Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về bầu cử tại THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 84 - 86)

Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác thực hiện pháp luật về bầu cử hiện pháp luật về bầu cử

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong hệ thống chính trị nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, là yếu tố quan trọng nhất, hạt nhân lãnh đạo của cả hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và xã hội đã được quy định tại Hiến pháp, được khẳng định qua thực tiễn đấu tranh cách mạng và quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Trong thực hiện pháp luật về bầu cử, để hoạt động này đạt hiệu quả, cần nâng cao nhận thức về vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác tổ chức triển khai thực hiện bầu cử, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ; phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên.

Thực tế qua nhiều kỳ bầu cử, trên phạm vi cả nước có thể thấy rằng sự lãnh đạo của Đảng đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, các cấp ủy Đảng còn bộc lộ một số hạn chế mang tính chất chung. Ở thành phố Huế nói riêng cũng không nằm ngoài tình trạng đó. Đó là, thực hiện tuyêt đối hóa hoặc

vận dụng một cách máy móc các quan điểm chỉ đạo của các cấp ủy cấp trên, chưa có biện pháp triển khai hợp lý. Điều này là biểu hiện của tình trạng dân chủ hình thức trong quá trình thực hiện pháp luật về bầu cử, từ khâu giới thiệu ứng cử viên, tiếp xúc cử tri đến khâu bỏ phiếu diễn ra hết sức phổ biến. Quá trình hiệp thương bầu cử còn nặng về hợp thức hóa sự chỉ đạo, định hướng từ cấp trên, nên ở chừng mực nào đó chưa thể lựa chọn được những đại biểu xứng đáng nhất, chưa phát huy được tính tích cực của người dân.

Một vấn đề thực tế hiện nay chúng ta đang mắc phải cản trở lớn nhất trong bầu cử để thực hiện tối đa ý chí của Nhân dân, tạo niềm tin lớn hơn của Nhân dân vào các cơ quan dân cử, đó là vấn đề tự ứng cử và vấn đề giới thiệu ứng cử viên cho mỗi đơn vị bầu cử. Vì thế, trong nhiều cuộc bầu cử, nhiều đơn vị còn tồn tại biểu hiện tinh thần phong trào, hình thức.

Trong quá trình lãnh đạo củng cố, xây dựng chính quyền ở địa phương thực sự là cơ quan đại diện của dân, do dân, vì dân, đổi mới nhận thức tầm quan trọng về lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với quá trình thực hiện pháp luật về bầu cử là một yêu cầu cấp thiết và cần tập trung vào một số nội dung sau:

Nâng cao nhận thức về vai trò lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong sự phối hợp của Măt trận tổ quốc và các đoàn thể đối với công tác thực hiện pháp luật về bầu cử; bảo đảm cho cấp ủy Đảng luôn nhận biết được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó đề ra những chủ trương, giải pháp phù hợp với cuộc sống, được nhân dân ủng hộ, tin cậy vào sự lãnh đạo của Đảng.

Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ là vấn đề then chốt, là công việc thường xuyên và liên tục của công tác xây dựng Đảng. Để có được “nguồn” đội ngũ Đảng viên vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức trong sang, có uy tín đối với quần chúng nhân dân… để các tổ chức

cơ sở đảng giới thiệu để nhân dân lựa chọ, ủy thác. Đó thực sự là phương sách chăm lo xây dựng, phát triển và tiến cử người xứng đáng cho đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về bầu cử tại THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)