Môi trường làm việc của công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã từ thực tiễn ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 72)

Qua điều tra khảo sát cho thấy, các điều kiện làm việc như cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cũng là một yếu tố có tác động đến động lực làm việc của công chức cấp xã. Trang thiết bị, phương tiện làm việc tốt sẽ giúp cho công việc được giải quyết nhanh và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phần lớn công chức cấp xã chưa thực sự hài lòng về điều kiện làm việc hiện nay.

Biểu đồ 2.9: Kết quả khảo sát công chức cấp xã huyện Phong Điền về môi trƣờng làm việc

(Nguồn: Theo kết quả khảo sát)

Điểm trung bình của công cụ tạo động lực làm việc này đạt 3,45. Thực tế các cơ quan, đơn vị, trụ sở làm việc của công chức cấp xã huyện Phong Điền được xây dựng từ cách đây nhiều năm, hiện đã rất xuống cấp, hệ thống vệ sinh đã khá tồi tàn, các thiết bị điện như quạt, điều hoà thường xuyên hỏng hóc khiến cho điều kiện làm việc không đạt được mức tối thiểu, nhất là trong những ngày hè nóng nực. Muốn thực hiện công việc tốt thì đương nhiên điều kiện làm việc cần được đảm bảo thì người công chức mới phát huy sáng tạo và duy trì tốc độ làm việc. Xu hướng hiện đại, người công chức ngày càng phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ, đòi hỏi tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, được cung cấp máy móc thiết bị cần thiết, được bố trí nơi làm việc một cách khoa học, đảm bảo đường truyền thông tin trong quản lí là ngắn nhất nhằm giảm tối đa sự sai số của thông tin. Điều kiện đảm bảo còn thúc

3.89 3.59 3.29 3.31 3.17 Phương tiện và thiết bị cần thiết được trang bị đầy đủ Giờ giấc làm việc nghiêm chỉnh, rõ ràng Không gian làm việc sạch sẽ, thoáng mát Không khí làm việc thoải mái,

vui vẻ

Thời gian đi lại từ nhà đến cơ quan thuận tiện

đẩy trạng thái tinh thần và thể lực, từ đó giúp người công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, mối quan hệ của công chức cấp xã đối với đồng nghiệp và cấp trên cũng là một trong các yếu tố tác động tới động lực làm việc. Người công chức ở vị trí lãnh đạo thì họ chính là những người đưa ra chính sách quản lí, thực hiện các chính sách quản lí đó, có tác động tới động lực làm việc của cấp dưới. Chính điều đó mang lại động lực cho họ bởi các chính sách đó lại tác động trực tiếp tới quyền và lợi ích của bản thân họ, và hơn nữa họ chỉ có thể thành công nếu được cấp dưới cùng chung vai sát cánh để thực hiện các mục tiêu của bộ phận.

Tại huyện Phong Điền, công chức cấp xã cho rằng lãnh đạo luôn tạo điều kiện cho công chức cấp xã nói chung và đội ngũ công chức mới nói riêng để họ có cơ hội, thể hiện trình độ chuyên môn, năng lực thực thi công vụ. Để đánh giá về sự quan tâm, sự sáng suốt trong hành động và tính công bằng trong đối xử của cấp trên với cấp dưới có thể xem xét thông qua thông tin mô tả trong bảng sau:

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát của công chức cấp xã huyện Phong Điền về mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên

TT Mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên Giá trị trung bình

1 Lãnh đạo luôn tạo điều kiện cho những công chức cấp

xã mới phát triển 3,92

2 Anh/chị thường dễ dàng đề xuất, đóng góp ý kiến lên

ban lãnh đạo 4,00

3 Đồng nghiệp, gần gũi luôn hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau

trong công việc 4,16

4 Anh/chị học hỏi chuyên môn được nhiều từ các đồng

nghiệp 3,65

Ý kiến chung về mối quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên 3,93

Nhìn vào bảng kết quả, mối quan hệ giữa công chức cấp xã tại huyện với cấp trên và đồng nghiệp là khá tốt, đạt điểm trung bình 3,93. Trong vai trò lãnh đạo, cấp trên của đội ngũ công chức cấp xã tại huyện Phong Điền đã định hướng các hoạt động thực thi pháp luật; động viên, khích lệ, tạo động lực cho công chức cấp xã tại địa phương. Họ đã tạo ra một tổ chức có những biểu hiện tốt. Đó là: tinh thần tự quản, tính tự giác và kỷ luật lao động cao của công chức cấp xã tại huyện Phong Điền. Công chức được làm việc tại công sở; bầu không khí làm việc trong công sở thân thiện, mọi người có tinh thần đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau; góp phần tạo nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ, tạo được sự đoàn kết và chống bệnh quan liêu, cửa quyền; các xung đột nội bộ ít xảy ra và nếu xảy ra sẽ được giải quyết thỏa đáng; tạo được niềm tin, sự hài lòng của nhân dân đối với cơ quan công quyền, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, công tác cải cách hành chính; giúp công chức cấp xã hoàn thiện bản thân, phát huy năng lực, khuyến khích họ hăng say với công việc.

Một yếu tố quan trọng tác động tích cực đến tâm tư, tình cảm của công chức cấp xã tại huyện Phong Điền là tinh thần đoàn kết, thân ái, hỗ trợ nhau giữa những người đồng nghiệp. Thời gian gặp gỡ, trao đổi với đồng nghiệp chiếm phần lớn quỹ thời gian của mỗi người, do đó quan hệ đồng nghiệp tốt khiến con người vui tươi, phấn chấn, từ đó mà hiệu quả công việc được nâng cao. Lí giải cho vấn đề này có một số nguyên nhân: công chức cấp xã tại huyện Phong Điền hầu hết đều là người địa phương, sinh sống tại địa phương, có quan hệ dòng tộc và gắn bó với dân làng; công chức cấp xã chủ yếu trực tiếp sống tại địa phương, thường không thoát ly hẳn sản xuất mà hàng ngày vẫn tham gia sản xuất, kinh doanh, có sở hữu tư liệu sản xuất (ruộng, trang trại, cửa hàng, dịch vụ…), đối với nhiều trường hợp nguồn thu chính của họ không phải từ lương, phụ cấp từ ngân sách mà từ kết quả sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức cấp xã từ thực tiễn ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)