7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Chi ngân sách nhà nƣớc
a. Khái niệm chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN là quá trình Nhà nƣớc sử dụng các nguồn lực tài chính tập trung vào việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế, chính trị và xã hội của Nhà nƣớc trong từng công việc cụ thể. Chi ngân sách có quy mô rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, tại các địa phƣơng và các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc. Chi ngân sách nhà nƣớc có quan hệ chặt chẽ với thu ngân sách nhà nƣớc. Thu ngân sách nhà nƣớc là nguồn vốn để đảm bảo nhu cầu chi ngân sách nhà nƣớc. Ngƣợc lại, sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc chi cho tăng trƣởng kinh tế lại là điều kiện để tăng nhanh nguồn thu của ngân sách. Do vậy, việc sử dụng vốn, chi tiêu ngân sách một cách có hiệu quả, tiết kiệm luôn là mối quan tâm hàng đầu với các cơ quan tài chính và các ban ngành liên quan.
b. Đặc điểm chi NSNN
Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn chặt với bộ máy nhà nƣớc và nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nƣớc phải đảm đƣơng trong thời kỳ.
Thứ hai, các khoản chi NSNN đƣợc xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô. Thứ ba, các khoản chi NSNN mang tính không hoàn trả trực tiếp.
Thứ tư, các khoản chi luôn gắn chặt với sự vận động của các cặp phạm trù giá trị khác nhau nhƣ giá cả, tiền lƣơng, tỷ giá, v.v...
c. Phân loại chi NSNN
Có nhiều tiêu thức để phân loại:
- Theo chức năng nhiệm vụ, chi ngân sách nhà nƣớc gồm:
+ Chi đầu tƣ phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, trong đó phần lớn là xây dựng cơ bản, khấu hao tài sản xã hội
+ Chi bảo đảm xã hội, bao gồm: Giáo dục; y tế; dân số; học và công nghệ; văn hóa; thông tin đại chúng; thể thao; hƣu và trợ cấp xã hội; các khoản liên quan đến can thiệp của Chính phủ vào các hoạt động kinh tế; quản lý hành chính; an ninh, quốc phòng; các khoản chi khác; dự trữ tài chính; trả nợ vay nƣớc ngoài, lãi vay nƣớc ngoài.
- Theo đối tƣợng thì chi NSNN đƣợc chia thành: chi đầu tƣ, chi thƣờng xuyên và chi khác.
- Theo mục đích kinh tế thì chi NSNN đƣợc chia thành chi tiêu dùng và chi đầu tƣ phát triển.