2. Tạo động lực làm việc cho đội ngũ viên chức Bệnh viện Thận Hà
2.2. Thực trạng tạo động lực cho đội ngũ viên chức tại Bệnh viện
Thận Hà Nội hiện nay
2.2.1. Thực trạng sử dụng các công cụ vật chất 2.2.1.1. Tiền lương
Lương cơ bản
Làm thế nào để viên chức y tế sống được bằng đồng lương là mối trăn trở không của riêng ngành Y tế, mà là mối quan tâm chung của các ban ngành Trung ương, các địa phương và toàn xã hội. Trên nhiều diễn đàn, vấn đề lương thày thuốc luôn được đề cập. Mong muốn thì nhiều, nhưng thực hiện còn phải có lộ trình và phụ thuộc vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Trong những năm qua, các chế độ về lương, đãi ngộ, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp vùng miền đối với viên chức luôn được bổ sung và thực hiện đầy đủ nhằm động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để cho họ yên tâm, gắn bó với nghề và dành tâm huyết cho sự nghiệp y tế nước nhà.
Nằm trong lộ trình cải cách chế độ tiền lương và chế độ công vụ của Chính phủ, ngày 19/02/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Mặc dù vậy, theo kết quả điều tra của công đoàn viên chức Việt Nam, tiền lương cứng của viên chức khá thấp. Với chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ do giá cả leo thang, lạm phát, những cải cách tăng lương của nhà nước vẫn chỉ như muối bỏ bể, nếu chỉ căn cứ vào mức lương hiện nay thì không đủ chi phí cho cá nhân chứ chưa nói đến chuyện lo lắng cho gia đình, con cái. Thực tế, viên chức đa phần đều có thu nhập ngoài lương, và mức thu nhập này cũng không thể kiểm soát được.
Trong thời gian gần đây, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách điều chỉnh mức lương phù hợp với tình hình thực tế của đời sống xã hội, song sự thay đổi này vẫn chưa đạt được bước đột biến trong tiến trình cải cách tiền lương. Vấn dề tiền lương đang dần trở thành một vấn đề nóng, cần được quan tâm nhiều hơn trong tiến trình cải cách hành chính.
Chính sách tiền lương hiện đang bộc lộ quá nhiều bất cập, sự không hợp lý, không theo kịp với chỉ số giá tiêu dùng đang gây nhiều bức xúc cho người lao động hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước. Với mức lương trung bình như hiện tại thì viên chức khó có thể cải thiện được mức sống cá nhân cũng như gia đình của mình. Điều đó cho thấy, mặc dù đã sử dụng cách thức tác động tới động lực làm việc của viên chức bằng chính sách tiền lương nhưng vẫn không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Hiện tại, đội ngũ viên chức Bệnh viện Thận Hà Nội đang được trả lương từ nguồn ngân sách nhà nước và từ các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật tại nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của
Chính Phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Tiền lương trả cho viên chức được thực hiện theo chế độ thâm niên, ngạch, bậc, chế độ phụ cấp chức vụ, trách nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung của Nhà nước quy định.
Như vậy, so với mức lương của một người có cùng bằng cấp, trình độ ở cơ quan bên ngoài thì lương của viên chức Bệnh viện Thận Hà Nội thấp hơn nhiều, điều này cũng đồng nghĩa với việc họ khó có thể toàn tâm, toàn ý đối với công việc.
Thêm một thực tế nữa đó là do đồng lương quá thấp nên đã có một bộ phận không nhỏ viên chức bệnh viện phải tìm kiếm những khoản thu nhập ngoài lương. Các khoản thu nhập ngoài lương thường không ổn định, khác nhau giữa các đơn vị, giữa các vị trí mà viên chức đang đảm nhận. Điều này dẫn đến hiện tượng không công bằng trong chính sách tiền lương và thu nhập của viên chức. Đây chính là nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động của tổ chức, kéo theo các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, hối lộ, lãng phí của công, thoái hóa biến chất của một bộ phận viên chức như hiện nay. Khi tiền lương không còn là thu nhập chính của viên chức, thì sẽ mất dần tác dụng là động lực thúc đẩy viên chức thực thi công việc hiệu quả, khiến không ít viên chức làm việc qua loa, chiếu lệ, thiếu trách nhiệm chỉ để giữ chân trong tổ chức, còn đâu là để sức làm thêm hoặc lợi dụng danh tiếng, uy tín của mình và tổ chức mình đang công tác để làm thêm ở bên ngoài.
Cơ chế “bình quân chủ nghĩa ”, “đến hẹn lại lên” trong cách trả lương và tăng lương cho viên chức cũng là một điểm yếu trong chính sách tiền lương hiện nay. Thực tế, những người có thâm niên công tác lâu năm nhưng trình độ chuyên môn, năng lực công tác hạn chế, không có đóng góp nhiều cho tổ chức vẫn nghiễm nhiên được hưởng mức lương cao gấp hai, ba lần những viên chức trẻ có năng lực thực sự. Việc trả lương cho viên chức không
dựa vào kết quả thực thi công vụ cũng là một vấn đề đáng phải bàn, vì dù viên chức làm ít hay nhiều, hiệu quả hay không hiệu quả, miễn sao không bị kỷ luật là được trả lương theo thang bảng lương quy định và điều này đã làm triệt tiêu động lực làm việc của viên chức.
Thu nhập tăng thêm
Trong thời gian qua, đã có nhiều chính sách cải cách tiền lương của Nhà nước ban hành nhằm làm thay đổi mức sống cho viên chức nhưng thực tế chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Lương tăng cũng đồng nghĩa với việc vật giá leo thang, gây thêm nhiều sức ép cho viên chức. Như vậy, bài toán tăng lương không có tác dụng cải thiện hơn đời sống viên chức và cũng không làm thay đổi hiệu quả, chất lượng công việc theo chiều hướng tích cực như mong muốn.
Trước thực trạng đó, Bệnh viện Thận Hà Nội đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm, tiết kiệm các nguồn thu sự nghiệp để chi lương tăng thêm cho viên chức. Thu nhập tăng thêm hàng tháng được chi cho viên chức, người lao động có tên trong bảng lương của Bệnh viện, hoàn thành nhiệm vụ được giao được xếp loại A, B, C (có tiêu chí rõ ràng) - trong đó mức A tương ứng 100%, mức B là 75% và mức C là 50% , cụ thể mức thu nhập tăng thêm được tính như sau:
Tổng mức thu nhập tăng thêm = Mức xếp loại (A,B,C) x [(Hệ số theo cấp bậc, chức vụ,vị trí công tác trình độ chuyên môn) + (số năm công tác tính theo thời gian đóng BHXH x 0,01)] x 3.000.000đ.
Ví dụ: Viên chức là kỹ sư đại học, được xếp loại A của tháng và đã công tác 4 năm sẽ có mức thu nhập tăng thêm được hưởng theo tháng như sau:
100% x (1,2 + 4 x 0,01) x 3.000.000đ = 3.720.000đ
Việc chi trả thu nhập tăng thêm cho viên chức được thực hiện theo nguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả nhiều hơn. Giám đốc bệnh viện chi trả thu nhập theo quy chế chi tiêu nội bộ.
Đây cũng chính là một trong những biện pháp tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện, thực hiện chính sách này thường xuyên, hiệu quả sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình phấn đấu trong từng cá nhân viên chức. Vì vậy, từ khi quy định này ra đời đã thấy dấu hiệu tích cực trong động cơ làm việc của đội ngũ viên chức bệnh viện.
Là một đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp, Bệnh viện đã tiết kiệm chi, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được giao; tuỳ theo kết quả hoạt động tài chính trong năm, bệnh viện xác định tổng mức chi trả thu nhập trong năm theo kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân.
Phụ cấp ưu đãi nghề:
Đội ngũ viên chức y tế được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị Định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập như sau:
* Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:
a) Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;
b) Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.
* Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:
a) Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;
b) Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm; c) Kiểm dịch y tế biên giới.
* Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.
* Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
* Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây: a) Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình;
b) Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.
* Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc
hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Phụ cấp độc hại:
Ngoài ra, nhân viên y tế còn được hưởng chế độ phụ cấp độc hại theo Công văn số 6608/BYT-TCCB ngày 22/8/2005 của Bộ Y tế v/v: Hướng dẫn chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành y tế cụ thể:
a) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với những người: - Trực tiếp phục vụ bệnh nhân thận nhân tạo; - Trực tiếp chữa răng và làm hàm răng giả;
- Làm việc trong buồng tối, thiếu ánh sáng và không khí như buồng rửa phim, buồng làm thị trường;
- Gián tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần, lao, truyền nhiễm, phong. b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với những người:
- Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thu hở có mùi hôi thối ở các
bệnh viện chuyên khoa hoặc ung thư của bệnh viện đa khoa;
- Trực tiếp khám, chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân da liễu (giang mai, lậu, sùi mào gà, trùng roi, nấm mốc, hạ cam, ghẻ);
- Trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân liệt do chấn thương cột sống, xuất huyết não, viêm màng não lao, viêm màng não mủ, viêm tủy;
- Trực tiếp chăm sóc, điều trị bệnh nhân sau mổ (trong 48 giờ) thuộc ca mổ loại I, II; Bệnh nhân bỏng từ độ II trở lên và có diện tích bỏng 8% đối với trẻ em và 15% đối với người lớn;
- Trực tiếp giữ giống, chủng loại vi sinh vật, ký sinh trùng trên động vật và chăn nuôi súc vật đã tiêm cấy vi trùng gây bệnh;
- Trực tiếp phục vụ vệ sinh buồng bệnh và giặt quần cáo cho bệnh nhân; - Sử dụng máy có dòng điện cao tần để điều trị bệnh nhân;
- Thường xuyên làm công tác vệ sinh phòng dịch, chống sốt rét phải tiếp xúc với môi trường phân, nước thải, rác, hơi khí độc;
- Rửa chai, lọ, dụng cụ thí nghiệm có hóa chất độc, vi sinh vật gây bệnh (phải dùng hóa chất độc để xử lý sát trùng);
- Làm xét nghiệm sinh hóa, huyết học, ký sinh trùng; - Pha chế thuốc độc bảng A và thủ kho hóa chất;
- Pha chế huyết thanh, văcxin trong phòng kín và hấp sấy tiệt trùng các dụng cụ, trang thiết bị.
c) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với những người: - Giải phẫu bệnh lý;
- Trực tiếp làm xét nghiệm vi sinh (vi rút, vi trùng); - Chiết xuất dược liệu độc bảng A;
- Thường xuyên sử dụng các hóa chất độc mạnh mà trong môi trường làm việc vượt quá tiêu chuẩn quy định như sau:
- Axit Sulfuric (H2SO4) vượt quá đậm độ 0,01mg/lít không khí; + Benzol vượt quá đậm độ 0,05mg/lít không khí;
+ Toluen vượt quá đậm độ 0,10mg/lít không khí; + Xynol vượt quá đậm độ 0,10mg/lít không khí;
- Sản xuất các chất hấp phụ dùng cho phân tích sắc ký như Silicazen các ống chuẩn độ (dung dịch mẹ).
d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với những người:
- Trực tiếp điều trị, phục hồi chức năng và phục vụ bệnh nhân phong (hủi), kể cả các xét nghiệm Hansen;
- Chiếu chụp, điện quang;
- Mổ xác, giải phẫu pháp y và bảo quản trông nom xác;
- Trực tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần ở các bệnh viện chuyên khoa và các khoa tâm thần ở các bệnh viện đa khoa (kể cả phục vụ thương binh và bệnh binh tâm thần ở các khu điều trị, điều dưỡng thương binh, bệnh binh);
- Trực tiếp phục vụ bệnh nhân mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh dại, bệnh truyền nhiễm, bệnh lao ở các bệnh viện, viện chuyên khoa, các khoa truyền nhiễm và khoa lao ở các bệnh viện đa khoa;
- Thường xuyên chuyên trách làm công tác kiểm nghiệm độc chất pháp y.
Việc tìm kiếm các giải pháp nhằm cải thiện mức lương cho viên chức đã và đang được Bệnh viện quan tâm thực hiện, tuy nhiên qua khảo sát thực tế về mức độ hài lòng về chính sách tiền lương, phụ cấp đối với 92 viên chức đang làm việc tại Bệnh viện Thận Hà Nội, với câu hỏi:
Anh/chị hãy cho biết mức độ hài lòng của mình về chính sách tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội tại Bệnh viện Thận Hà Nội?
Kết quả: Có 90 viên chức trả lời, 02 viên chức không có ý kiến gì.
Mức độ Kết quả Tỷ lệ % Rất hài lòng 25 28 Hài lòng 35 39 Vừa phải 30 33 Không hài lòng 0 0 Rất không hài lòng 0 0
Nguồn: số liệu điều tra tại Bệnh viện Thận Hà Nội tháng 3/2017
Nhìn vào biểu đồ ta thấy số viên chức cảm thấy rất hài lòng và hài lòng với chính sách tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi xã hội chiếm tỷ lệ khá cao, đạt 67%. Số viên chức cảm thấy không hài lòng với chính sách này là không. Kết quả cho thấy, Bệnh viện đã rất cố gắng trong việc cải thiện thu nhập cho viên chức thông qua nhiều chính sách tích cực, tuy nhiên cần giữ vững và phát triển và có những chính sách mới mang tính đột phá của Nhà nước cũng như lãnh đạo Bệnh viện, để các chế độ tiền lương, thưởng, phúc lợi xã hội đáp