Kiến nghị với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 105 - 121)

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương có kiến nghị với Bộ Nội vụ trình Chính phủ xem xét, ban hành và sửa Nghị định 101 quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước trong thời gian tới;

Xây dựng kế hoạch tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý theo thẩm quyền. Tập trung tổ chức các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý hiện chưa đáp ứng tiêu chuẩn bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trong năm;

Kiến nghị với Bộ Nội Vụ chỉ đạo Học viện Hành chính Quốc gia Rà soát, đánh giá, cập nhật, bổ sung hoặc biên soạn lại các chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước các chương trình chuyên viên, chuyên viên chính trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý bảo đảm chất lượng, sát với yêu cầu công việc thực tế của từng chức vụ lãnh đạo, quản lý;

Tăng cường kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức để nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng;

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiến nghị với Bộ Nội vụ chỉ đạo Học viện Hành chính Quốc gia phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức vói Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội: Tổ chức các khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định tại Nghị định Số 101/2017/NĐ-CP ; hỗ trợ bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên giảng dạy các chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của bộ, ngành và địa phương; tổ chức đánh giá chất lượng đối với các khóa bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ, lãnh đạo quản lý;

KẾT LUẬN

Việc đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ và động lực làm việc. Đội ngũ viên chức nói chung và viên chức ở các trường đào tạo, bồi dưỡng ở Bộ ngành nói riêng là một trong những nhân tố quyết định dến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Họ là đội ngũ cung ứng dịch vụ công cho xã hội, một dịch vụ mang tính đặc thù. Vì vậy, trình độ, năng lực của viên chức của trường đào tạo, bồi dưỡng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu lực và hiệu quả của công tác cung ứng dịch vụ công cho cán bộ, viên chức tham gia tập huấn bồi dưỡng. Tuy nhiên, đội ngũ viên chức có năng lực, trình độ chưa hẳn đã làm cho hiệu quả cung ứng dịch vụ công được nâng lên nếu bản thân người viên chức thiếu động lực làm việc. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chính sự nghiệp và góp phần thực hiện thành công công cuộc cải cách hành chính nhà nước, trước hết cần phải quan tâm tạo động lực làm việc cho đội ngũ này.

Trên cơ sở những kiến thức mang tính lý luận về động lực làm việc nói chung, thông qua 3 chương của luận văn, tác giả đã phân tích và làm rõ động lực làm việc của viên chức trong các cơ quan nói chung và thực trạng tạo động lực làm việc của viên chức Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội nói riêng, tầm quan trọng và các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của viên chức, biểu hiện của động lực làm việc củaviên chức. Kết quả nghiên cứu của luận văn đã chỉ ra rằng động lực làm việc của viên chức Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội hiện nay chưa được như mong đợi, thể hiện ở chỗ viên chức thiếu sự hăng say, nỗ lực trong thực hiện công việc được giao, chưa thực sự yên tâm với vị trí công tác được giao… Có nhiều nguyên nhân chính dẫn đến viên chức thiếu động lực làm việc: do chính sách tiền lương đối với đội ngũ này chưa thỏa đáng nên tiền lương chưa đủ trang trải cuộc sống sinh hoạt; các chính sách bố

trí, sử dụng, khen thưởng, đánh giá, đề bạt thăng tiến cho viên chức chưa hợp lý; môi trường làm việc thiếu sự hấp dẫn người làm việc…Từ đó, tác giả đề xuất biện pháp để tạo ra động lực làm việc cho viên chức Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội trong thời gian tới.

Viên chức Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội là một trường đầu ngành về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác lao - xã hội về chất lượng, hiệu quả hoạt động và tính chuyên nghiệp của đội ngũ viên chức cũng đòi hỏi cao hơn. Tuy nhiên, thực tế về động lực làm việc của viên chức Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội và các trường đào tạo, bồi dưỡng các bộ ngành khác nói chung hiện nay còn thấp. Từ đó, rất cần thiết phải nghiên cứu, tạo động lực cho viên chức bằng cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo các giải pháp đối với mỗi trường bộ ngành, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Vấn đề tạo động lực làm việc là một trong những vấn đề phức tạp. Trong quá trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu, tác giả luận văn đã cố gắng, đầu tư thời gian và công sức nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề tạo động lực làm việc cho viên chức nói chung và viên chức Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội nói riêng. Song, do trình độ, năng lực, kinh nghiệm của tác giả còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu còn giới hạn và chưa thực sự toàn diện. Tác giả luận văn thực sự mong muốn nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy, cô giáo, các nhà quản lý và đồng nghiệp và các độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn bản chính sách, pháp luật

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

2. Quốc hội (2010), Luật viên chức.

3. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức.

4. Quốc hội (2019), Sửa đổi Luật cán bộ, công chức, viên chức

5. Bộ Nội vụ (2012), Thông tư số 06/2012/TT-BNV, ngày 30/10/2012 hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn.

6. Chính phủ (2011), Nghị quyết 30c/NĐ-CP ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

II. Công trình nghiên cứu

7. Ngô Thành Can (2007),“Tạo động lực khuyến khích cán bộ, công chức làm việc”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số tháng 01/2007.

8. TS. Bùi Văn Danh – Ths Nguyễn Văn Dung – Ths Lê Quang Khôi(2010) Giáo trình “Quản trị nguồn nhân lực” Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội đưa lên số thứ tự thứ 5

9. Trần Thị Diên (2013), Tạo động lực làm việc cho công chức các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính quốc gia.

10. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), Quản trị nhân lực, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

11. Lê Cẩm Hà (2012), “Tạo động lực làm việc của nhân viên thông qua công việc”, Nội san Khoa Tổ chức và Quản lý Nhân sự, Số 12 (tháng 11/2012).

12. Nguyễn Thị Hồng Hải (chủ biên) (2014), Động lực làm việc trong tổ chức hành chính nhà nước, Giáo trình dành cho hệ đào tạo Cử nhân hành

chính chuyên ngành Quản lý tổ chức và nhân sự, Học viện Hành chính Quốc gia, Nhà xuất bản Đại học Bách khoa Hà Nội.

13. Lê Thị Vân Hạnh (2008), Nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn mô hình đánh giá và trả lương dựa trên thực thi công việc, Đề tài khoa học cấp khoa, Học viện Hành chính.

14. Học viện Hành chính (2013), Giáo trình Động lực làm việc trong tổ chức hành chính nhà nước, NXB Lao Động, Hà Nội.

15. Trương Ngọc Hùng (2012), Giải pháp tạo động lực cho cán bộ, công chức xã, phường Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển, Đại học Đà Nẵng.

16. Nguyễn Thị Vân Hương (2011), Tạo động lực làm việc cho công chức – Nhìn từ góc độ tâm lý”, Tạp chí Quản lý nhà nước, tháng 02/2011.

17. Nguyễn Thị Phương Lan (2012), Một số biện pháp tạo động lực làm việc cho người lao động, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 197 (tháng 6/2012).

18. Nguyễn Thị Phương Lan (2015), Hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước,Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

19. Nguyễn Thị Lương Linh (2015), Tạo động lực làm việc cho viên chức các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.

20. Nguyễn Thùy Linh (2012), Động lực làm việc của viên chức trường Đại học Y Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Học viện Hành chính.

21. Phùng Thị Phong Lan (2010), “Từ những lý thuyết khoa học quản lý, nghĩ về tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước, tháng 8/2010.

22. Lê Đình Lý (2010), “Chính sách bố trí sử dụng nhằm nâng cao động lực làm việc cho cán bộ, CCCX ở Nghệ An, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số

176 (tháng 9/2010).

23. Lê Thị Trâm Oanh (2009), Tạo động lực làm việc cho công chức hành chính nhà nước, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Hành chính công, Học viện Hành chính.

24. Hoàng Phê (1988), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Võ Kim Sơn (2002), Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

26. Chu Nguyên Thành (2012), Chiến lược phát triển kinh tế huyện Thanh Trì đến năm 2020, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Thơm (2012), “Tạo động lực và môi trường để phát huy tính sáng tạo của đội ngũ trí thức”, Tạp chí Lý luận Chính trị, Số 11/2012. 28. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2012), “Động lực làm việc trong khu vực

công”, Nội san Khoa Tổ chức và Quản lý Nhân sự - Số 12 (tháng 11/2012).

29. Vũ Thị Uyên (2008), Tạo động lực cho lao động quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.

30. Trần Thị Xuyến (2017), Tạo động lực làm việc cho CCCX, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA VIÊN CHỨC VÀ THỰC TIẾN TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC Ở TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO

ĐỘNG – XÃ HỘI

(Dành cho đối tượng là Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội)

Để có cơ sở cho việc đánh giá về động lực làm việc và thực tiễn tạo động lực làm việc cho viên chức trường bồi dưỡng cán bộ lao động- xã hội, Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu X vào  thích hợp.

Trong phiếu khảo sát phải có 2 phần 1. Thông tin cá nhân

2. Nội dung khảo sát

Em phải thiết kế thêm phân thông tin cá nhân trong phiếu

Câu 1: Ông/Bà đánh giá như thế nào về mức độ hiểu biết của viên chức đối với công việc đang làm:

 Rất hiểu

 Hiểu

 Bình thường

 Không hiểu lắm

Câu 2: Theo Ông/Bà, lý do để công chức lựa chọn công việc là gì?

 Do đam mê, yêu thích

 Do phù hợp với năng lực, sở trường, chuyên môn được đào tạo

 Do truyền thống gia đình

 Theo định hướng của cha mẹ, người thân

 Do không có sự lựa chọn nào khác

Câu 3: Theo đánh giá của Ông/Bà, thời gian làm việc thực tế của viên chức tại cơ quan trong 1 ngày là bao nhiêu?

 Trên 8 giờ

 7 giờ

 6 giờ

 Dưới 5 giờ

Câu 4: Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ nỗ lực của viên chức trong giải quyết công việc tại cơ quan:

 Rất cao

 Cao

 Bình thường

 Ít

Câu 5: Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ tác động của chính sách tiền lương tới động lực làm việc của viên chức:

 Rất nhiều

 Nhiều

 Bình thường

 Ít

PHỤ LỤC 2

PHIẾU KHẢO SÁT ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA VIÊN CHỨC VÀ THỰC TIẾN TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO VIÊN CHỨC Ở TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO

ĐỘNG – XÃ HỘI

(Dành cho đối tượng là các chức danh chuyên viên và tương đương)

Để có cơ sở cho việc đánh giá về động lực làm việc và thực tiễn tạo động lực làm việc choviên chức, Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu X vào  thích hợp.

I. Thông tin cá nhân Họ và tên:

Đơn vị công tác: II. Nội dung khảo sát

Câu 1: Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ hiểu biết của mình về công việc đang làm như thế nào:

 Rất hiểu

 Hiểu

 Bình thường

 Không hiểu lắm

Câu 2: Ông/Bà vui lòng cho biết thời gian làm việc thực tế của mình tại cơ quan trong 1 ngày là bao nhiêu:

 Trên 8 giờ

 8 giờ

 7 giờ

 6 giờ

Câu 3: Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ nỗ lực của mình trong giải quyết công việc tại cơ quan:

 Rất cao

 Cao

 Bình thường

 Ít

Câu 4: Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ yên tâm đối với công việc mình đang làm?

 Rất yên tâm làm việc;

 Yên tâm làm việc;

 Bình thường;

 Không yên tâm.

Câu 5: Ông/Bà lựa chọn công việc hiện tại của mình do đâu?

 Do đam mê, yêu thích;

 Do phù hợp với năng lực, sở trường, chuyên môn được đào tạo;

 Do truyền thống gia đình;

 Theo định hướng của cha mẹ, người thân;

 Do không có sự lựa chọn nào khác;

 Lý do khác.

Câu 6: Ông/Bà có hài lòng và yêu thích công việc mình đang làm không?

 Rất hài lòng;

 Hài lòng;

 Bình thường;

Không hài lòng.

Câu 7: Ông/Bà cho biết mối quan hệ đồng nghiệp trong cơ quan công sở của Ông/Bà đang công tác?

 Rất thân thiện

 Thân thiện

 Bình thường

Câu 8: Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ hài lòng của mình về cơ sở vật chất của cơ quan?

 Rất hài lòng

 Hài lòng

 Bình thường

 Không hài lòng

Câu 9: Ông/Bà có hài lòng với phong cách lãnh đạo của lãnh đạo không?

 Rất hài lòng

 Hài lòng

 Bình thường

 Không hài lòng

Câu 10.Ông/Bà vui lòng cho biết cơ hội được đào tạo, bồi dưỡng tác động như thế nào đến động lực làm việc của viên chức hiện nay?

 Rất nhiều

 Nhiều

 Bình thường

 Ít

Câu 11: Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ hài lòng của mình về chính sách đào tạo, bồi dưỡng viên chức hiện nay:

 Rất hài lòng

 Hài lòng

 Bình thường

 Không hài lòng

Câu 12: Ông/Bà vui lòng cho biết công việc mình đang làm có phù hợp với năng lực, sở trường công tác không:

 Rất phù hợp

 Phù hợp

 Bình thường

Câu 13: Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ hài lòng của mình về công tác sắp xếp, bố trí, sử dụng và đánh giá, phân loại viên chức hiện nay?

 Rất hài lòng

 Hài lòng

 Bình thường

 Ít

Câu 14: Ông/Bà vui lòng cho biết mức độ tác động của chính sách tiền lương tới động lực làm việc của viên chức?

 Rất nhiều

 Nhiều

 Bình thường

 Ít

Câu 15: Ông/Bà vui lòng cho biết sự phù hợp giữa công việc được giao với năng lực, sở trường có ảnh hưởng như thế nào tới động lực làm việc:

 Ảnh hưởng rất nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho viên chức tại trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động xã hội, bộ lao động thương binh và xã hội (Trang 105 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)