Ủy ban Basel được thành lập bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10 vào năm 1975. Ủy ban này bao gồm đại diện cấp cao của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng và bản thân ngân hàng trung ương của các nước Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Đức, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ. Ủy ban họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng thanh toán quốc tế
tại washington hoặc tại thành phố Basel - Thụy S . Ban thư ký thường trực của Ủy ban này cũng có trụ sở làm việc tại thủ đô Washington – Hoa Kỳ.
Quan điểm của Ủy ban Basel là sự yếu kém trong hệ thống Ngân hàng của một quốc gia dù là phát triển hay đang phát triển, đều có thể đe dọa không chỉ đến sự n định về tài chính của quốc gia đó mà còn cả trên phạm vi toàn cầu. Ủy ban Basel thường xuyên t chức các cuộc thảo luận về vấn đề xoay quanh sự hợp tác quốc tế để giảm bớt khoảng cách trong công tác giám sát ngân hàng, nâng cao chất lượng công tác giám sát hoạt động ngân hàng trên toàn thế giới. Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nước thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu.
Từ chỗ là diễn đàn trao đ i kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng , Ủy Ban Basel về giám sát ngân hàng ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được quốc tế công nhận. Hiệp định Basel II (Hiệp định vốn Ngân hàng quốc tế) ra đời thay thế cho hiệp định Basel I được thực hiện từ năm 1988 (thường được biết với tỷ số Cook) do Ủy ban giám sát Ngân hàng Basel xây dựng nh m hỗ trợ các Ngân hàng quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Các nguyên tắc về quản lý rủi ro tín dụng khuyến nghị bởi Ủy ban Basel tập trung vào các vấn đề sau:
* Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp
- Hội đồng Quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xây dựng chiến lược rủi ro tín dụng xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng, xem xét những vấn đề như: tỷ lệ nợ xấu, mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, khả năng sinh lời.
- Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng, xây dựng các quy trình, thủ tục cho vay nh m xác định, đánh giá, đo lường, quản lý và kiểm soát RRTD trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư.
- Xác định và quản lý RRTD trong mọi hoạt động và mọi sản phẩm của Ngân hàng đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng Quản trị hoặc
Ủy ban của Hội đồng Quản trị. Đảm bảo mọi hoạt động đều được thực hiện đúng theo các thủ tục và quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.
* Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh
- Thiết lập các tiêu chí cấp tín dụng đúng đắn: thị trường mục tiêu, những hiểu biết về người vay, cơ cấu tín dụng và nguồn thanh toán, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng.
- Thiết lập và quản lý các hạn mức tín dụng: xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các l nh vực, ngành nghề khác nhau.
- Thiết lập quy trình cấp tín dụng đúng: Có các quy trình rõ ràng trong phê duyệt tín dụng các khoản tín dụng mới, sửa đ i tín dụng, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.
- Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch thương mại, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro trong cho vay đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho khách hàng có quan hệ.
* Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp
- Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng.
- Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá đầy đủ của các khoản dự phòng RRTD.
- Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ, hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với hoạt động của Ngân hàng.
- Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích để quản trị và đo lường Rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài Bảng cân đối kế toán.
- Có hệ thống giám sát toàn diện về các thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng.
- Đánh giá các khoản tín dụng có xét đến sự thay đ i tiềm ẩn trong tương lai về tình hình kinh tế.
* Đảm bảo sự kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng
- Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ: xem xét tín dụng độc lập và liên tục, cần thông báo kết quả đánh giá cho Hội Đồng Quản Trị và Ban Quản Lý Cấp Cao.
- Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể: việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ, những phạm vi về các chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời.
- Có hệ thống quản lý đối với các khoản mục tín dụng phát hiện thấy có vấn đề.
* Vai trò của cơ quan hay bộ phận giám sát hoạt động tín dụng
- Thiết lập bộ phận đánh giá một cách độc lập về các chiến lược, chính sách, thực hiện thủ tục liên quan đến cấp phát tín dụng và quản lý theo công việc của danh mục tín dụng.
1.2.3.Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng quy định những nguyên tắc cơ bản chung nhất của hoạt động cấp tín dụng nh m thống nhất hoạt động cấp tín dụng đối với các t chức và cá nhân trong khuôn kh mức rủi ro hợp lý. Chính sách tín dụng được lập nh m đảm bảo hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sở khách quan, thống nhất, minh bạch và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Chính sách tín dụng cung cấp cho cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ đẫn chi tiết để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của ngân hàng.
Chính sách tín dụng với mục tiêu chính là mở rộng tín dụng đồng thời quản trị rủi ro tín dụng nh m tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Chính sách tín dụng nh m
quản trị rủi ro tín dụng như: chính sách tài sản đảm bảo, chính sách cấp tín dụng, chính sách đồng tài trợ, chính sách bảo lãnh…
Để quản trị RRTD, mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một chính sách tín dụng riêng phụ thuộc vào điều kiện thị trường, môi trường kinh tế v mô và các yếu tố khác, tuy nhiên đều có những nội dung cơ bản sau:
+ Phân cấp quản lý ưu tiên khách hàng và đối tượng khách hàng theo từng vùng địa lý theo chiến lược của Ngân hàng. Quy định cụ thể và rõ ràng các loại tín dụng, những kỳ hạn tín dụng, các độ lớn tín dụng, chất lượng tín dụng, đối tượng khách hàng nòng cốt, khách hàng mục tiêu…
+ Phân cấp thẩm quyền cho vay đối với từng cán bộ tín dụng và từng hội đồng tín dụng (quy định mức cho vay tối đa, các loại tín dụng được phép và chữ ký của người có trách nhiệm).
+ Quy định rõ ràng danh mục các loại tài sản có thể nhận làm tài sản đảm bảo và những loại tài sản không được ngân hàng chấp nhận làm tài sản đảm bảo.
+ Quy trình xử lý công việc, phân cấp trách nhiệm trong công việc và báo cáo thông tin nội bộ phòng tín dụng. Phân cấp trách nhiệm trong nội bộ ngân hàng, cụ thể ai là người chịu trách nhiệm duy trì và kiểm tra hồ sơ tín dụng. Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng.
+ Hồ sơ bắt buộc đối với từng đơn xin vay, và những gì phải được lưu giữ tại ngân hàng. Chỉ dẫn nhận, định giá và hoàn tất hồ sơ bảo đảm tín dụng.
+ Các phương án ưu tiên trong việc phát hiện, phân tích và xử lý tín dụng có vấn đề.
Tùy theo đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng, nhà quản lý có thể b sung thêm những quy định cho phù hợp.
1.2.4.Chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng
Kết quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng thực chất là kết quả của việc thực hiện các biện pháp nh m ngăn chặn khả năng rủi ro tín dụng xảy ra đối với
hoạt động tín dụng. Để đo lường, đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng có thể đánh giá trên các chỉ tiêu sau:
- Mức độ (%) thay đổi của các chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro tín dụng (
tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu…), chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng …của năm sau so với năm trước hay kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch.
- Mức độ (%) chênh lệch các tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng so với giới hạn cho phép của Ngân hàng nhà nước (ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ nợ quá hạn <=10 và tỷ lệ nợ xấu <=5%);
- So sánh tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng so với mức trung bình của hệ thống các Ngân hàng và thứ tự so với các NHTM (có tính đến loại hình Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các Ngân hàng C phần..).
Dưới đây là một số chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro tín dụng, chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng được dùng để đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng như đã nêu ở trên:
Các chỉ tiêu đo lường mức độ rủi ro tín dụng - Các chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn:
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. NQH thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của Khách hàng và là dấu hiệu RRTD cho Ngân hàng. Trong hoạt động TDNH, NQH phát sinh là không thể tránh khỏi nhưng nếu NQH vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của Ngân hàng.
NQH có nhiều mức độ khác nhau, căn cứ vào tính chất rủi ro, có một số các chỉ tiêu phản ánh NQH như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ t ng dư nợ có nợ quá hạn, tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn, cơ cấu nợ quá hạn.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết với 100 đồng dư nợ hiện hành thì có bao nhiêu đồng đã quá hạn.
+ Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn:
Tỷ lệ tổng dư nợ có nợ quá hạn = ( Tổng dư nợ có nợ quá hạn
Tổng dư nợ x 100%)
Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ phản ánh những số dư thực sự đã quá hạn mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư nợ có nguy cơ quá hạn (Tính theo đầu khế ước phát sinh nợ quá hạn). Chỉ tiêu tỷ lệ t ng dư nợ có nợ quá hạn đã khắc phục được nhược điểm này. Chỉ tiêu tỷ lệ t ng dư nợ có nợ quá hạn bao gồm toàn bộ dư nợ của một Khách hàng (kể cả đến hạn và chưa đến hạn) kể từ khi xuất hiện món nợ quá hạn đầu tiên trên t ng dư nợ của Ngân hàng. Vì vậy, nó phản ánh chính xác hơn mức độ RRTD của Ngân hàng.
+ Tỷ lệ Khách hàng có nợ quá hạn:
Tỷ lệ Khách hàng có NQH = ( T ng số khách hàng có nợ quá hạn
x 100%) T ng số khách hàng có dư nợ
Chỉ tiêu Tỷ lệ Khách hàng có NQH cho biết cứ 100 Khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu Khách hàng đã quá hạn. Nếu tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụng của Ngân hàng là không hiệu quả. Ngoài ra, nếu chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu “nợ quá hạn”, cho biết nợ quá hạn tập trung vào những Khách hàng lớn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu “nợ quá hạn” cho biết nợ quá hạn tập trung vào những Khách hàng nhỏ.
+ Chỉ tiêu “Cơ cấu nợ quá hạn”
Cơ cấu nợ quá hạn theo kỳ hạn khoản vay
Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn = ( Nợ ngắn hạn quá hạn Nợ ngắn hạn x 100%) Tỷ lệ nợ dài hạn quá hạn = ( Nợ dài hạn quá hạnNợ dài hạn x 100%)
Cơ cấu nợ quá han theo ngành nghề
Tỷ lệ nợ quá hạn ngành a = ( Nơ quá hạn ngành a
x 100%) Dư nợ ngành a
Cơ cấu nợ quá hạn theo Khối Khách hàng
Tỷ lệ nợ quá hạn
theo Khối Khách hàng = (
Nơ quá hạn Khối Khách hàng
x 100%) Dư nợ Khối Khách hàng
Với các chỉ tiêu cơ cấu có thể phản ánh nợ quá hạn đang tập trung ở các khoản vay ngắn hạn hay trung dài hạn, tập trung ở ngành nghề chính, ở khối Khách hàng (KHCN; Khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Khối Doanh nghiệp lớn hay Khối các Định chế tài chính …) để từ đó có các điều kiện quản lý và chính sách phát triển tín dụng phù hợp.
Như vậy, khi có sự thay đ i của các chỉ tiêu trên, phần nào thể hiện công tác hạn chế RRTD của Ngân hàng:
- Mức độ(%) thay đổi các chỉ tiêu trên của năm sau so với năm trước hoặc của kỳ thực hiện so với kế hoạch càng lớn thể hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của kỳ được đánh giá càng kém hiệu quả.
- Mức độ(%) thay đổi các chỉ tiêu trên của năm sau so với năm trước hoặc của kỳ thực hiện so với kế hoạch càng nhỏ thể hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của kỳ được đánh giá hiệu quả hơn.
+ Khả năng thu hồi nợ quá hạn:
NQH có khả năng thu hồi = ( Nợ quá hạn có khả năng thu hồiNợ quá hạn x 100%) NQH không có khả năng thu hồi = ( Nợ quá hạn không có khả năng thu hồiNợ quá hạn x 100%)
Nếu mức độ ( ) thay đ i NQH có khả năng thu hồi càng lớn càng chứng tỏ công tác hạn chế rủi ro tín dụng càng hiệu quả và ngược lại.
Nếu mức độ ( ) thay đ i NQH không có khả năng thu hồi càng lớn càng chứng tỏ công tác quản trị rủi ro tín dụng càng kém hiệu quả và ngược lại.
- Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu: Nợ xấu (Non – Performance Loans NPL) là
các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5:
±Tỷ lệ nợ xấu = ±( Nợ xấu
Tổng dư nợ x 100%)
Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng t ng dư nợ có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Nợ xấu phản ánh khả năng mất vốn lớn của Ngân hàng . Mức độ ( ) thay đ i tỷ lệ này càng cao càng chứng tỏ công tác quản trị rủi ro tín dụng còn hạn chế.
Ngoài ra đối với các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu cũng giống như chỉ tiêu nợ quá hạn có những chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu theo kỳ hạn, ngành nghề, loại Khách hàng…
Các chỉ tiêu trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng:
+ Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD:
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD = ( Dự phòng rủi ro tín dụng trích lập Dư nợ bình quân x 100%)
Tùy theo cấp độ rủi ro mà TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro từ 0 đến 100 giá trị của từng khoản vay (sau khi trừ đi tài sản đảm bảo đã được định giá lại). Như vậy, nếu một Ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích dự phòng cũng sẽ càng cao. Thông thường, tỷ lệ này từ 0 đến 5 .
+ Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/nợ quá hạn: