Thể thao và Du lịch
Song song với việc kiện toàn, nâng cao vị thế tổ chức Thanh tra thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ Thanh tra thực sự có đức, có tài là vấn đề then chốt, là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của công tác thanh tra nhƣ lời giáo huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh ―cán bộ là cái gốc của mọi công việc, có cán bộ tốt thì việc gì cũng thành công‖.
Thứ nhất, về công tác nhân sự.
Cán bộ thanh tra đƣợc lựa chọn phải thực sự là ngƣời có đức, có tài, có triển vọng phát triển lâu dài ở cơ quan Thanh tra với nguyên tắc ―quý hồ tinh, bất quý hồ đa‖. Tăng cƣờng chỉ tiêu biên chế CBTT đƣợc điều động về Thanh tra Bộ VHTTDL làm nhiệm vụ thanh tra, đồng thời thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế tuyển chọn, có sự kết hợp hài hòa giữa 03 lứa tuổi (30-40, 40- 50 và 50-60), tăng chỉ tiêu tiếp nhận CBTT trẻ tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đảm bảo kế thừa liên tục, có tính chuyên sâu, đồng bộ kiến thức về các mặt công tác nghiệp vụ an ninh, cảnh sát, xây dựng lực lƣợng, hậu cần,…, kiến thức về một số ngành có liên quan đến công tác thanh tra nhƣ tài chính, xây dựng, công nghệ thông tin, ngoại ngữ,… khắc phục tình trạng đƣa về cho Thanh tra Bộ VHTTDL những cán bộ yếu kém về năng lực, thậm chí cả về đạo đức để chờ thực hiện chính sách; đồng thời có chế độ, chính sách ƣu đãi thỏa đáng để thu hút cán bộ có chất lƣợng làm việc tại Thanh tra Bộ VHTTDL.
Thứ hai, về công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Đổi mới chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng theo hƣớng chuyên sâu vào các chƣơng trình giảng dạy, đặt ra các tình huống cụ thể diễn ra trong thực tế
để học viên tự giải quyết nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết công việc trong hoạt động thanh tra, giải quyết KNTC, PCTN của CBTT, tránh tình trạng học lý thuyết suông, không gắn liền với thực tế. Nội dung chƣơng trình giảng dạy cần cập nhật kiến thức, thông tin trong và ngoài nƣớc, giúp học viên có đƣợc cái nhìn thực tế mới mẻ, thực tiễn và có thể áp dụng vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ đƣợc giao. Đổi mới phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng, giảng dạy có vai trò rất lớn trong quá trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho ngƣời học. Việc đào tạo, bồi dƣỡng đối với đội ngũ CBTT không mang tính áp đặt, bắt buộc mà xuất phát từ nhu cầu của ngƣời học, từ đó sẽ đạt hiệu quả cao hơn, việc đào tạo, bồi dƣỡng phải hƣớng vào ngƣời học, lấy học viên làm trung tâm với mục tiêu là đáp ứng những gì họ muốn.
Tăng cƣờng hơn nữa công tác giáo dục phẩm chất chính trị gắn với bồi dƣỡng đạo đức cách mạng, góp phần quan trọng xây dựng lực lƣợng Thanh tra viên trong sạch, vững mạnh.
Đào tạo, bồi dƣỡng phải gắn chặt với việc quy hoạch cán bộ dự bị lãnh đạo, thực hiện đúng đắn chính sách bổ nhiệm theo quy hoạch đối với cán bộ có đủ tiêu chuẩn, đã có nhiều năm kinh nghiệm, đƣợc đồng nghiệp trong đơn vị tín nhiệm, nhằm động viên khuyến khích cán bộ tích cực phấn đấu, gắn bó lâu dài với sự nghiệp thanh tra.
Thứ ba, về kiểm tra, giám sát đối với người làm công tác thanh tra.
Cần tăng cƣờng kiểm tra, giám sát đối với ngƣời làm công tác thanh tra và các Đoàn thanh tra, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật của các Thanh tra viên trong quá trình thực thi công vụ. Xây dựng quy chế cụ thể về chế tài xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của CBTT.
Công tác đánh giá CBTT thanh tra phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, công khai, minh bạch, phải lấy hiệu quả công việc làm thƣớc đo chủ yếu gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Hàng năm, nên tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ Thanh tra viên, có thang tính
điểm để so sánh mức độ đạt đƣợc về nghiệp vụ. Qua công tác đánh giá, kiên quyết thay thế những CBTT có biểu hiện suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống; khuyến khích CBTT yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thêm, chuyển công tác, nghỉ việc hoặc về hƣu trƣớc tuổi.