5. Bố cục của luận văn
1.2. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG
1.2.1. Mục tiêu của hoạt động cho vay tiêu dùng
Mọi hoạt động của ngân hàng đều có mục tiêu chính đó là tối đa hóa lợi nhuận, gia tăng khả năng sinh lời và mục tiêu của hoạt động cho vay tiêu dùng đó là tăng thu nhập từ hoạt động cho vay, chiếm lĩnh thị phần , kiểm soát, cân bằng giữa các chi phí và lợi ích trong hoạt động vay vốn, qua đó tăng lợi nhuận từ việc cho vay, tăng tỷ suất sinh lời trên dƣ nợ cho vay. Tùy vào mỗi thời kỳ mà ngân hàng phải tiến hành phân tích các yếu tố trong môi trƣờng kinh doanh nhƣ: môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng địa lý, chính trị, pháp luật và xu hƣớng tiêu dùng chung của xã hội, đối thủ cạnh tranh; Từ đó Ngân hàng sẽ đƣa ra những chiến lƣợc phù hợp với những ƣu tiên khác nhau về mục tiêu. Các mục tiêu không chỉ đƣợc Ngân hàng chú ý và phát triển nhất định mà thƣờng đƣợc kết hợp các mục tiêu với nhau. Dƣới đây là những mục tiêu của hoạt động cho vay tiêu dùng mà ngân hàng có thể hƣớng đến:
- Mục tiêu về quy mô:
Quy mô cho vay tiêu dùng đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu: Dƣ nợ cho vay tiêu dùng, số lƣợng khách hàng vay tiêu dùng và dƣ nợ bình quân cho vay tiêu dùng trên một khách hàng vay. Để xác định đƣợc kết quả về quy mô cho vay tiêu dùng trong năm, ngân hàng thƣờng so sánh các chỉ tiêu về qui mô cho vay tiêu dùng này so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra
- Mục tiêu về phát triển thị phần: Mục tiêu này chẳng những dựa trên tăng trƣởng qui mô mà còn đặt trong tƣơng quan so sánh với các ngân hàng khác, thể hiện tỷ trọng (%) cho vay tiêu dùng của ngân hàng trong tổng cho vay tiêu dùng trên địa bàn. Thị phần càng lớn càng thể hiện năng lực cạnh tranh và vị thế, triển vọng của ngân hàng. Ngƣợc lại nếu thị phần nhỏ chứng tỏ Ngân hàng không có khả năng mở rộng phát triển cho vay tiêu dùng.
- Mục tiêu về nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay: Bên cạnh tăng trƣởng qui mô, mục tiêu này luôn song hàng để nâng cao uy tín, tạo dựng thƣơng hiệu lâu dài cho ngân hàng, tạo sự hài lòng, gắn kết bền vững với các khách hàng, quyết định lợi ích lâu dài cho ngân hàng. Xây dựng danh mục cho vay đối với cho vay tiêu dùng hợp lý, khoa học nhằm mở rộng và nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay tiêu dùng một mặt vừa giữ khách hàng cũ thu hút đƣợc khách hàng mới, mặt khác đảm bảo đƣợc chất lƣợng cho vay. Tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, tăng cƣờng tính bảo mật và giảm đƣợc việc làm thủ công cho đội ngũ cán bộ.
- Mục tiêu kiểm soát rủi ro: Kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận luôn gắn liền rủi ro. Qui mô cho vay càng tăng có nguy cơ rủi ro càng lớn. Tăng trƣởng qui mô do vậy không thể loại trừ hết rủi ro, nhƣng cũng không thể chấp nhận mọi rủi ro, vấn đề là kiểm soát đƣợc rủi ro trong giới hạn chấp nhận đƣợc và đƣợc đánh giá chủ yếu thông qua tỷ lệ nợ xấu CVTD của NH. Ngoài ra, kiểm soát, hạn chế rủi ro bằng cách đa dạng hóa gói vay tiêu dùng. Đa dạng hóa sản phẩm hơn nữa để phù hợp với sức chi trả của từng phân khúc khách hàng.
- Mục tiêu về gia tăng thu nhập: Gia tăng thu nhập là mục tiêu cuối cùng của kinh doanh,và cũng là hệ quả của việc tiến hành các biện pháp đạt các mục tiêu khác.
Với nhiều mục tiêu khác nhau, tùy theo hoàn cành kinh doanh từng thời kỳ mà ngân hàng sẽ lựa chọn vài ba mục tiêu ƣu tiên kết hợp, các mục tiêu còn lại có thể trở thành thứ yếu.
1.2.2. Các hoạt động thực hiện mục tiêu cho vay tiêu dùng của NHTM NHTM
Với chức năng thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng bán lẻ, các Ngân hàng xác định hoạt động cho vay tiêu dùng là hoạt động quan trọng trong việc phát triển mảng dịch vụ cá nhân, góp phần thu hút một lƣợng lớn khách hàng đến với Ngân hàng, giúp Ngân hàng tăng lợi nhuận. Do vậy, các NHTM tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp sau đây để thực hiện mục tiêu cho vay tiêu dùng:
a. Khảo sát thị trường
Ngân hàng cần tiến hành khảo sát thị trƣờng và xác định đoạn thị trƣờng mục tiêu mà ngân hàng hƣớng tới. Đối tƣợng cho vay tiêu dùng rất rộng, bao gồm tất cả các cá nhân và hộ gia đình mong muốn đƣợc sử dụng dịch vụ ngân hàng để trang trải các khoản chi tiêu. Hành vi tiêu dùng của khách hàng có nhiều biến động và chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố khác nhau. Vì vậy việc khảo sát thị trƣờng là rất cần thiết. Việc khảo sát thị trƣờng bao gồm việc tìm hiểu những nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình cùng các yếu tố ảnh hƣởng; xem xét hành vi mua sản phẩm tài chính và xác định yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng của họ
Đây là cơ sở để ngân hàng tiến hành phân đoạn thị trƣờng, xác định đoạn thị trƣờng mục tiêu nhằm chủ động đón đầu những cơ hội, phòng ngừa những thách thức từ đó khai thác thị trƣờng một cách tốt nhất
b. Nghiên cứu kế hoạch cung ứng sản phẩm cho vay tiêu dùng
Đối tƣợng khách hàng là cá nhân, ngƣời tiêu dùng có thu nhập ổn định và có khả năng thanh toán khoản vay. Đối với khách hàng hiện tại, là những cá nhân, ngƣời tiêu dùng đã và đang có mối quan hệ tín dụng với ngân hàng, cần đƣợc thắt chặt hơn nữa mối quan hệ thông qua các dịch vụ tƣ vấn tiêu
dùng khi cấp tín dụng hay xây dựng một mức lãi suất tiêu dùng ƣu đãi nhằm cung ứng những lợi ích cho khách hàng.
Ngoài những khách hàng truyền thống, các NHTM cần đẩy mạnh cho vay tiêu dùng đối với các đối tƣợng khác nhƣ tiểu thƣơng, … Đối với những đối tƣợng khách hàng này nên xác định rõ nhu cầy vay tiêu dùng của họ để xây dựng một kế hoạch cho vay cụ thể. Nắm bắt đƣợc những nhu cầu đa dạng của khách hàng giúp cho ngân hàng dễ dàng đƣa ra những sản phấm cung ứng phù hợp, đáp ứng tối đa các tiện ích cho khách hàng và có hiệu quả
c. Quảng bá và kênh phân phối
Thông thƣờng ngƣời dân có thói quen tiết kiệm rồi mới chi tiêu, hoặc có chi tiêu thì vay tiền ngƣời thân chứ rất ngại đến ngân hàng vay vốn. Do đặc điển tâm lý đó, việc quảng bá và phát triển các kênh phân phối có vai trò rất lớn trong việc thu hút khách hàng đến với ngân hàng.
Ngân hàng cần xây dựng chiến lƣợc giao tiếp – khuếch trƣơng cụ thể và hiệu quả. Ngân hàng có thể tăng cƣờng quảng bá trên báo chí, truyền hình, tạo ấn tƣợng tốt đẹp về sản phẩm. Hoạt động cho vay tiêu dùng là hoạt động đòi hỏi sự năng động, linh hoạt và sáng tạo của cán bộ tín dụng và công tác tiếp thị sản phẩm là khâu không thể bỏ qua
d. Duy trì và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay tiêu dùng
Chất lƣợng dịch vụ là những gì khách hàng cảm nhận đƣợc. Chất lƣợng dịch vụ đƣợc xác định dựa vào nhận thức hay cảm nhận của khách hàng liên quan đến nhu cầu của họ. Chất lƣợng dịch vụ cho vay tiêu dùng là mức lãi suất hợp lý, thủ tục quy trình đơn giản, thu hút đƣợc nhiều nhu cầu khách hàng nhƣng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định cho vay của NHTM. Tóm lại, chất lƣợng cho vay tiêu dùng là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng
phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội cũng nhƣ đảm bảo sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng
Đối với NHTM thì thủ tục phải đảm bảo các yêu cầu nhƣ: đầy đủ để có thể nắm bắt đƣợc khách hàng và phải đúng quy định của pháp luật đồng thời giải quyết đƣợc nhu cầu cho vay trên cơ sở đảm bảo tính an toàn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Còn đứng về phía khách hàng thì thủ tục không quá phức tạp, càng đơn giản, nhanh gọn càng tốt để có thể nhanh chóng hoàn tất hồ sơ, vay vốn đƣợc kịp thời. Hồ sơ thủ tục càng đơn giản càng dễ tiếp cần khách hàng đƣợc dễ dàng và nhanh chóng nhất với vốn vay của Ngân hàng nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc cơ sở pháp lý.
Con ngƣời luôn là tâm điểm trong mọi hoạt động của xã hội, của nền kinh tế mà đặc biệt là Ngân hàng. Đóng vai trò quan trọng đó là trung gian tín dụng nối liền những ngƣời có nhu cầu vay vốn và những ngƣời dƣ thừa về vốn. Xã hội ngày càng phát triển, môi trƣờng kinh tế ngày càng hiện đại đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ, linh hoạt, vui vẻ và năng động khi tƣ vấn những vấn đề của khách hàng.
Bên cạnh đó, một điều quan trọng nữa là các Ngân hàng cũng cần trang bị một cơ sở vật chất tốt, trang bị đầy đủ máy móc và không ngừng nâng cao công nghệ. Tâm lý của khách hàng là muốn đƣợc tận hƣởng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Điều đó sẽ ảnh hƣởng đến thái độ, tâm lý của khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng và nâng cao hình ảnh của ngân hàng
e. Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng vận dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc và các chƣơng trình hoạt động để ngăn ngừa, phân tán, giảm thiểu, trung hòa nhằm giới hạn mức độ thiệt hại tổn thất cho tín dụng gây ra.
Đối tƣợng cho vay là cá nhân và hộ gia đình, quy mô món vay thƣờng nhỏ nhƣng số lƣợng món vay lại lớn nên rủi ro trong loại hình này là rất lớn. Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng nhƣng cũng phải tăng cƣờng kiểm soát rủi ro nhƣ có hệ thống chấm điểm tín dụng cho khách hàng nhằm kiểm soát mục tiêu sử dụng của khách hàng tốt hơn. Khi thị trƣờng tài chính càng phát triển thì lãi suất cho vay tiêu dùng lại càng đƣợc quan tâm. Thực tế phần lớn ngƣời đi vay hiện nay thƣờng chỉ tính đến lãi suất cho vay, thời hạn vay, số tiền phải trả hàng tháng mà ít quan tâm đến các điều khoản khác trong hợp đồng ký kết. Do vậy, các Ngân hàng cần phải đẩy mạnh tƣ vấn tài chính cá nhân (cách quản lý tiền hiệu quả, vay vốn sao cho hợp lý…) nhất là với các đối tƣợng khách hàng nhƣ công dân, những ngƣời có kiến thức ít ỏi về tài chính và pháp luật.
1.3. TIÊU CHÍ PHẢN ÁNH KẾT QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG 1.3.1. Tiêu chí phản ánh quy mô
a. Dư nợ cho vay tiêu dùng
Là tổng giá trị các khoản cho vay tiêu dùng tại một thời điểm nhất định của ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn hay bé phản ánh quy mô cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay tiêu dùng năm N+1 đƣợc tính bằng dƣ nợ cho vay tiêu dùng năm N+1 chia cho dƣ nợ cho vay tiêu dùng năm N. Chỉ tiêu này cho thấy sự tăng lên hay thu hẹp của quy mô cho vay tiêu dùng qua các năm của ngân hàng.
b. Tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ
% Dư nợ cho vay tiêu dùng= Dư nợ cho vay tiêu dùng/ Tổng dư nợ
Đây là một chỉ tiêu định lƣợng, xác định cơ cấu cho vay tiêu dùng (phân theo tiêu chí mục đích vay vốn) so với tổng dƣ nợ của ngân hàng. Qua đó đánh giá đƣợc sự tăng lên hoặc thu hẹp của hoạt động cho vay tiêu. Bên cạnh đó, có thể so sánh chỉ tiêu này giữa các năm với nhau để đƣa ra nhận
định về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng qua các năm. Nếu tỷ lệ này không thay đổi, dƣ nợ ngắn hạn và tổng dƣ nợ đều tăng thì hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng là ổn định. Nếu tỷ lệ này giảm mà tổng dƣ nợ không thay đổi chứng tỏ hoạt động này đang có xu hƣớng giảm. Nếu tỷ lệ này tăng trong khi tổng dƣ nợ tăng chứng tỏ hoạt động này đang phát triển rất tốt... Nhiều khả năng khác có thể xảy ra. Song, dựa vào đây, nhà lãnh đạo ngân hàng sẽ đánh giá đƣợc tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
c. Số lượng khách hàng vay tiêu dùng
Thông qua việc ghi chép lại các giao dịch trong hoạt động cho vay tiêu dùng từ các kênh cung ứng, ngân hàng sẽ nắm đƣợc số lƣợng khách hàng đang sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng cụ thể là bao nhiêu. Từ đó, việc so sánh số lƣợng khách hàng năm nay so với năm trƣớc cho thấy sự tăng trƣởng hay giảm sút trong quy mô cho vay tiêu dùng của NHTM. Nhƣ vậy, để mở rộng cho vay tiêu dùng, ngân hàng phải tìm biện pháp để làm gia tăng các chỉ tiêu nêu trên.
Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc mục đích đó, ngân hàng phải xem xét và phân tích đƣợc những nhân tố có tác động tích cực cũng nhƣ những nhân tố có tác động tiêu cực đến hoạt động cho vay tiêu dùng.
d. Dư nợ bình quân trên một khách hàng
Dƣ nợ bình quân trên một khách hàng đƣợc xác định bằng tổng dƣ nợ ở một thời điểm so với số khách hàng có ở thời điể
ịa bàn có nhu cầu tiêu dùng cao. Bên cạnh đó, cho thấy cho vay tiêu dùn
ựa vào chỉ tiêu ta có thể phản ảnh những nỗ lực của ngân hàng trong việc tiếp cận khách hàng để đáp ứng những nhu cầu đó.
1.3.2. Tiêu chí phản ánh thị phần
Thị phần cho vay tiêu dùng đƣợc phân bổ thành 3 nhóm: nhóm ngân hàng, nhóm công ty tài chính và nhóm công ty tài chính khác. Thị phần đƣợc tính bằng tỷ trọng dƣ nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng so với tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng trên địa bàn.
1.3.3. Tiêu chí đánh giá cơ cấu cho vay tiêu dùng
Cơ cấu cho vay tiêu dùng đƣợc đánh giá qua các tiêu thức: cơ cấu dƣ nợ theo sản phẩm cho vay tiêu dùng, cơ cấu dƣ nợ theo hình thức tài trợ của ngân hàng; cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn, cơ cấu dƣ nợ theo hình thức tài sản bảo đảm, cơ cấu dƣ nợ theo mục đích vay của khách hàng.
1.3.4. Tiêu chí về chất lƣợng cung ứng dịch vụ
Khách hàng sẽ chỉ sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp khi họ cảm thấy đƣợc phục vụ một cách tận tình. Tiêu chí này đƣợc thu thập qua 2 hình thức: tự đánh giá và đánh giá của khách hàng bằng phiếu khảo sát. Những ý kiến, đánh giá đƣợc thu thập, tổng hợp đề để ngân hàng hoàn thiện chất lƣợng dịch vụ của công tác cho vay tiêu dùng. Chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng đƣợc coi là một trong những nhân tố góp phần vào mở rộng các hoạt động của ngân hàng nói chung đặc biệt là cho vay tiêu dùng.
1.3.5. Tiêu chí kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng
a. Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng
Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN cũng quy định nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 là nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong tổng dƣ nợ ở vào khoảng từ 2% đến 5% là một tỷ lệ chấp nhận đƣợc.
Tỷ lệ nợ xấu CVTD = Dư nợ xấu CVTD/Tổng dư nợ CVTD x 100%
b. Tiêu chí biến động kết cấu nhóm nợ
Chỉ tiêu này phản ánh sự tƣơng quan nghịch giữa các nhóm nợ, thông qua tỷ trọng các nhóm nợ phản ánh chiều hƣớng của công tác quản trị rủi ro.
Chỉ tiêu này là chỉ tiêu không thể thiếu trong công tác đánh giá kết quả công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay.
Trong cơ cấu nhóm nợ, nợ nhóm 1, 2 tăng, nợ nhóm 3,4,5 giảm thì cơ