các chủ thể có thẩm quyền
Năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP của các chủ thể có thẩm quyền trƣớc hết là việc đảm bảo điều kiện thi hành văn bản quy phạm pháp luật ATTP. Đó là năng lực tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với chủ thể pháp luật, nhất là chủ thể thực hiện là ngƣời dân, doanh nghiệp. Và quan trọng nhất trong thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật ATTP nói riêng, chính là khả năng theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật, trong đó quan trọng là khả năng xây dựng khung theo dõi thi hành pháp luật và hệ thống thu thập dữ liệu về theo dõi thi hành pháp luật.
Nhƣ vậy, nếu nhƣ chủ thể có thẩm quyền trong pháp luật ATTP có năng lực tổ chức thực hiện pháp luật thì pháp luật ATTP sẽ đƣợc tuyên truyền và
phố biến rộng rãi tới mọi ngƣời dân, mọi doanh nghiệp, tổ chức. Và khi các chủ thể có thẩm quyền theo dõi và đánh giá đƣợc thi hành pháp luật ATTP thì sẽ cho ra đƣợc những thông số có ý nghĩa quan trọng giúp các nhà làm luật xây dựng và điều chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
Ngƣợc lại, nếu nhƣ năng lực tổ chức thực hiện pháp luật ATTP kém thì pháp luật ATTP chỉ là ở trên trang giấy, là lời nói suông; nguy cơ các hành vi vi phạm pháp luật ATTP sẽ diễn ra thƣờng xuyên hơn hoặc sẽ không đƣợc xử lý, không đƣợc phòng ngừa. Và thực trạng các văn vản pháp luật của lĩnh vực ATTP lõi thời, không hợp lý hoặc chồng chéo, mâu thuẫn không đƣợc phản ánh với các cơ quan có thẩm quyền để đƣợc sửa đổi kịp thời.
Hay nói một cách khác, năng lực tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP còn phụ thuộc vào chính tổ chức bộ máy. Vai trò của tổ chức bộ máy thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật ATTP nói riêng, hay chính xác hơn là cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện văn bản, là rất quan trọng, đặc biệt là trong hoàn cảnh ý thức tuân thủ pháp luật của các đối tƣợng có trách nhiệm thực hiện pháp luật chƣa cao