Môi trƣờng ngành

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách marketing về sản phẩm thang máy tại công ty TNHH tập đoàn thanh máy thiết bị thăng long (Trang 79 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. PHÂN TÍCH CƠ HỘI THỊ TRƢỜNG

3.2.3. Môi trƣờng ngành

a. Tổng quan về ngành công nghiệp xây dựng

Báo cáo của Bộ trƣởng nêu rõ: Ngành Xây dựng bƣớc vào thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo; trong nƣớc kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát, tăng trƣởng kinh tế có bƣớc phục hồi nhƣng môi trƣờng kinh doanh và năng suất, hiệu quả của nền kinh tế còn thấp; chất lƣợng, hiệu quả, năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của Ngành và của một số sản phẩm chủ yếu còn hạn chế; các doanh nghiệp ngành Xây dựng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đầu tƣ phát triển…

Trƣớc những khó khăn, thách thức nhƣ trên, ngay từ đầu năm Bộ Xây dựng đã ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nƣớc năm 2014;

nghiêm túc triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp đƣợc nêu trong Nghị quyết liên quan đến các lĩnh vực của Ngành. Trong đó, đã tập trung cao độ hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý nhà nƣớc theo cơ chế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cải cách hành chính; đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch xây dựng; tăng cƣờng quản lý đầu tƣ xây dựng, kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; tiếp tục thực hiện đồng bộ, kiên định các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trƣờng bất động sản gắn với thực hiện Chiến lƣợc phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội; thực hiện tái cơ cấu ngành Xây dựng... và đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng.

Về đảm bảo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành Xây dựng: Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu của ngành Xây dựng vẫn duy trì đƣợc sự tăng trƣởng theo kế hoạch đã đề ra, góp phần vào những chuyển biến tích cực của nền kinh tế đất nƣớc. Tổng giá trị sản xuất ngành Xây dựng năm 2014 đạt 849 ngàn tỉ đồng (tăng 10,2% so với năm 2013), và nếu tính theo giá so sánh năm 2010, giá trị tăng thêm của ngành Xây dựng năm 2014 là 161,87 ngàn tỉ đồng, tăng 7,07% so với năm 2013 (cao hơn mức tăng 5,87% của năm trƣớc), chiếm tỷ trọng 6,0% GDP cả nƣớc (năm 2013 chiếm tỷ trọng 5,9% GDP)… Diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 20,6 m2/ngƣời, tăng 1 m2 sàn/ngƣời so với năm 2013; cả nƣớc có 1,8 triệu m2 nhà ở xã hội.

Về quản lý phát triển nhà ở: Công tác phát triển nhà ở quốc gia tiêp tục đƣợc đẩy mạnh, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở ngƣời dân, đặc biệt là các đối tƣợng ngƣời có công, ngƣời nghèo ở khu vực thƣờng xuyên bị bão, lũ, ngập lụt, ngƣời thu nhập thấp ở các khu đô thị có khó khăn về nhà ở. Tính đến hết năm 2014, cả nƣớc đã hoàn thành đầu tƣ xây dựng 102 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 38 dự án nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp, quy mô xây dựng 19.686 căn hộ. Và chỉ riêng năm 2014, cả nƣớc đã phát triển thêm 0,8 triệu

m2 nhà ở xã hội, tƣơng đƣơng 12.000 căn hộ.

Về quản lý thị trƣờng bất động sản: Bộ Xây dựng đã tích cực chủ động đề xuất, tập trung cùng với các Bộ, ngành, địa phƣơng, doanh nghiệp thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trƣờng bất động sản gắn với thực hiện Chiến lƣợc phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội và đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng; thị trƣờng bất động sản tiếp tục chuyển biến tích cực. Giao dịch bất động sản tăng, giá cả bất động sản ổn định, tồn kho bất động sản giảm, cơ cấu hàng hóa đƣợc điều hợp lý...

Cũng trong năm 2014, các doanh nghiệp trong ngành đã tập trung thực hiện tái cơ cấu, chủ động khắc phục khó khăn, từng bƣớc ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm và thu nhập cho ngƣời lao động. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã tích cực đầu tƣ phát triển nhà ở xã hội, xác định đây là giải pháp đúng đắn và phù hợp, vừa mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và ngƣời lao động, vừa góp phần tích cực đảm bảo an sinh xã hội, giúp ngƣời nghèo cải thiện chỗ ở.

Các Tổng công ty nhà nƣớc thuộc Bộ Xây dựng đều tập trung thực hiện đề án tái cơ cấu đã đƣợc phê duyệt, trọng tâm là cổ phần hóa và thoái vốn tại các dự án đầu tƣ ngoài lĩnh vực kinh doanh chủ yếu. Trong năm, Bộ đã hoàn thành cổ phần hóa thêm 04 Tổng công ty (Viglacera, Viwaseen, Xây dựng Hà Nội, Xây dựng Bạch Đằng), đƣa tổng số Tổng công ty đã hoàn thành cổ phần là 06/15 Tổng công ty, hiện đang tiến hành cổ phần hóa tiếp 09 Tổng công ty còn lại, dự kiến hoàn thành trong năm 2015. Các Tổng công ty đã và đang tiến hành thoái vốn tại 54 danh mục thoái vốn với giá trị 2.377 tỷ đồng, đạt 47,1% kế hoạch thoái vốn.

Công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý nhà nƣớc, đầu tƣ xây dựng, phát triển đô thị và nông thôn, phát triển vật liệu xây dựng, cải cách thủ tục hành chính... cũng đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng, nhiều thay đổi

mang tính đột phá góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc của ngành, tích cực chống thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ, xây dựng, nâng cao chất lƣợng công trình...

Bên cạnh đó, các công trình Dân Dụng và Cơ Sở Hạ Tầng cũng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị ngành. Trong đó, xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm 41,2% giá trị ngành, tiếp đến là xây dựng dân dụng chiếm 40,6%và còn lại là xây dựng công nghiệp 18,3%. Xét về khu vực địa lý, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là hai trung tâm thu hút vốn đầu tƣ trên cả nƣớc và hiện tại niềm Bắc đang dẫn đầu cả nƣớc về chi tiêu cho xây dựng (chiếm 43%), tiếp theo là niềm Nam 32,4% và niềm Trung 24,6%.

Kỳ vọng các Hiệp Định FTAs đã và sắp đƣợc ký kết sẽ đẩy mạnh nguồn vốn FDI vào Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng công nghiệp. Từ nay tới 2020, Việt Nam cần thu hút khoảng 202.000 tỷ đồng/năm để phát triển hạ tầng GTVT và khoảng 125.000 tỷ đồng/năm cho các dự án hạ tầng điện. Khung pháp lý cho hình thức PPP ngày càng đƣợc cải thiện hơn, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tƣ tƣ nhân vào lĩnh vực đầu tƣ công.

b. Các xu hướng thay đổi trong ngành và cạnh tranh

* Các yếu tố điều khiển sự phát triển nghành xây dựng

Sự phát triển của ngành Xây Dựng phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế và các chính sách vĩ mô. Xét đến những yếu tố nói trên, với mức lãi suất thấp ở thời điểm hiện tại cùng với mức giải ngân mạnh của chính phủ và các doanh nghiệp FDI, ngành xây dựng Việt Nam đang đi vào 1 chu kỳ tăng trƣởng mới 2015-2018. Tổ chức BMI, cũng đã dự đoán tốc độ tăng trƣởng của Ngành Xây Dựng Việt Nam sẽ đạt trung bình 6,3%/năm trong giai đoạn sắp tới.

Trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu về đầu tƣ cho giao thông đƣờng bộ khoảng 202,000 tỷ/năm và cho ngành điện là khoảng 125,000 tỷ/năm. Do

đó, áp lực về vốn đầu tƣ là rất lớn trong thời gian sắp tới. Vì vậy, nếu những nổ lực cải thiện khung pháp lý cho hình thức PPP phát huy tác dụng, thì việc thu hút vốn đầu tƣ tƣ nhân sẽ đƣợc đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng của ngành xây dựng nói chung.

Trong giai đoạn 2009-2013, đã xuất hiện tình trạng cung vƣợt cầu trong thì trƣờng nhà ở khiến cho lƣợng hàng tồn kho Bất Động Sản tăng cao. Tính tới hết năm 2013, giá trị tồn kho ƣớc đạt 94,5 nghìn tỷ, nhƣng trong năm 2014 với những nỗ lực từ chính phủ và các doanh nghiệp lƣợng hàng tồn kho đã giảm 21%, xuống còn 77,8 nghìn tỷ. Do đó, kỳ vọng trong năm 2015, thị trƣờng BĐS sẽ có nhiều khởi sắc hơn thúc đẩy chi tiêu vào xây dựng dân dụng. Bên cạnh đó, với kỳ vọng về các hiệp định thƣơng mại quan trọng sắp đƣợc ký kết, và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng cao. Vì vậy, triển vọng ngành xây dựng đƣợc đánh giá là rất khả quan trong những năm tới.

* Các rào cản cho sự tăng trƣởng của thị trƣờng xây dựng

Trong năm 2013, tốc độ tăng trƣởng ngành xây dựng Việt Nam đứng thứ 3 trong khu vực Châu Á. Sự phát triển của ngành Xây Dựng phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trƣởng kinh tế và các chính sách vĩ mô. Với vai trò là ngành hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, tăng trƣởng của ngành xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ tốc độ đô thị hóa, vốn đầu tƣ FDI, lãi suất cho vay và lạm phát. Bên cạnh đó, xây dựng cũng là lĩnh vực tạo nên nền tảng cho phát triển cho những ngành khác và nền kinh tế nói chung. Do đó, việc chính phủ luôn duy trì một mức giải ngân vào lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Ngoài các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng có tác động trực tiếp tới ngành xây dựng. Nhƣ trong giai đoạn 2013-2015, chính sách thắt chặt tiền tệ đã đẩy lãi suất cho vay lên mức trên 8%/năm, khiến cho nguồn vốn đổ vào đầu tƣ xây dựng giảm mạnh. Do đó, chu kỳ của ngành xây dựng cũng chịu tác động mạnh từ chu kỳ của tăng trƣởng kinh tế ƣớc tính kéo

dài khoảng 3-10 năm. Ngoài ra, tốc độ tăng trƣởng của ngành sẽ có một độ lệch nhất định so với tốc độ tăng trƣởng GDP.

Trong giai đoạn 2011-2014, nhóm doanh nghiệp tƣ nhân luôn chiếm trên 80% trong cơ cấu sản xuất của ngành Xây Dựng, đóng góp vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trƣởng của ngành. Nguồn vốn tƣ nhân không chỉ đóng góp vào sự tăng trƣởng của lĩnh vực xây dựng dân dụng, còn tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng thông qua các hợp đồng BT, BOT, BOO và PPP. Tuy nhiên, khung pháp lý cho các hình thức hợp tác công- tƣ (PPP) còn nhiều hạn chế, nên chƣa thể thúc đẩy mạnh lƣợng vốn đầu tƣ vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

* Tổng quan bối cảnh thị trƣờng cạnh tranh

Các doanh nghiệp trong nƣớc cần để tìm ra chiến lƣợc phát triển bền vững để đủ sức cạnh tranh với các nhà thầu quốc tế. Hiện tại, chỉ có một số ít các nhà thấu lớn trong nƣớc có cơ hội tiếp cận những phƣơng pháp quản lý, kỹ thuật thi công tiên tiến của thế giới, tuy nhiên trong nƣớc lại không có những doanh nghiệp phụ trợ để tạo ra lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp này vƣơn lên tầm thế giới. Hiện nay, có một số nhà thầu lớn nhƣ CotecCons (CTD) và Hòa Bình (HBC) đang đi sâu vào mô hình Design - Build nhằm tạo nên giá trị tăng cho các gói thầu thực hiện và cải thiện biên lợi nhuận gộp. Đây có thể xu hƣớng và chiến lƣợc sắp tới cho các công ty xây dựng Việt Nam.

Còn lại các doanh nghiệp Xây Dựng vừa và nhỏ đang phát triển theo hƣớng tự phát, không có chiến lƣợc, thế mạnh, hay sản phẩm chủ lực và sử dụng công nghệ lạc hậu. Điều này đã tạo ra sự lãng phí, thất thoát trong sản xuất và xây dựng, do đó việc phổ cập và phát triển các công nghệ thi công và quản lý mới là bƣớc đi cần thiết cho ngành xây dựng trong thời gian sắp tới.

c. Phân tích môi trường ngành

- Khách hàng

hàng trong tỉnh: nhà sản xuất (các tổ chức đặt công trình để phục vụ cho hoạt động sản xuất, dịch vụ,..), các cơ quan nhà nƣớc, các cá nhân xây dựng nhà ở nhà. Các khách hàng hầu hết đều có tiềm lực về kinh tế khá mạnh, họ đều chi một khoản kinh phí khá lớn để đầu tƣ cho công trình.

Nhìn chung áp lực khách hàng tƣơng đối mạnh. Khách hàng có sức mạnh đàm phán khá cao, vì khách hàng là ngƣời ra yêu cầu đối với công trình và giá trị của hợp đồng thang máy là khá cao nên hao tốn nhiều chi phí và công sức của công ty để duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Do Thăng Long là một công ty thang máy uy tín trong nghành nên rất đƣợc khách hàng tin tƣởng, nhất là trong lĩnh vực bảo tri, bảo dƣỡng thang máy nên số lƣợng khách hàng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh chóng của một nƣớc đang phát triển, sự tăng lên về chất lƣợng cuộc sống... thì nhu cầu của khách hàng sẽ luôn biến động, Thăng Long cần có sự thay đổi thích hợp.

Nhu cầu về các công trình xây dựng ngày càng tăng trong các năm tới mà hoạt động của Thăng Long chủ yếu là miền Bắc. Đây là khu vực phát triển mạnh mẽ, với định hƣớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, những công trình qui hoạch đô thị và khu công nghiệp... ngày càng nhiều. Về phía các lĩnh vực tƣ nhân, để đáp ứng kịp thời với nhu cầu phát triển doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời thị trƣờng, các doanh nghiệp thƣờng xuyên xây dựng thêm cơ sở hạ tầng nhƣ nhà máy, phân xƣởng, trụ sở bên cạnh đó số lƣợng dân cƣ vào thành phố ngày càng nhiều, nhu cầu về nhà ở đặc biệt nhà cao tầng, tòa nhà tăng mạnh.

Yêu cầu về chất lƣợng ngày càng khắt khe: xu hƣớng khách hàng hiện nay càng chú trọng hơn về mức độ thẫm mỹ, do đó yêu cầu đối với mẫu mã ngày càng phong phú. Mức độ hiểu biết và chú ý của khách hàng phân tán đến nhiều kiểu dán, cấu trúc khách nhau do đó đòi hỏi cũng cao hơn nhiều. Đặc biệt đối với các khách hàng là công ty, doanh nghiệp, mức độ đặc sắc nổi

bật của công trình sẽ là yếu tố quan trọng khi lựa chọn nhà tƣ vấn thang máy cho mình.

Chất lƣợng của công trình xây dựng là một vấn đề ngày càng đƣợc quan tâm nhiều bởi nó sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống và tính mạng của con ngƣời. Hiện nay chất lƣợng của công trình thang máy đƣợc lắp đặt đang ở tình trạng báo động, liên tiếp xảy ra những sự cố nhƣ rơi thang máy tại tòa nhà Hoàng Anh Gia Lai,.. khiến cho nhà đầu tƣ đòi hỏi các chủ thầu có hệ thống kiểm tra giám sát chất lƣợng các công trình xây dựng.

Lòng trung thành của khách hàng đối với công ty thang máy ngày càng giảm vì trong nghành có nhiều công ty uy tín để lựa chọn, nếu khách hàng không hài lòng sẽ chuyển sang các công ty khác vì chi phí thay đổi là nhỏ.

- Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay tại thị trƣờng thang máy Việt Nam, các Hãng thang máy lớn nhƣ: Schindler, Otis, Thyssen, ... đang đƣa vào thị trƣờng các sản phẩm có xuất xứ từ Trung quốc với giá rất thấp, ngoài ra là sự trở lại của hãng Fujitech - Singapore, Fuji sản xuất tại Malaixia. Đây sẽ là đối thủ chính của hãng thang máy Mitsubishi có xuất xứ Thái Lan.

Hơn nữa, Công ty Thang máy Toàn Tâm (một đại lý đƣợc uỷ quyền của Hãng Thang máy Mitsubishi tại thị trƣờng khu vực phía Nam Việt Nam ) đang mở rộng hoạt động tại khu vực phía bắc với văn phòng đại diện gồm 6 ngƣời. Họ gửi thƣ xin tham gia hầu hết công trình trọng điểm của Công ty trên thị trƣờng khu vực phía Bắc với giá rất thấp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện chính sách marketing về sản phẩm thang máy tại công ty TNHH tập đoàn thanh máy thiết bị thăng long (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)