7. Cấu trúc của luận văn
2.4. CHỌN MẪU VÀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
2.4.1. Chọn mẫu
Đối tƣợng khảo sát để thu thập thông tin: hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng các trƣờng và giám đốc các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng hiện quản lý 242 đơn vị sự nghiệp công lập phân bổ trên 7 quận huyện, gồm 4 cấp học gồm Mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, dạy nghề. Do các đơn vị ở các cấp học khác nhaucó những đặc điểm khác nhau trong hoạt động liên quan đến nhu cầu thông tin kế toán vì vậy tác giả chia tổng thể thành 4 tầng và tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng không theo tỷ lệ.
Để mẫu có ý nghĩa thông kê thì kích thƣớc mẫu ít nhất phải bằng 30% tổng thể nên kích thƣớc mẫu phải lớn hơn hoặc bằng 73 đơn vị. Dự phòng 10% ta có số lƣợng điều tra của mẫu là 80 đơn vị. Kết quả khảo sát mẫu 80 đơn vị này là kết quả điều tra chính thức.
2.4.2. Về phƣơng pháp thu thập dữ liệu
Luận văn dự kiến thu thập số liệu theo hai hƣớng:
Đối với dữ liệu sơ cấp: thu thập qua bảng câu hỏi (Xem phụ lục) mà đối tƣợng điều tra là ngƣời quản lý ở các trƣờng học có sử dụng thông tin kế toán. Đối với dữ liệu thứ cấp: là các báo cáo ngân sách, báo cáo hoạt động nhằm làm rõ thêm tính hữu ích của các báo cáo đối với ngƣời quản lý.
2.4.3. Về phƣơng pháp xử lý số liệu
Luận văn sử dụng chủ yếu phƣơng pháp phân tích ANOVA nhằm đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán cho nhu cầu quản lý theo các loại trƣờng/ theo địa bàn, qua đó tìm hiểu có sự khác biệt về mức độ đáp ứng
và nhu cầu thông tin cho quản lí giữa các nhóm. Từ đó, thấy đƣợc nhu cầu hiện tại và định hƣớng cải tổ công tác kế toán ở các đơn vị thuộc Sở giáo dục TP ĐN. Cách phân tích này cũng góp phần nhận diện nhân tố ảnh hƣởng đến việc đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán cho quản lý ở các đơn vị thuộc Sở GDĐT thành phố Đà Nẵng
-Phƣơng pháp tổng hợp số liệu để hình thành các biến tổng hợp nhằm có đƣợc số liệu tổng hợp đánh giá một nội dung nào đó. Chẳng hạn nhƣ: giá trị trung bình nhu cầu thông tin kế toán đối với các báo cáo ngân sách, báo cáo thực hiện; giá trị trung bình mức độ đáp ứng của báo cáo ngân sách, báo cáo thực hiền; giá trị trung bình mức độ ảnh hƣởng của yếu tố đặc trƣng định tính báo cáo, đặc trƣng đội ngũ kế toán, nhận thức của ngƣời sử dụng, yếu tố hỗ trợ. Phƣơng pháp tính toán đƣợc sử dụng để tổng hợp ở biến ở đây là: nhân tố tổng hợp làm đại diện đƣợc là giá trị trung bình (hàm MEAN) các chỉ báo của từng yếu tố với trọng số của từng chỉ báo ở đây đƣợc cho là bằng nhau.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 đã tập trung trình bày về thiết kế nghiên cứu của đề tài bao gồm xây dựng các chỉ báo đo lƣờng làm cơ sở thiết lập bảng câu hỏi, tiến trình nghiên cứu, phƣơng pháp chọn mẫu và xử lý số liệu. Chƣơng 2 đã giải quyết đƣợc những vấn đề sau:
-Trình bày đƣợc đặc điểm hoạt động về cơ cấu tổ chức, đặc điểm về hoạt động chuyên môn, hoạt động tài chính và công tác kế toán cũng nhƣ những đặc điểm liên quan đến nhu cầu quản lý của các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và đào tạo
-Thiết kế các chỉ báo để đo lƣờng các biến nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đó là: nhu cầu thông tin kế toán phục vụ quản lý, mức độ đáp ứng thông tin kế toán, các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ đáp ứng thông tin.
-Phát thảo tiến trình nghiên cứu của luận văn, trình bày các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để nghiên cứu bao gồm cả phƣơng pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÌNH LUẬN
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Số bảng hỏi phát ra là 80, số bảng hỏi thu về là 80, trong đó có 5 phiếu loại bỏ vì ngƣời trả lời bỏ trống quá nhiều. Nhƣ vậy cỡ mẫu cuối cùng có thể xử lý là 75 (thỏa mãn điều kiện kích thức mẫu cần thiết là 73).
Bảng 3.1. Phân bổ mẫu theo cấp học và thâm niên công tác
Thâm niên công tác quản lý Cấp học Tổng % Mầm non Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Trung tâm GDTX Dƣới 5 năm 6 4 5 2 1 18 Từ 5-10 năm 11 5 7 4 0 27 Trên 10 năm 5 9 2 9 5 30 Tổng 22 18 14 15 6 75
Từ kết quả bảng phân bổ mẫu theo cấp học và thâm niên công tác của ngƣời quản lý cho thấy phần lớn ngƣời quản lý đơn vị có thâm niên công tác tại vị trí quản lý là từ 5 năm trở lên, chiếm 76%. Từ đó cho thấy phần lớn ngƣời đƣợc khảo sát có kinh nghiệm với công tác quản lý đơn vị nói chung, và quản lý về mặt tài chính nói riêng. Đây là những cơ sở thuận lợi để đánh giá sát hơn về nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán cho quản lý tại các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng.
3.2. NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN CHO QUẢN LÝ
3.2.1. Phân tích nhu cầu thông tin kế toán cho quản lý tại các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Đà Nẵng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Đà Nẵng
Nhu cầu thông tin kế toán đƣợc đánh giá theo thang đo năm mức với bộ câu hỏi gồm mƣời tám biến quan sát. Tiến hành thống kê mô tả dựa trên giá
trị trung bình biến, vì vậy tác giả quy ƣớc giá trị trung bình tƣơng ứng với các mức độ nhƣ sau:
Giá trị trung bình Ý nghĩa tƣơng đƣơng 1,00 - 1,80 (1) Nhu cầu rất thấp 1,81 - 2,60 (2) Nhu cầu thấp 2,61 - 3,40 (3) Bình Thƣờng 3,41 - 4,20 (4) Nhu cầu cao 4,21 - 5,00 (5) Nhu cầu rất cao
a. Nhu cầu đối với thông tin kế toán trên các báo cáo ngân sách
Từ kết quả mẫu nghiên cứu sử dụng công cụ phân tích thống kê mô tả của SPSS ta có bảng số liệu thống kê mô tả Nhu cầu thông tin kế toán cho quản lý đối với các báo cáo ngân sách nhƣ sau:
Bảng 3.2.. Thống kê mô tả thực trạng Nhu cầu thông tin kế toán phục vụ quản lý đối với các Báo cáo ngân sách
STT Nhu cầu về các báo cáo kế toán
Trung bình Độ lệch chuẩn Phƣơng sai Giá trị Sai số chuẩn
Báo cáo ngân sách 4,35 0,06 0,45 0,25
1 Kế hoạch dự toán ngân sách năm 4,52 0,06 0,55 0,31
2
Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng
4,49 0,06 0,55 0,31
3 Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt
động 4,43 0,07 0,64 0,41
4 Bảng cân đối tài khoản 4,19 0,07 0,61 0,37 5 Thuyết minh BCTC 4,15 0,09 0,77 0,59
Ghi chú: Các báo cáo trên đánh giá mức độ nhu cầu theo thang đo Likert.
Dựa vào bảng thống kê mô tả thực trạng Nhu cầu thông tin kế toán phục vụ cho quản lý đối với các báo cáo ngân sách có thể đƣa ra nhận xét rằng, ngƣời quản lý của các đơn vị đánh giá nhu cầu đối với thông tin kế toán trên các báo cáo ngân sách cho công tác quản lý của mình là rất cao (với giá trị trung bình là 4,35).
Trong đó, đặc biệt là các báo cáo liên quan đến Kế hoạch dự toán ngân sách, Báo cáo tổng hợp tình hình và quyết toán kinh phí đã sử dụng, và báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động là cao hơn hết (giá trị trung bình 4,4). Điều này có thể hiểu đƣợc bởi các đơn vị đƣợc khảo sát là các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tự đảm bảo một phần hoặc đƣợc đảm bảo toàn bộ, nguồn kinh phí chủ yếu để hoạt động là từ nguồn ngân sách nhà nƣớc đƣợc giao, nên ngƣời quản lý các đơn vị rất quan tâm đến tình hình ngân sách cấp và việc sử dụng cũng nhƣ quyết toán ngân sách nhà nƣớc đúng nội dung, đúng giá trị theo quyết định của cấp có thẩm quyền giao.
Tuy nhiên, số liệu về trung bình nhu cầu của Bảng cân đối tài khoản và Thuyết minh báo cáo tài chính lại tƣơng đối thấp so với các loại báo cáo khác và so với giá trị trung bình đại diện (với giá trị 4,19 đối với Bảng cân đối tà khoản và 4,15 đối với thuyết minh báo cáo tài chính). Ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, do đặc thù của ngành ngƣời quản lý (hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng) trƣớc khi làm quản lý là giáo viên, khi làm quản lý họ đồng thời sẽ quản lý luôn công tác tài chính, nhƣng thƣờng rất hiếm có kiến thức nền về kế toán nhƣ những ngƣời quản lý ở các doanh nghiệp bên ngoài. Cho nên, dù có thể đƣợc tham gia bồi dƣỡng kiến thức quản lý tài chính nhƣng các báo cáo đặc thù của kế toán nhƣ bảng cân đối tài khoản hay thuyết minh báo cáo tài chính là xa lạ và tƣơng đối khó hiểu đối với họ. Cho nên dù là một trong những báo cáo quan trọng không thể thiếu nhƣng ngƣời quản lý có nhu cầu ít hơn so với các loại báo cáo ở trên.
Để giải thích rõ hơn, Hình 3.1, 3.2, 3.3 dƣới đây trình bày các báo cáo: Kế hoạch dự toán ngân sách năm, Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng, Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động của một trƣờng THPT trong quý 4/2015.
Hình 3.1. Báo cáo kế hoạch ngân sách năm
Đơn vị: Trƣờng THPT Phan Châu Trinh Mã DVQHNS:
KẾ HOẠCH NGÂN SÁCH NĂM 2015
STT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH
SỐ KẾ HOẠCH
I Chỉ tiêu kế hoạch
1 Học sinh đầu năm học 2015 - 2016 Học sinh 3.810 2 Số lớp đầu năm học 2015 - 2016 Lớp 90
Trong đó:
- Số học sinh tuyển mới vào lớp 10 Học sinh 1.260 - Số lớp 10 tuyển mới Lớp 30
II Dự toán thu, chi
1 Tổng số thu, chi học phí Ngàn đồng
1.1 Số thu học phí Ngàn đồng 2.471.613 1.2 Chi từ nguồn học phí Ngàn đồng 2.471.613 2 Tổng dự toán chi thƣờng xuyên Ngàn đồng 25.189.500 2.1 Chi từ nguồn cải cách tiền lƣơng để lại đơn vị Ngàn đồng 1.158.736 2.2 Chi từ ngân sách nhà nƣớc Ngàn đồng 24.030.764
Trong đó: Ngàn đồng
a Kinh phí tự chủ, trong đó: Ngàn đồng 23.994.764 - Kinh phí tự chủ Ngàn đồng 23.676.650 - Tiết kiệm thực hiện điều chỉnh tiền lƣơng Ngàn đồng 321.114 b Kinh phí không tự chủ, trong đó: Ngàn đồng 36.000 -Kinh phí hoạt động Ngàn đồng 36.000 - Tiết kiệm thực hiện điều chỉnh tiền lƣơng 1000 đồng
III Kế hoạch vốn XDCB
1 Công trình trƣờng THPT Phan Châu Trinh mới Chủ đầu tƣ: UBND TP. Đà Nẵng
Điều hành dự án: Ban QLDA ĐTXD khu CNTTTT
Triệu đồng 50.000
2
Sơn sửa và mua sắm bàn ghế Chủ đầu tƣ: Sở GD&ĐT
Điều hành dự án: Sở GD&ĐT Triệu đồng
Báo cáo kế hoạch ngân sách năm tại Hình 3.1 ta thấy báo cáo cung cấp cho ngƣời quản lý thông tin về số liệu học sinh, dự toán thu, chi đƣợc giao và sử dụng trong năm. Thông tin cơ bản để ngƣời quản lý biết đƣợc nguồn kinh phí đƣợc giao trong năm của đơn vị để điều hành.
Hình 3.2. Báo cáo tổng hợp tình hình và quyết toán kinh phí
Theo mẫu báo cáo Tổng hợp tình hình và quyết toán kinh phí đã sử dụng tại trƣờng THPT Phan Châu Trinh tại hình 3.2 cho thấy, báo cáo cung cấp cho ngƣời quản lý thông tin chi tiết về kinh phí bao gồm các nội dung: số kinh phí kỳ trƣớc chuyển sang, kinh phí thực nhận trong kỳ, số kinh phí đã sử dụng và còn lại chƣa sử dụng. Đây là những thông tin hết sức hữu ích cho ngƣời quản lý cái nhìn tổng quan, nắm đƣợc tình hình kinh phí hiện tại của đơn vị.
Mã chƣơng: 422
Đơn vị báo cáo: Trƣờng THPT Phan Châu Trinh
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ ĐÃ SỬ DỤNG
Tất cả các loại - Tất cả tính chất nguồn Quý 4/2014 S T T Chỉ tiêu Mã số TỔNG SỐ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC NGUỒ N KHÁC CỘNG NSNN GIAO DỰ TOÁN LỆN H CHI HỌC PHÍ XÂY DỰN G VI ỆN TR Ợ 1 Kinh phí chƣa sử dụng kỳ trƣớc chuyển sang 01 2.341.247.016 2.341.247.016 2.341.247.016 2 Kinh phí thực nhận kỳ này 02 7.509.988.592 7.509.988.592 7.364.363.592 145.625.000 3
Lũy kế từ đầu năm 03 28.001.976.000 28.001.976.000 25.346.671.000 2.655.305.000 4 Tổng kinh phí đƣợc sử
dụng kỳ này
04 9.851.235.608 9.851.235.608 7.364.363.592 2.486.872.016
5
Lũy kế từ đầu năm 05 28.965.867.935 28.965.867.935 25.346.671.000 3.619.196.935 6 Kinh phí đã sử dụng đề
nghị QT kỳ này
06 7.654.988.526 7.654.988.526 7.364.363.592 290.624.934
7
Lũy kế từ đầu năm 07 26.769.620.853 26.769.620.853 25.346.671.000 1.422.949.853 8
Kinh phí giảm kỳ này 08
9
Lũy kế từ đầu năm 09 1
0 Kinh phí chƣa sử dụng
Hình 3.3. Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động
Tƣơng tự nhƣ vậy mẫu báo cáo Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động (đã sử dụng và đề nghị quyết toán) tại hình 3.3 cho thấy thông tin nguồn kinh phí đã sử dụng theo mục lục ngân sách, đồng thời cho thấy nội dung cụ thể của khoản kinh phí sử dụng và cũng đƣợc phân theo từng nguồn kinh phí. Thông tin trong báo cáo này giúp ngƣời quản lý biết đƣợc kinh phí đã sử dụng đƣợc sử dụng cho nội dung gì để giúp việc kiểm soát điều hành kinh phí đƣợc tốt hơn.
Mã chƣơng: 422
Đơn vị báo cáo: Trƣờng THPT Phan Châu Trinh
BÁO CÁO CHI TIẾT KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG ĐÃ SỬ DỤNG ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN
Tất cả các loại - Tất cả tính chất nguồn Quý 4/2014 Mục Chỉ tiêu TỔNG SỐ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC NGUỒN KHÁC CỘNG NSNN GIAO DỰ TOÁN LỆNH
CHI HỌC PHÍ DỰNG XÂY VIỆN TRỢ
Nhóm Chi thanh toán cá nhân 6.966.091.590 6.966.091.590 6.846.503.048 119.588.542
6000 Tiền lƣơng cấp bậc 2.695.437.432 2.695.437.432 2.695.437.432 6050 Tiền lƣơng hợp đồng 291.750.252 291.750.252 204.115.710 87.634.542 6100 Phụ cấp lƣơng 1.878.423.135 1.878.423.135 1.878.423.135 6200 Tiền thƣởng - - 6300 Các khoản đóng góp 788.078.771 788.078.771 788.078.771 6400 Các khoản thanh toán cá
nhân 1.312.402.000 1.312.402.000 1.280.448.000 31.954.000
Nhóm chi về hàng hóa, dịch vụ 573.270.227 573.270.227 415.502.435 - 157.767.792
6500 Thanh toán dịch vụ công cộng
136.304.977 136.304.977 116.994.752 19.310.225
6550
Vật tƣ văn phòng 36.419.110 36.419.110 35.080.110 1.339.000 6600 Thông tin, tuyên truyền,
liên lạc 13.204.147 13.204.147 5.589.300 7.614.847 6700 Công tác phí 32.865.000 32.865.000 32.865.000 6900 Sửa chữa TS 164.642.048 164.642.048 121.774.728 42.867.320 7000 Chi phí nghiệp vụ chuyên môn 189.834.945 189.834.945 136.063.545 53.771.400 Nhóm các khoản chi khác 115.626.709 115.626.709 102.358.109 - 13.268.600 7750 Chi khác 14.268.600 14.268.600 1.000.000 13.268.600 7850 Chi công tác Đảng 8.280.000 8.280.000 8.280.000 7950 Chi lập các quỹ 93.078.109 93.078.109 93.078.109 Tổng cộng 7.654.988.526 7.654.988.526 7.364.363.592 - 290.624.934
b, Nhu cầu đối với thông tin kế toán trên các báo cáo thực hiện
Từ kết quả mẫu nghiên cứu sử dụng công cụ phân tích thống kê mô tả của SPSS ta có bảng số liệu thống kê mô tả Nhu cầu thông tin kế toán cho quản lý đối với các báo cáo thực hiện đƣợc trình bày trong bảng 3.3 dƣới đây.
Bảng 3.3. Đánh giá nhu cầu quản lý đối với các báo cáo thực hiện
S
TT Nhu cầu về các báo cáo kế toán
Trung bình Độ lệch chuẩn Phƣơ ng sai Giá trị Sai số chuẩn
Báo cáo thực hiện 3,86 0,05 0,47 0,22
1 Báo cáo tình hình tăng giảm TSCĐ, CCDC 4,25 0,07 0,62 0,38 2 Báo cáo tình hình sách thƣ viện 3,83 0,09 0,76 0,58 3 Báo cáo tình hình tạm ứng 3,99 0,08 0,69 0,47
4 Báo cáo tình hình sử dụng tiền mặt, tiền gửi, kiểm kê quỹ
4,59 0,06 0,55 0,30
5 Tình hình đối chiếu, số dƣ tại kho bạc 4,39 0,08 0,68 0,46