5. Bố cục của luận văn
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Từ năm 2012 ngân hàng chuyển đối cấu trúc, tái cơ cấu hệ thống. Đƣa toàn bộ hồ sơ phê duyệt về hội sở nên việc tăng trƣởng khá chậm so với các ngân hàng có quyền phê duyệt tại chi nhánh. Đồng thời trong thời gian này, có sự xáo trộn hoạt động của chi nhánh nên đã ảnh hƣởng đến việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong ngân hàng làm cho nợ xấu gia tăng và trong những năm kế tiếp ngân hàng đã và đang xử lý nợ xấu đó.
Việc tập trung phát triển cho vay không tài sản đảm bảo trong điều kiện các ngân hàng khác chƣa chú trọng. VPBank đã vƣơn lên chiếm lĩnh thị trƣờng rất mạnh trong 3 năm từ 2015 đến 2017. Với mức lợi nhuận đem về cho chi nhánh bình quân 10% dƣ nợ làm cho lợi nhuận của VPBank tăng vọt trong thời gian qua cùng với định hƣớng của hội sở VPBank. Tuy nhiên, đây cũng là sản phẩm tiềm ẩn những rủi ro cao. Với nợ không có tài sản đảm bảo mặc dù chỉ số nợ xấu không cao nhƣng lại tăng nên vấn đề phát triển cho vay kèm với quản lý nợ cũng là điều rất quan trọng với chi nhánh trong thời gian sắp tới.
Các quy định thẩm định áp dụng cho tất cả các khách hàng vay vốn và quy trình cho vay còn cứng nhắc gây ra những khó khăn cho cán bộ thẩm định và đôi khi làm cho khách hàng không hài lòng. Cụ thể nhƣ việc xác minh thời gian công tác, thâm niên công tác hay xác minh bằng điện thoại đến cơ quan công tác trong khi đơn vị công tác đã ký hợp tác thu hồi nợ và có xác minh nhân sự bằng văn bản. Hay cho vay tiêu dùng không có bảo đảm bằng tài sản thì phải đến nhà xác minh hỏi thông tin mọi ngƣời xung quanh. Mặc dù, đã có sổ hộ khẩu hay giấy xác nhận của quận. Vì vậy, chi nhánh nên xem xét và đề xuất bộ phận Quản lý rủi ro những hình thức xác nhận khác linh hoạt và hiệu quả hơn.
Thông tin bất đối xứng luôn là thách thức đối với ngân hàng. Việc thu thập thông tin đầy đủ và chính xác từ khách hàng là bài toán khó đối với mỗi cán bộ tín dụng ngân hàng. Về phía khách hàng muốn vay vốn của ngân hàng luôn cung cấp những thông tin có lợi và thƣờng che dấu những thông tin ảnh hƣởng xấu đến việc vay vốn của chi nhánh. Bên cạnh đó, việc kiểm tra CIC của khách hàng đƣợc thực hiện bởi cán bộ tín dụng dễ gây ra sự không trung thực gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Lạm dụng tài sản thế chấp. Khi khách hàng vay vốn có TSĐB cho khoản vay nên đôi khi cán bộ tín dụng chủ quan trong công tác thẩm định tài sản. Cán bộ tín dụng có trình độ định giá tài sản ít kinh nghiệm hay chƣa đƣợc đào tạo nâng cao nghiệp vụ dẫn đến sai sót trong việc định giá tài sản.
Công tác kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay chƣa đƣợc chú trọng. Sau khi giải ngân cho khách hàng thì cán bộ tín dụng cần phải giám sát và quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách hàng. Việc này đòi hỏi nhân viên phải chịu khó, kiên trì và có trách nhiệm cao trong công việc.
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ tín dụng còn mang tính hình thức. Nhân viên ngân hàng không có nhiều thời gian để tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ. Những nội dung đào tạo bên ngoài chƣa đi sâu vào trọng tâm nghiệp vụ, kiến thức chung chung nên vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Ngân hàng cũng chƣa có những chính sách đãi ngộ lƣơng, thƣởng… hấp dẫn để giữ chân những nhân viên có kinh nghiệm. Công tác tuyển dụng cần đƣợc chú trọng hơn, công bố rộng rãi hơn để thu hút nhiều ứng viên từ đó ngân hàng có thể chọn đƣợc nhiều ứng viên nhƣ mong muốn.
Những khoản vay rủi ro cao nhƣng cán bộ tín dụng phải chịu áp lực chỉ tiêu về doanh số hàng tháng, quý nên nhiều lúc việc thẩm định hay xếp hạng tín dụng chƣa đúng gây rủi ro, thiệt hại cho chi nhánh.
b. Nguyên nhân bên ngoài
Những năm gần đây môi trƣờng kinh tế có nhiều biến động. Lạm phát tăng, giá vàng biến động thất thƣờng, giá của các mặt hàng thiết yếu ngày càng tăng cũng đã tác động đến nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Những biến động không lƣờng trƣớc đƣợc ảnh hƣởng đến thu nhập, những dự định trả nợ vay làm cho khách hàng không xoay xở kịp dẫn đến khách hàng phải trả nợ vay chậm.
Môi trƣờng pháp lý chƣa thuận lợi. Các văn bản tín dụng hiện nay đƣợc sửa đổi, bổ sung thƣờng xuyên dẫn đến các nhân viên ngân hàng không thể cập nhật thƣờng xuyên và đôi khi không thể nắm bắt hết các quy định để thực hiện. Các văn bản đƣa vào thực tế còn bất cập nên việc thực hiện gặp nhiều khó khăn.
Khách hàng vay vốn có những biến động bất ngờ, không lƣờng trƣớc đƣợc nhƣ sức khỏe, tai nạn.... Ngƣời vay có công việc, thu nhập không ổn định hay bị thất nghiệp tạm thời cũng sẽ ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, khách hàng cung cấp những thông tin không chính xác, thiếu thiện chí trong việc hợp tác với nhân viên ngân hàng trong việc kiểm tra vốn vay và chiếm dụng vốn của ngân hàng.
Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Trƣớc khi vay khách hàng phải cung cấp thông tin của mình và mục đích sử dụng vốn vay của mình để làm gì. Mục đích đó phải đƣợc cán bộ tín dụng chấp thuận và ghi trên điều khoản của hợp đồng. Việc khách hàng sử dụng vốn vào mục đích khác là nguyên nhân thƣờng xảy ra nhất làm phát sinh rủi ro trong cho vay tiêu dùng.
Khi giao dịch với ngân hàng có những khách hàng chƣa nhận thức đƣợc việc cung cấp những thông tin cho cán bộ ngân hàng là vô cũng quan trọng hoặc cố ý cung cấp những thông tin có lợi cho mình để đƣợc vay vốn của ngân hàng cũng đã gây những khó khăn cho nhân viên ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chƣơng 2, luận văn đã nêu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng – chi nhánh Đà Nẵng. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh. Cùng với việc phân tích số liệu, chỉ tiêu cụ thể luận văn đã rút ra những thành công, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động cho vay cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh.
Trên cơ sở nhận định những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động cho vay cho vay tiêu dùng, luận văn sẽ đƣa ra các khuyến nghị nhằm thiện hoạt động này tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng – chi nhánh Đà Nẵng.
CHƢƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
THỊNH VƢỢNG – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG