- UBND tỉnh Đắk Lắk tiếp tục tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác quy hoạch, tạo quỹ đất, bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách và xã hội hóa để đầu tư hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến cơ sở; nghiên cứu đổi mới, đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phù hợp với tập quán từng địa phương để thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
- UBND tỉnh, UBND huyện CưM’gar thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa, nhất là ở cơ sở; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao…góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa cơ sở.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan tăng cường kiểm duyệt kế hoạch, nội dung, kịch bản, hình thức tổ chức các lễ hội trước khi cấp phép cho tổ chức các hoạt động lễ hội; trong đó lưu ý vấn đề chấp thuận quảng cáo, tài trợ trong lễ hội phải phù hợp, có văn hóa, đúng thuần phong mỹ tục…
- Tăng cường công tác QLNN đối với việc cưới, việc tang và lễ hội; rà soát, xây dựng và hướng dẫn những nghi thức phù hợp trong việc cưới, việc tang và lễ hội cho Ban chỉ đạo các cấp triển khai, thực hiện; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, nhất là công tác kiểm tra hoạt động thị trường các sản phẩm văn hoá, xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể sản xuất kinh doanh, phát tán các sản phẩm độc hại mê tín, dị đoan.
Tiểu kết Chương 3
QLNN về văn hóa nhằm đảm bảo các hoạt động văn hóa ổn định, phát triển đúng theo chủ trương, nghị quyết, chính sách về văn hóa của Đảng và Nhà nước ta, để văn hóa vừa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. QLNN về văn hóa, quản lý văn hóa ở cấp huyện là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở huyện CưM’gar.
Công tác QLNN đối với hoạt động văn hóa cấp huyện là quá trình tác động, điều chỉnh bằng pháp luật đối với mọi hoạt động văn hóa trong đời sống xã hội, thúc đẩy sự nghiệp văn hóa của nhân dân ở huyện. Muốn quản lý văn hóa tốt cần có mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể, đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp về tuyên truyền, nguồn lực, huy động xã hội hóa thanh tra, kiểm tra hoạt động văn hóa, góp phần phát triển văn hóa đúng định hướng, khơi dậy tiềm lực kinh tế xã hội, khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, thúc đẩy sự phát triển chung của tỉnh Đắk Lắk nói chung, huyện CưM’gar nói riêng.
KẾT LUẬN
QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của UBND huyện thông qua việc tham mưu của các cơ quan chuyên môn nhằm phát triển văn hóa, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hóa và liên quan, với mục đích giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa của huyện tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện.
Xuất phát từ vai trò của hoạt động văn hóa đối với đời sống xã hội, hoạt động QLNN về văn hóa nói chung, QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện có vai trò rất quan trọng trong việc hiện thực hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa; góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của huyện; góp phần tạo động lực và tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội; góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế; góp phần phát triển văn hóa, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân.
QLNN về văn hóa là nội dung quan trọng trọng phát triển văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế - xã hội. QLNN về văn hóa là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật bởi văn hóa là lĩnh vực rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, phức tạp. Nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận về QLNN về văn hóa là cơ sở để những người làm công tác quản lý văn hóa các cấp được trang bị kiến thức cơ bản, vận dụng thực hành trong quá trình quản lý.
Tại huyện Cư M’gar, hoạt động QLNN về văn hóa trong những năm qua có nhiều ưu điểm, được khẳng định, đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, bảo tồn văn hóa truyền thống, phù hợp với
gia đình, từng người; hoàn thiện giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người, tăng sức đề kháng, chống văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại", đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện CưM’gar.
Mặt khác, trong những năm qua các CQNN đã tổ chức triển khai đầy đủ các nhiệm vụ QLNN về văn hóa. Công tác QLNN về văn hóa luôn được Đảng bộ và chính quyền huyện CưM’gar quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện, góp phần tích cực vào sự phát triển văn hóa của địa phương; đồng thời phục vụ có hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Huyện. Thông qua hoạt động QLNN các CQNN của Huyện đã định hướng, hỗ trợ cho các phong trào văn hóa cơ sở trên địa bàn Huyện được triển khai đồng bộ, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, lễ hội truyền thống thường xuyên được tổ chức…góp phần tạo môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh cho Nhân dân, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo nghệ thuật của Nhân dân trên địa bàn Huyện.
Tuy nhiên, do tính chất, đặc điểm, phạm vi của văn hóa rộng nên trong quá trình QLNN vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập cần khắc phục như cơ sở hạ tầng về văn hóa đầu tư chưa tương xứng với phát triển kinh tế xã hội, thiết chế Nhà văn hóa xuống cấp, hư hỏng; phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" còn hình thức; thông tin mạng vẫn còn tồn tại; việc quản lý lễ hội còn lúng túng; chủ trương xã hội hóa văn hóa chưa đi vào chiều sâu, chưa huy động được nhiều nguồn lực trong nhân dân; công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên; bất cập trong đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa... Vấn đề đặt ra trong QLNN về văn hóa trên địa bàn huyện CưM’gar là rất lớn, phức tạp và khó khăn, đòi hỏi có nhiều giải pháp đồng bộ để kịp thời điều chỉnh những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý văn
hóa cho phù hợp và ngày càng phát triển đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận qua khảo sát thực tế công tác QLNN đối với các hoạt động văn hóa ở huyện CưM’gar, luận văn đã đề xuất một số giải pháp về nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa và công tác QLNN về văn hóa, quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, tăng cường nguồn lực cho văn hóa và quản lý văn hóa, xã hội hóa lĩnh vực văn hóa và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý văn hóa trong thời gian tới, đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về văn hóa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí Thư Trung ương Đảng(2010), về “Chống sự xâm nhập của các
sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội”. Chỉ thị số 46- CT/TW.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2004), Nghị quyết Hội nghị lần thứ
10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX).Về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2014), Nghị quyết Hội nghị lần thứ
9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( khóa XI). Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết số 33-NQ/TW.
4. Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện CưM’gar (2020), Báo cáo kết quả 20 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000 – 2020 trên địa bàn huyện
5. Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch (2018), Tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu
về văn hóa cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.
6. Bộ Nội vụ (2017), Lý luận chung về quản lý nhà nước. Tài liệu bồi
dưỡng chức danh Lưu trư viên chính hạng II. Quyết định 1277/QĐ – BNV.
7. Chính phủ nước CHXHCNVN (2008), về chính sách khuyến khích xã
hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Nghị định số 69/2008/NĐ-CP.
8. Chính phủ nước CHXHCNVN (2014), về sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP. Nghị định số 59/2014/NĐ-CP.
9. Chính phủ nước CHXHCNVN (2009), Quy chế hoạt động văn hóa và
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái (2008), Luật hành chính Việt Nam,
Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
12. Đỗ Tiến Long (2016), Từ lý luận về quản lý, lãnh đạo đến phát triển
nhân tài lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay. Tạp chí Lý luận chính trị. Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dao-tao-boi-duong/item/1884-tu-ly- luan-ve-quan-ly-lanh-dao-den-phat-trien-nhan-tai-lanh-dao-quan-ly-o-nuoc- ta-hien-nay.html
13. Học viện Hành chính quốc gia (2006), Giáo trình Quản lý Hành chính
nhà nước.
14. Lê Thị Bích Thuận (2013), Một số vấn đề quản lý nhà nước về văn
hóa”. Tạp chí Văn học Nghệ thuậtsố 352.
15. Nguyễn Thị Hằng (2017), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa. Tạp chí Lý luận chính trị, Học viện chính trị khu vực II.
16. Nguyễn Vinh Hưng (2017), Chức năng quản lý văn hóa, giáo dục của
nhà nước Việt Nam giai đoạn hội nhập quốc tế. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
17. Phạm Văn Tám (2014), Quản lý hoạt động văn hóa của Trung tâm
Văn hóa quận Ba Đình, thành phố Hà Nội hiện nay. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Văn hóa Hà Nội,
18. Phan Hồng Giang, Bùi Hoài Sơn( 2014), Quản lý văn hóa Việt Nam
trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Phúc Nội (2017), Tăng cường sức đề kháng để phòng, chống văn hóa
xấu độc, ngoại lai. https://www.qdnd.vn/chong-dien-bien-hoa-binh/tang- cuong-suc-de-khang-de-phong-chong-van-hoa-xau-doc-ngoai-lai-498245.
20. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk (2017), về hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa thể thao cơ sở. Báo cáo số 1455/BC- SVHTTDL.
21. Tỉnh ủy Đắk Lắk (2014), về thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày
09/6/2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Chương trình số 41-CTr/TU.
22. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa, Nxb Hà Nội, Hà Nội
23. Thủ tướng Chính phủ (2009), về việc phê duyệt Chiến lược phát triển
văn hóa đến năm 2020. Quyết định 581/QĐ-TTg.
24. Thủ tướng Chính phủ (2013), về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát
triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, giai đoạn 2013 - 2020, định
hướng đến năm 2030. Quyết định số 2164/QĐ-TTg.
25.Thủ tướng Chính phủ (2016) về chiến lược phát triển các ngành công
nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quyết định số 1755/QĐ-TTg.
26. Trần Thị An (2011), Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện
Từ Liêm, thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ quản lý văn hóa
27. UBND huyện CưM’gar (2015), về Kế hoạch thực hiện chương trình
hành động của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước. Kế hoạch 3257/KH-UBND.
28. UBND huyện CưM’gar (2015), Báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ công tác Văn hoá và Thông tin.
29. UBND huyện CưM’gar (2016), Báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ công tác Văn hoá và Thông tin.
30. UBND huyện CưM’gar (2017), Báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ công tác Văn hoá và Thông tin.
31. UBND huyện CưM’gar (2018), Báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ công tác Văn hoá và Thông tin.
32. UBND huyện CưM’gar (2019), Báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ công tác Văn hoá và Thông tin.
33. UBND huyện CưM’gar (2017), quy chế tổ chức và hoạt động của Ban
chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Quyết
định số 378/QĐ-UBND.
34. UBND huyện CưM’gar (2018), quy chế tổ chức và hoạt động của Đội
kiểm tra liên ngành 814 về lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, quảng cáo, viễn thông, internet. Quyết định số 633/QĐ-UBND.
35. UBND tỉnh Đắk Lắk (2019), về tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược
Văn hóa đến năm 2020. Báo cáo số 80/BC-UBND
36. UNESCO (1982), Tuyên bố về chính sách văn hóa, Tại Hội nghị quốc
tế về chính sách văn hóa của UNESCO, Mexico.
37. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2016), về
tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính. Nghị quyết 1211/2016/NQ-UBTVQH13.
38. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2015), Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2015.
39. Vũ Đăng Minh, Nguyễn Thế Vịnh (2016), Công tác quản lý nhà nước
về văn hóa, Tài liệu Kỹ năng nghiệp vụ công tác văn hóa-xã hội ở xã, phường, thị trấn, NXB Chính trị Quốc gia.
40. Vũ Thị Phương Hậu (2008), Quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa, những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề tài nghiên cứu cấp bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.