Hoàn thiện nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Để khắc phục những tồn tại, yếu kém, đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về ATTP, Chính phủ cần khẩn trƣơng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ATTP, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, lĩnh vực ATTP là một lĩnh vực quan trọng và phức tạp trong đời sống xã hội, gắn bó mật thiết với sức khỏe của nhân dân, sự bình yên, sự văn minh của xã hội. Bởi vậy, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP cần quy định các chế tài xử phạt rõ ràng hơn, cụ thể hơn, phù hợp với các chế định hiện hành.
Thứ hai, cần có văn bản hƣớng dẫn cụ thể về việc: hành vi vi phạm pháp luật về ATTP ở mức độ nào thì bị xử lý hành chính và vi phạm đến mức độ nào thì sẽ bị xử lý hình sự. Hiện nay, Bộ luật hình sự 2015 đã sửa đổi, bổ sung tội danh vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Điều 317. So sánh Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 đã sửa đổi, bổ sung với quy định tƣơng ứng tại Bộ luật Hình sự 1999, nhận thấy Bộ luật Hình sự 2015 quy định chi tiết hơn nhƣng cũng rất khó xử lý ngƣời phạm tội. Bởi lẽ, hành vi khách quan của tội phạm phải thỏa mãn các dấu hiệu ngƣời phạm tội biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm; dƣ lƣợng vƣợt ngƣỡng cho phép; thực phẩm không bảo đảm quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm và ngoài danh mục đƣợc phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ... thì mới bị xử lý hình sự. Mặt khác tại điểm d khoản 1 Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng mới bị xử lý hình sự là bỏ lọt một số lƣợng ngƣời phạm tội rất lớn khi họ là những ngƣời buôn bán nhỏ lẻ và cơ quan điều tra cũng khó lƣợng hóa số tiền thu lợi bất chính của họ. Ngoài ra, các khung hình
phạt của Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 còn rất nhẹ, chƣa đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của tội danh này. Vì thế việc trừng trị những ngƣời đã có hành vi phạm tội chƣa đủ sức răn đe. Ngƣời phạm tội này gây hậu quả hàng loạt, "giết ngƣời không dao" một cách âm ỉ nên phải phạt nghiêm. Mức phạt cần nâng lêncao nhất tới tù chung thân, tử hình mới hợp lý chứ không chỉ tối đa 20 năm nhƣ trong quy định mới này.
Thứ ba, xuất phát từ đặc tính dễ hƣ hỏng của một số loại sản phẩm thực phẩm đòi hỏi cần phải có một cơ chế kiểm tra, thanh tra một cách phù hợp. Cụ thể cần có những quy định đƣợc phép tiến hành kiểm tra theo một thủ tục đơn giản sao cho thời gian tiến hành theo đúng pháp luật là hợp lý. Bên cạnh đó, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP cần quy định rõ các trƣờng hợp đƣợc phép tiến hành kiểm tra, thanh tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm cũng nhƣ thanh, kiểm tra các cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý để đảm bảo đƣợc tính bất ngờ đáp ứng đƣợc hiệu quả của công tác thanh, kiểm tra trong lĩnh vực này. Cầncó những cơ chế kiểm tra, đánh giá nội dung của các quy định pháp luật đối với công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP để góp phần giảm thiểu và tiến đến triệt tiêu tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định về ATTP.
Hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực ATTP muốn đƣợc hoàn thiện không phải chỉ tập trung vào việc hoàn thiện một vài quy định cụ thể trong nội dung lĩnh vực ATTP, cũng không phải là một câu chuyện diễn ra trong một thời gian ngắn với sự nỗ lực của một bộ phận các nhà làm luật mà hệ thống này nếu muốn đƣợc hoàn thiện thì đòi hỏi cần phải có một sự điều chỉnh mang tính thống nhất các quy định của pháp luật, đòi hỏi phải có một sự phối hợp nỗ lực không ngừng của tất cả các chủ thể trong xã hội.
Hoàn thiện nội dung pháp luật về an toàn thực phẩm
Luật ATTP ra đời năm 2010 đến tháng 7/2011 có hiệu lực và cuối năm 2012 mới có Nghị định hƣớng dẫn thi hành, các văn bản dƣới Luật của các Bộ chậm ban hành, chƣa hoàn toàn đồng bộ và hài hòa, sự chậm trễ kéo dài đến 2-3 năm. Đến khi thực hiện thì chồng chéo giữa các văn bản với nhau, không có tính khả thi và không có sự liên kết chặt chẽ, tạo nhiều “lỗ hổng” khiến không thể kiểm soát chặt chẽ các quy định về ATTP. Cụ thể:
Thứ nhất, cần rà soát các quy định về kiểm soát ATTP để thống nhất cơ quan quản lý chung.
- Loại bỏ những điểm chồng chéo giữa các văn bản của các bộ ngành khác nhau, những quy định không hoặc ít có tính khả thi. Rà soát lại các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm tƣơi sống và chế biến, quy định về điều kiện vệ sinh ATTP đối với thực phẩm sản xuất trong nƣớc và nhập khẩu nhằm tiêu thụ tại Việt Nam, các quy định về ghi nhãn chi tiết đối với thực phẩm bao gói sẵn để có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế và chuẩn quốc tế.
- Cần phải ban hành các quy định cụ thể đối với từng loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, chợ và siêu thị; loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống đồng thời có sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của các ngành.
- Cần ban hành các Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ATTP, Nghị định quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm vi phạm ATTP… Đối với nhóm thực phẩm có nguy cơ cao cần xây dựng và ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh, phƣơng tiện vận chuyển, công nghệ bảo quản đối với từng nhóm thực phẩm có nguy cơ cao nhƣ thịt, sữa, rau quả, thực phẩm ăn ngay, nƣớc đóng chai.
Thứ hai, nghiên cứu xây dựng và ban hành các tiêu chí về văn minh thƣơng mại trong kinh doanh thực phẩm. Trên cơ sở đó kiểm tra khả năng đáp
ứng của các cơ sở kinh doanh thực phẩm để cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận này là một hình thức quảng bá hình ảnh của các cơ sở kinh doanh thực phẩm (chẳng hạn nhƣ cửa hàng rau sạch, chè không có dƣ lƣợng độc tố, thịt chăn nuôi theo quy trình sạch)
Thứ ba, đƣa trách nhiệm của Bộ Công an trong công tác ATTP vào Luật ATTP để nâng cao tính răn đe, phòng ngừa chung trong xã hội. Chỉ đạo các lực lƣợng nghiệp vụ, công an các địa phƣơng nắm chắc tình hình các tuyến, địa bàn trọng điểm về vi phạm ATTP, điều tra, khởi tố một số vụ án điểm trong lĩnh vực ATTP theo quy định của Bộ luật hình sự.
Thứ tƣ, đối với công tác quản lý ATTP cấp cơ sở, chủ tịch UBND các cấp chỉ đạo công tác này; xác định việc bảo đảm ATTP là một tiêu chí xây dựng nông thôn mới, khu dân cƣ văn hóa. Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thƣờng xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ quản lý ATTP của cơ quan nhà nƣớc cấp dƣới, kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Các địa phƣơng tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP và hình thành hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; kết nối ngƣời tiêu dùng với thực phẩm an toàn.
Thứ năm, sớm có phƣơng án kinh phí cho công tác quản lý ATTP theo hƣớng cho phép các địa phƣơng chủ động sử dụng toàn bộ số tiền phạt vi phạm ATTP và có kinh phí tăng cƣờng từ ngân sách nhà nƣớc bảo đảm đáp ứng yêu cầu công tác này, đặc biệt là kinh phí cho kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn.
Tăng cƣờng bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng
Hiện nay việc quản lý khâu sản xuất, kinh doanh còn rất lỏng lẻo, không có hƣớng dẫn cụ thể về quá trình sản xuất làm sao để cho ra một sản phẩm tiêu dùng sạch. Chƣa nói về đạo đức hay ý thức của ngƣời sản xuất kinh
doanh mà nói đi sâu và nhận thức và hiểu biết của họ. Với trình độ dân trí thấp, họ chƣa chắc đã biết thế nào là một sản phẩm sạch theo chuẩn và phảilàm thế nào để sản xuất đƣợc sản phẩm sạch. Do đó thành phố Hải Phòng cần có những chƣơng trình huấn luyện và hƣớng dẫn cụ thể trong quá trình sản xuất làm ra sản phẩm. Nhất là các sản phẩm nông sản, hay mở ra các làng nghề thì phải có lớp đào tạo nghề kết hợp truyền thống và hiện đại.
Đồng thời phải buộc các hộ sản xuất kinh doanh ký các cam kết về vệ sinh ATTP. Nếu sản phẩm sau này họ làm ra không đảm bảo thì họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu xử lý của pháp luật. Đã có cam kết trƣớc thì tin rằng không một ngƣời sản xuất, kinh doanh nào lại dám làm ngơ cam kết đó nếu nhƣ cơ quan quản lý làm thật nghiêm minh.
Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng là trách nhiệm chung của Nhà nƣớc và toàn xã hội. Trên cơ sở đó, Luật ATTP cũng quy định về chính sách của Nhà nƣớc về bảo vệ ngƣời tiêu dùng: Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chủ động tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Theo đó, tổ chức xã hội thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ đƣợc tham gia hoạt động bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ ngƣời tiêu dùng thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Hƣớng dẫn, giúp đỡ, tƣ vấn ngƣời tiêu dùng khi có yêu cầu;
- Đại diện ngƣời tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;
- Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
- Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lƣợng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho ngƣời tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về
việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng.
- Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trƣơng, chính sách, phƣơng hƣớng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng;
- Thực hiện nhiệm vụ đƣợc cơ quan nhà nƣớc giao theo quy định;
- Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức tiêu dùng.
Nhƣ vậy có thể thấy Hiệp hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hiệp hội là nơi sinh hoạt cũng là tổ chức đứng ra đại diện cho tiếng nói, bảo vệ cho quyền lợi chính đáng của ngƣời tiêu dùng. Thông qua hoạt động của hiệp hội những yêu cầu, nguyện vọng của ngƣời dân nhanh chóng đến đƣợc với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và cũng chính các hiệp hội là nơi đáng tin cậy bảo vệ ngƣời tiêu dùng khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Do đó muốn đảm bảo thực hiện tốt pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm thì không thể không nhắc đến vai trò của hiệp hội này. Dù tình trạng vi phạm pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra phổ biến nhƣng công tác bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong thời quan qua vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn. Việc tiếp cận ngƣời tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn. Lực lƣợng quản lý nhà nƣớc về bảo vệ ngƣời tiêu dùng còn ít, thiếu kinh nghiệm, tại nhiều địa phƣơng không có cán bộ chuyên trách. Phƣơng tiện, công cụ hỗ trợ, nguồn kinh phí còn hạn chế.