7. Bố cục của luận văn
2.3.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế, b t cập trong công tác xử phạt vi phạm hành g ự g a ô g đường bộ huy n Hữu Lũ g
Những thành tự đã đạt đƣợc của các cơ quan chức năng trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ những năm qua là to lớn, không thể phủ nhận chính những kết quả đã có đã góp phần không nhỏ duy trì và làm ổn định tình hình trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn huyện Hữu Lũng. Tuy nhiên, trong công tác này vẫn còn bộc lộ nhiều điểm còn hạn chế: công tác tuần tra, kiềm soát ở một số địa bàn chƣa thực sự quyết liệt, chƣa tập trung kiểm soát, xử phạt chƣa nghiêm đối với ngƣời cố tình vi phạm ATGT... xuất phát từ nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Cụ thể những hạn chế, bất cập còn diễn ra trong công tác xử phạt vi phạm hành chính nhƣ sau:
Thứ nh t, xu t hi n nhi u đ ể ưa ực sự phù hợp giữa những quy định của pháp luật và tình hình thực tế, khiến cho công tác tổ chức xử phạt vi phạm hành chính còn gặp nhi u k ó k ă
Các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ, trật tự đô thị của Nhà nƣớc đƣợc ban hành trong thời gian vừa qua cơ bản là phù hợp với nghĩa vụ và lợi ích của nhân dân, xác định rõ ràng chức năng, trách nhiệm của từng ngành, từng cấp, tổ chức và cá nhân, đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, việc xây dựng một số văn bản quy phạm phá luật vẫn còn thiếu, lạc hậu, nhiều nội dung chƣa đồng bộ, nhất quán, chƣa phù hợp với thực tiễn, nhiều quy định còn chồng chéo. Một số văn bản không đƣợc triển khai nghiêm túc, còn mang tính hình thức, chƣa đƣợc phổ biến đến ngƣời dân, hiệu lực văn bản hạn chế. Hiện nay, chúng ta đang hƣớng đến mục tiêu thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toan giao thông đƣờng bộ đơn giản và tiết kiệm nhất theo hƣớng có lợi cho nhân dân và không gây phiền hà cho nhân dân, nhƣng trên thực tế thì ngƣợc lại Luật ban hành nhƣng lâu sau mới có nghị định hƣớng dẫn thi hành luật mới đƣợc ban hành, ngƣời dân không hiểu luật và để thực hiện Luật.
Nhƣ chúng ta biết mới đây nhất, Ngày 26-5-2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ và đƣờng sắt. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1-8-2016 và thay thế Nghị định số 171/2013/NĐ-CP, nhƣng một số quy định trong nghị định đã nảy sinh bất cập và khó có thể áp dụng vào cuộc sống. Có thể nêu ra ở đây, quy định tại Điểm g, Khoản 3, Điều 5 nhƣ sau: Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với ngƣời điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: hông sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trƣớc đến 5 giờ ngày hôm sau, khi sƣơng mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng
đó 17 giờ trời đã tối đen và ngƣời điều khiển xe ôtô không bật đèn xe dẫn đến sự cố thì có bị phạt không? Nhiều ý kiến cho rằng, đây là quy định không phù hợp với thực tế. Vì khí hậu ở nƣớc ta mỗi vùng, miền và mỗi mùa có sự chênh lệch nhau khá xa. Ai cũng biết, ở miền Bắc vào mùa đông thƣờng có sƣơng mù, nếu cứ chờ đến 19 giờ mới bật đèn xe, hay 6 hoặc 7 giờ sáng mà trời vẫn mù đặc tắt đèn xe thì quả là nguy hiểm. Chƣa hết, đối với những vùng vào mùa hè, mới 5 giờ trời đã sáng mà ngƣời điều khiển xe ôtô vẫn còn bật đèn xe và gây ra sự cố thì xử lý thế nào thì trong nghị định cũng không quy định rõ.
Theo quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ 2008, Cảnh sát giao thông đƣờng bộ và Thanh tra đƣờng bộ là 2 lực lƣợng chính xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra còn có các lực lƣợng cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, cảnh sát 113, công an xã tham gia phối hợp, hỗ trợ Cảnh sát giao thông đƣờng bộ tuần tra, kiểm soát bảo đảm TTATGT đƣờng bộ trong trƣờng hợp cần thiết huy động thêm lực lƣợng đƣợc thực hiện theo quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 của Chính phủ về huy động thêm lực lƣợng tuần tra, kiểm soát bảo đảm TTATGT. Tuy nhiên, tồn tại, vƣớng mắc hiện nay là việc phân định trách nhiệm, thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB còn chồng chéo, bất cập dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, các vi phạm hành chính mới phát sinh không đƣợc xử lý triệt để từ ban đầu đã tạo thành tiền lệ xấu làm đối tƣợng vi phạm sinh “nhờn”, không chấp hành.
Ngoài ra, việc xử phạt gián tiếp thông qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đã đƣợc lực lƣợng cảnh sát giao thông thực hiện, song gặp khó khăn do ngƣời vi phạm có thể không phải là chủ phƣơng tiện, hoặc phƣơng tiện đã đƣợc chuyển quyền sở hữu nhƣng chƣa sang tên đổi chủ. Việc thông báo vi phạm về cơ quan, nơi cƣ trú của ngƣời vi phạm cũng không mấy hiệu quả,
Quy định về thủ tục phạt tiền theo Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện nay còn rƣờm ra, gây nhiều khó khăn không chỉ cho ngƣời nộp phạt mà còn cho cả ngƣời có thẩm quyền xử phạt. Theo quy định hiện nay thì thẩm quyền xử phạt cho cán bộ Cảnh sát giao thông khi đang thi hành nhiệm vụ cụ thể tại Khoản 1, Điều 56, Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản đƣợc áp dụng trong các trƣờng hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức, với mức phạt nhƣ trên vẫn là rất thấp, trong khi đa phần các hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ đều có mức phạt đối với một hành vi vi phạm lớn hơn 250.000 đồng. Do vậy, tồn tại tình trạng phổ biến là mức phạt vƣợt quá thẩm quyền của cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ nên gây khó khăn, phiền hà cho ngƣời vi phạm phải đi lại, chờ đợi tốn kém thời gian và công sức nộp phạt gây nhiều làn sóng dƣ luận không tốt trong nhân dân, quy định hiện nay trƣờng hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nƣớc hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nƣớc ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định, quy định là vậy nhƣng thực tế thì ngƣời dân vi phạm để nộp phạt vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là ngƣời dân khu vực miền núi nhƣ huyện Hữu Lũng.
Các quy định về trình tự, thủ tục tạm giữ phƣơng tiện còn rƣờm rà, gây khó khăn cho ngƣời vi phạm và ngƣời xử phạt. Việc tạm giữ số lƣợng phƣơng tiện lớn trong khi các bãi tạm giữ phƣơng tiện trên địa bàn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu để đảm bảo an toàn cho phƣơng tiện bị tạm giữ. Trong nhiều năm qua, có rất nhiều phƣơng tiện vi phạm giao thông của ngƣời dân đang bị giam giữ tại các nhà kho của công an, chính quyền địa phƣơng; nhiều trƣờng hợp xe sau khi đƣợc chủ sở hữu lấy về thì bị mất linh kiện, xe hƣ hỏng nặng. Nhiều phƣơng tiện trong bãi tạm giữ có nguy cơ biến thành đống sắt vụn.
Thứ hai, công tác nắm bắt tình hình phát hi n xử phạt các hành vi vi phạ ưa kịp thời, còn bỏ sót nhi u lỗi vi phạm
Hầu hết các hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn huyện Hữu Lũng đều đƣợc phát hiện thông qua công tác tuần tra, kiểm soát giao thông của Đội Cảnh sát Giao thông, trong việc phát huy vai trò tác dụng của các mặt công tác; điều tra xử phạt hành vi tai nạn giao thông, đăng ký quản lý phƣơng tiện, tuyên truyền vận động quần chúng tham gia chấp hành Luật Giao thông đƣờng bộ… để phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ nhìn chung còn hạn chế về thông tin ban đầu về lỗi vi phạm lẫn cung cấp tài liệu, hỗ trợ nghiệp vụ để ra quyết định xử phạt vi phạm.
Đáng chú ý trong những năm gần đây việc tiến hành công tác tuần tra, kiểm soát giao thông – một hoạt động gắn liều với xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ cũng gặp những khó khăn nhất định. Trên thực tế một số tuyến đƣờng hiện nay trên địa bàn huyện điển hình nhƣ tuyến đƣờng quốc lộ 1A các phƣơng tiện giao thông với lƣu lƣợng lớn, các vi phạm chƣa giảm, nếu chỉ có một đồng chí tổ trƣởng làm tổ trƣởng làm nhiệm vụ dừng xe vi phạm thì không thể kiểm soát hết đƣợc tất cả các chủ thể có hành vi vi phạm Luật Giao thông đƣờng bộ. Đồng thời, khi thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát dừng phƣơng tiện, quy trình quy định dừng từng phƣơng tiện vi phạm kiểm tra, xử lý xong mới dừng phƣơng tiện khác. Trên thực tế: nhiều xe vi phạm nhƣ chạy quá tốc độ, lạng lách, đánh võng, chở hàng hóa cồng kềnh… mà khi thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đúng quy trình thì một ca làm việc hiệu quả sẽ rất thấp, các vi phạm nhiều sẽ không có tác dụng ngăn chặn vi phạm. Thực tế đó đã dẫn đến tình trạng không những vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ diễn ra phổ biến, tai nạn giao thông tăng mà còn là điều kiện thuận lợi để tội
phạm, phần tử xấu có cơ hội lợi dụng hoạt động chủ yếu trên các tuyến đƣờng giao thông.
Thứ ba, trang thiết bị kỹ thuậ đ u ki n cần thiế để tiến hành
hoạ động xử phạt vi phạ g ự g a ô g đường bộ
vẫ ưa đ ứ g được yêu cầu của nhi m vụ
Công tác xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ trên địa bàn huyện Hữu Lũng bên cạnh việc phải tuân theo những quy định pháp luật của Nhà nƣớc thì nó còn đòi hỏi phải có các điều kiện cần thiết về trang thiết bị kỹ thuật, phƣơng tiện làm việc cho cán bộ thi hành nhiệm vụ. Nhƣng trên thực tế, hai vấn đề quan trọng nêu trên thƣờng không đồng bộ. Có nhiều trƣờng hợp, những đối tƣợng tham gia giao thông vi phạm pháp luật giao thông đƣờng bộ nhƣ lỗi: Vƣợt đèn đỏ, đi sai làn đƣờng… khi bị các lực lƣợng chức năng yêu cầu dừng xe và làm thủ tuc xử
phạt thì nhiều chủ phƣơng tiện phủ nhận hành vi của mình là trái pháp luật và yêu cầu Cảnh sát giao thông đƣa ra bằng chứng. Đặt vào trƣờng hợp, mọi vi phạm của chủ phƣơng tiện đều đƣợc ghi lại camera thì sẽ không có những trƣờng hợp tranh cãi trên. Có một thực tế, pháp luật đƣa ra những quy định cho ngƣời thi hành công vụ làm theo nhƣng lại không kèm theo các điều kiện cần thiết để ngƣời thực hiện có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách triệt để và dứt khoát. Chẳng hạn, khi phát hiện xe vi phạm chở hàng hóa lậu lực lƣợng chức năng làm nhiệm vụ trực tiếp là Cảnh sát giao thông lại không có bãi lƣu giữ xe hay khi xử lý xe chở hàng hóa quá trọng tải, chở quá số ngƣời quy định…lại không có phƣơng tiện để sang khách, hạ tải… trong nhiều trƣờng hợp lái xe không chấp hành yêu cầu xử phạt của Cảnh sát giao thông, kích động và gây khó khăn cho việc xử lý dứt điểm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Hơn nữa, công tác quản lý đội ngũ lái xe còn một số bất cập, xuất phát từ việc các văn bản quy định ngành nào quản lý đội ngũ lái xe còn chƣa
thống nhất. Nên xuất hiện tình trạng hiện nay một số lái xe không đến thực hiện xử phạt vi phạm hành chính do mình gây ra.
Hiện nay, vi điều kiện phƣơng tiện kỹ thuật, khoa học phục vụ cho việc phát hiện và xử phạt lỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ còn kém, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế thậm chí nhiều trƣờng hợp còn gây ra sự bất lực trong quá trình làm nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông.
Thứ ư c ra quyế định xử phạt vi phạm hành chính v ực trật tự a g a ô g đường bộ của lự ượng Cảnh sát giao thông còn bị ả ư ng b i nhi u yếu t phi chính thức khác, dẫ đến mức phạ ưa ù hợp với tính ch t của hành vi vi phạm hay bỏ qua vi phạm
Thực trạng nay diễn ra khá phổ biến trong quá trình xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ, đã có không ít
các luồng dƣ luận trong nhân dân thể hiện sự không hài lòng, bất bình, chính sự không công minh này sẽ gián tiếp tạo điều kiện để các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ tồn tại và phát triển. Mặc dù các văn bản pháp luật, quy chế công tác của ngành đã quy định rất rõ về thẩm quyền, trình tự xử phạt, song do tác động tiêu cực và những khó khăn trong công tác quản lý, một số Cảnh sát giao thông khi phát hiện các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ đã không thực hiện đúng quy trình, thẩm quyền xử phạt và bỏ qua lỗi vi phạm. Ngƣợc lại, các hành vi trên, trong nhiều trƣờng hợp sau khi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ lực lƣợng làm nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính phải trực tiếp đối đầu với nhiều sức ép của ngƣời nhà, bạn bè thân quen của ngƣời vi phạm và không ít trƣờng hợp trong đó là ý kiến can thiệp của lãnh đạo cấp trên… làm cho lực lƣợng làm nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính không có đủ điều kiện để thực thi nhiệm vụ một cách chính xác theo quy định của pháp luật.
Những hạn chế trên của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông thông đƣờng bộ trên địa bàn huyện Hữu Lũng cần phải đƣợc các cơ quan chức năng nhanh chóng tìm ra những biện pháp khắc phục, nhƣng trƣớc hết để đƣa ra những biện khác hữu hiệu cho những hạn chế trên thì trƣớc hết cần tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến nó, để biết đƣợc đâu là nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp, nguyên nhân chính và thứ yếu…. Qua
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thì tôi đã rút ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan nhƣ sau:
a) Những nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan ảnh hƣởng đến chất lƣợng của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đó là xuất phát từ chủ thể xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi thực tế công việc. Đội Cảnh sát Giao thông Công an huyện Hữu Lũng chƣa thực sự chủ động trong việc xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch đảm bảo TTATGT nói chung và các kế hoạch xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT đƣờng bộ; Việc phân công, phân cấp, bố trí lực lƣợng có lúc lúng túng, chƣa có mô hình hợp lý; lực
lƣợng Cảnh sát giao thông nói chung và lực lƣợng Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATGT đƣờng bộ nói riêng của Công an huyện Hữu Lũng còn thiếu về số lƣợng, một bộ phận có trình độ nghiệp vụ chƣa cao.