên chức công tác trên lĩnh vực văn hóa được rèn luyện, thử thách, đa phần có ý thức trách nhiệm và tâm huyết với công việc. Hầu hết cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về văn hóa hoặc liên quan đến văn hóa đều được bố trí công việc phù hợp, nên đã phát huy năng lực sở trường, yên tâm công tác và có nhiều đóng góp cho ngành.
- Kinh nghiệm QLNN về văn hóa của huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận:
QLNN về văn hóa là nội dung được huyện Ninh Sơn rất quan tâm. UBND huyện đã thực hiện hiệu quả công tác QLNN trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch; tập trung triển khai tuyên truyền, cổ động trực quan, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa văn nghệ, thể thao, du lịch, trưng bày triển lãm chuyên đề, sách báo, phim ảnh, biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ các sự kiện trọng đại của đất nước; góp phần bổ sung cho nguồn vốn văn hóa nghệ thuật, vừa mang tính dân gian, vừa mang tính hiện đại, mang đậm nét văn hóa dân tộc, phát huy vốn văn hóa văn nghệ dân gian, phù hợp với nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Hoạt động QLNN đã đảm bảo cho hoạt động văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, biểu diễn, triển lãm, văn nghệ quần chúng ở cơ sở diễn ra sôi nổi, thiết thực, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân tham gia. Hoạt động của hệ thống thư viện, phòng đọc từ cơ sở đến tỉnh đã cơ bản đáp
ứng nhu cầu đọc của các tầng lớp nhân dân. Công tác bảo tồn và phát huy giá
trị các di sản văn hóa, di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn huyện được quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng, nhất là phục vụ cho công tác phát triển kinh tế du lịch, giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử. Nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, lịch sử có giá trị đã phát huy tác dụng trong
đời sống xã hội.
Phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu UBND huyện tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, tham mưu cơ chế, chính sách về văn hóa, về quyền tác giả và các quyền liên quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn. Điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp với tính đặc
thù của văn hóa, nghệ thuật. Bổ sung chính sách kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa; có chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường công tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức khi để xảy ra sai phạm. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư và công dân đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa.
- Kinh nghiệm QLNN về văn hóa của Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh:
UBND Quận 6 rất quan tâm việc QLNN về văn hóa. Quận đã quan tâm
xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, duy trì việc học tập văn hóa, tiếng nói chữ viết, sinh hoạt văn hóa theo phong tục truyền thống, tổ chức tốt các lễ hội truyền thống, tín ngưỡng dân gian, sân chơi dân gian, ẩm thực truyền thống, giới thiệu nét đặc trưng tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc, tạo điều kiện và hỗ trợ các hộ dân tộc thiểu số về sản xuất ngành nghề truyền thống; thành lập và duy trì hoạt động Câu lạc bộ “Sao sáng” của đồng bào Chăm. Đồng thời, duy trì và phát huy tốt việc phục dựng lễ hội truyền thống, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ sở sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng trong cộng đồng, qua đó góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa của các dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam trên toàn quận.
Phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu UBND Quận phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thanh tra văn hóa, bên cạnh đó là tuyên truyền pháp luật, ngăn ngừa vi phạm xảy ra, đồng thời cũng xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức cố ý vi phạm, góp phần tăng cường công tác quản lý nhà nước, giữ vững an ninh trật tự trong lĩnh vực văn hóa.
1.5.2. Những giá trị tham khảo
- Sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, công tác chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc chính quyền các cấp là yếu tố đầu tiên giúp hoạt động QLNN về văn hóa có hiệu quả, qua đó đưa hoạt động văn hóa đi vào cuộc sống, phù hợp với điều kiện thực tế.
- Xác định việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người là trách nghiệm của cả hệ thống chính trị, là sự nghiệp toàn dân, trong đó xác định rõ nhân dân là chủ thể trong việc phát triển văn hóa và xây dựng con người. Vì vậy, trong QLNN về văn hóa cần chú trọng phát huy vai trò chủ thể, năng lực sáng tạo và sự tham gia tích cực của Nhân dân. Do đó cần thực hiện tốt công tác phối hợp, phát huy dân chủ trong QLNN về hoạt động văn hoá, huy động các nguồn lực để tham gia xây dựng và phát triển văn hóa. Phát huy vai trò chủ động của Mặt trận và các đoàn thể, phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân và lực lượng những người làm công tác văn hóa.
- QLNN về văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài cần có sự vào cuộc quyết liệt, sự thống nhất chung về nhận thức, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; sự kiên trì, chủ động, nhạy bén, sáng tạo, tập trung, trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện từ cấp tỉnh đến cơ sở; kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp thúc đẩy phát triển văn hóa.
- Đặc biệt coi trọng công tác quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm vụ các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân về quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ giải pháp của thực hiện sự nghiệp phát triển văn hóa.
- Xác định yếu tố phát triển nguồn nhân lực là cốt lõi hàng đầu. Xây dựng củng cố, phát triển bộ máy công tác văn hóa các cấp; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức có tầm nhìn, phẩm chất và chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa trước mắt và lâu dài.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN ở các cấp chính quyền, đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, đi đôi với đôn đốc, giám sát, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phát triển văn hóa, mở rộng các hoạt động liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế trong QLNN về văn hóa. Phải gắn kết được nội dung hoạt động phong trào văn hóa với chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Xây dựng ý thức tự nguyện, phát huy tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo; năng lực tự quản và nguồn lực của cộng đồng là yếu tố nội sinh để phong trào văn hóa ở cơ sở phát triển thực chất và lan tỏa.
Tiểu kết chương 1
Công tác QLNN về văn hóa là một trong các nội dung quan trọng trong QLNN ở nước ta hiện nay. Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa. Đồng thời, với mục đích xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong quá trình hội nhập và phát triển thì hoạt động QLNN về văn hóa luôn được quan tâm tăng cường.
Chương 1 của Luận văn đã phân tích một cách khái quát cơ sở lý luận của QLNN về văn hóa như làm rõ các khái niệm Quản lý và Quản lý nhà nước; Văn hóa và QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện. Đặc biệt Chương 1 đã xác định 6 nội dung của QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện bao gồm: Tổ chức thực hiện thể chế QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện; Tổ chức bộ máy QLNN về văn hóa của huyện; Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện QLNN về văn hóa của huyện; Quản lý việc tổ chức thực hiện QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện; Bố trí, xác định nguồn ngân sách đáp ứng các hoạt động QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện; Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động QLNN văn hóa trên địa bàn huyện… Tất cả nội dung này là cơ sở, tiền đề quan trọng để tác giả đánh giá thực trạng QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯM’GAR, TỈNH ĐĂK LĂK
2.1. Tổng quan về huyện CưM’gar, tỉnh Đăk Lăk
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Huyện CưM’gar được thành lập ngày 23/01/1984 theo Quyết định số 15- HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), tách ra từ huyện Súp, nằm ở phía Bắc tỉnh Đắk Lắk. Diện tích tự nhiên là hơn 82.450 ha. Huyện có
17 đơn vị hành chính (gồm 15 xã, 02 thị trấn). Toàn huyện có 173.024 người.
có 175 thôn, buôn và 14 tổ dân phố thuộc 15 xã, 02 thị trấn của huyện. Xã xa nhất cách trung tâm huyện 40km, buôn xa nhất cách trung tâm huyện 45km.
Về vị trí, địa lý: Huyện CưM’gar cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 16km về phía Bắc, có ranh giới được xác định theo Chỉ thị 364/CT- TTg ngày 01 tháng 7 năm 1994 có vị trí như sau:
- Phía Bắc: giáp huyện Ea Súp;
- Phía Nam: giáp thành phố Buôn Ma Thuột; - Phía Đông: giáp huyện Krông Buk;
- Phía Tây: giáp huyện Buôn Đôn.
2.1.2.Điều kiện kinh tế - xã hội
Về kinh tế: Huyện CưM’gar nằm phía tây nam dãy Trường Sơn, mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Có 04 loại đất chính: Đất đỏ trên đá Bazan; Đất rốc tụ thung lũng; Đất nâu sẫm trên đá bọt; Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của đá Bazan, thích hợp với nhiều loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao như: cao su, cà phê, tiêu, điều, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Mức tăng trưởng kinh tế đạt 8,1%, bình quân GDP đầu người khoảng 634 USD, chính vì vậy, sự phát triển