Công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thựcthi chính sách tinh giản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tinh giản biên chế tại cơ quan bộ y tế (Trang 60 - 63)

2.2. Thực trạng thựcthi chính sách tinh giản biên chế tại cơ quan Bộ Y tế

2.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thựcthi chính sách tinh giản

Y tế từ năm 2016 đến 2018

2.2.1. Công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực thi chính sách tinh giản biên chế giản biên chế

Tinh giản biên chế không phải là “cắt” đi mà là sắp xếp lại cho hợp lý để cán bộ ngành y được “tinh” nhất nhằm mục tiêu phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân một cách tốt nhất. Hơn nữa, khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Việt Nam cũng cần phải tính tới việc xuất khẩu đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dược... có chất lượng, tay nghề giỏi, tinh thần phục vụ hoàn hảo ra thị trường thế giới.

Trong những năm gần đây, có nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tinh giản biên chế, phản ánh sự nỗ lực của Nhà nước trong việc cải cách, tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao chất lượng thực thi công vụ của công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập.

Các văn bản quy định về thực thi chính sách tinh giản biên chế, cụ thể: Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; Sau đó, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 73/TTLT-BTCCBCP-BTC ngày 28/12/2000 hướng dẫn thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp đến hết năm 2005. Tiếp đến năm 3003, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 09/2003/NQ_CP ngày 28/7/2003 về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ. Ngày 25/9/2003, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 60/2003/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chính sách đối tượng tinh giản biên chế; Thông tư số 118/2005/TT-BNC ngày 09/11/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn tính trợ cấp thôi việc đối với người

53

thôi việc do tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 và Nghị quyết số 09/2003/NQ-CP ngày 28/7/2003 của Chính phủ.

Năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 về chính sách tinh giản biên chế; Tiếp đó, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BNV-BTC ngày 24/9/2007 về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ.

Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNC-BTC ngày 14/4/2015 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ.

Bộ Chính trị có Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nghị quyết số 18- NQ/TW lần thứ 6, khóa XII, ngày 25/10/2017 về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Năm 2017, Quốc hội khóa 14 đã ban hành Nghị quyết số 56/2017/QH 14 ngày 24/11/2017 về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Sau đó năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ.

Hiện nay, chính sách tinh giản biên chế ở nước ta đang được thực hiện theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan. Theo đó, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là bộ, ngành, địa phương) thực hiện: Hướng dẫn các cơ

54

quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc tổ chức thực hiện Nghị định này; Phê duyệt đề án tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc; Phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc theo định kỳ 2 lần / năm (6 tháng/lần); Lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính thẩm tra, cấp kinh phí thực hiện tinh giản biên chế. Bộ Nội vụ thẩm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở danh sách đối tượng tinh giản biên chế do bộ, ngành, địa phương gửi đến và gửi Bộ Tài chính làm căn cứ cấp kinh phí thực hiện tinh giản biên chế.

Bộ Tài chính thẩm tra việc tính toán chế độ chính sách, dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của bộ, ngành, địa phương và cấp kinh phí để thực hiện tinh giản biên chế.

Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức chi trả chế độ chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế.

Để triển khai thực hiện hiệu quả công tác tinh giản biên chế, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch số 28/KH-BYT ngày 14/01/2016 về thực hiện tinh giản biên chế các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ nhằm thực hiện tốt công tác tinh giản biên chế, bảo đảm tiến độ, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đề ra.

Việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế được Ban Lãnh đạo Bộ Y tế và Vụ Tổ chức cán bộ rất quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt ngay từ đầu, từ khi Bộ chính trị có Nghị quyết và Thủ tướng Chính phủ có văn bản triển khai thực hiện.

Lãnh đạo Bộ Y tế chỉ đạo Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện nghiêm túc việc thẩm định hồ sơ đề nghị của các đơn vị, kiên quyết không giải quyết những đối tượng không đảm bảo điều kiện theo quy định.

55

Công tác tinh giản biên chế thường xuyên được quán triệt tại các cuộc họp giao ban định kỳ hàng tháng cho các đơn vị và qua các văn bản triển khai, nhắc nhở việc thực hiện theo định kỳ hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tinh giản biên chế tại cơ quan bộ y tế (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)