Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của CHÍNH QUYỀN địa PHƯƠNG cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN tư NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 97 - 99)

Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

Vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Chính quyền địa phương cấp xã trong tổng thể nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Phải kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị phải bám sát, thể chế hóa các quan điểm của Cương lĩnh chính trị, Điều lệ, văn kiện Đại hội Đảng, đồng bộ với nội dung Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập.

Thực hiện mô hình Bí thư Đảng ủy xã kiêm Chủ tịch UBND xã nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước và đổi mới cả hệ thống chính trị ở cấp xã, góp phần quan trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy và ủy ban nhân dân cấp xã, tạo sự thống nhất giữa chủ trương, nghị quyết của cấp ủy với chương trình hành động và việc triển khai tổ chức thực hiện

đứng đầu cấp ủy và ủy ban nhân dân tập trung vào một người nhằm tạo ra sự thống nhất, khắc phục được tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm, mất đoàn kết giữa Bí thư cấp ủy và Chủ tịch ủy ban nhân dân xã. Việc nhất thể hóa hai chức danh này một mặt sẽ tạo điều kiện thực tế cho việc đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước; mặt khác, còn là giải pháp quan trọng, hữu hiệu để đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đồng thời, còn góp phần cải cách hành chính, tinh giản biên chế và giảm mạnh tệ quan liêu, trì trệ, hội họp nhiều,... của các cấp ủy cũng như của các cơ quan Nhà nước ở địa phương.

Rà soát, củng cố, xây dựng các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh; chú trọng xây dựng, củng cố tổ chức đảng ở vùng nông thôn, vùng có nhiều khó khăn, phức tạp. Tăng cường công tác luân chuyển cán bộ, nhất là cán bộ trẻ tuổi, được đào tạo cơ bản về công tác ở các xã, thị trấn để rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức thực tế cho cán bộ, tạo tư duy mới, nhận thức mới, phương pháp, phong cách lãnh đạo, quản lý mới cho cán bộ được luân chuyển. Tăng cường, chú trọng và đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức gắn với công tác quy hoạch, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cấp xã, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; thu hút người có đức, có tài, quan tâm công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số; chú trọng bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ ở cơ sở, đặc biệt ở thôn, tổ dân phố. Giữ vững các nguyên tắc tổ chức và hoạt đông của Đảng; đề cao kỷ cương, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất là người đứng đầu; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kịp thời biểu dương, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND

và UBND, khắc phục được tình trang trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của cấp chính quyền xã trong hệ thống chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của CHÍNH QUYỀN địa PHƯƠNG cấp xã từ THỰC TIỄN HUYỆN tư NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)