6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc
giản, bởi những đối tƣợng vay vốn là những hộ nghèo thƣờng bị hạn chế về kiến thức, trình độ sản xuất, chăn nuôi. Mặt khác, do địa bàn huyện trung du miền núi, điều kiện kinh tế còn khó khăn, đời sống ở những xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có cơ sở hạ tầng thấp kém do đó để đảm bảo chất lƣợng tín dụng đối với hộ nghèo PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Nếu mở rộng cho vay một cách ào ạt để đạt đƣợc chỉ tiêu đề ra thì đồng vốn có khi không đến đúng tay hộ nghèo có khả năng sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng vốn không hiệu quả, chất lƣợng không đảm bảo dẫn đến phát sinh nợ quá hạn nhƣng nếu khắt khe và sợ không thu đƣợc nợ thì NHCSXH cũng không đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Trong 3 năm, PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức đã có nhiều thành công trong quản lý vốn vay của chƣơng trình tín dụng ƣu đãi hộ nghèo. Cụ thể là:
- Dƣ nợ tăng trƣởng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trƣớc, tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhất trong toàn hệ thống NHCSXH tỉnh Quảng Nam. Kiểm soát khá tốt mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo. Công tác kiểm tra sử dụng vốn trong vòng 30 ngày sau giải ngân đƣợc tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác làm rất tốt. Gửi biên bản kiểm tra sử dụng vốn về Ngân hàng lƣu trữ đúng quy định.
- Đã tạo đồng đồng thuận và tranh thủ đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo từ cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng các cấp từ tỉnh xuống xã, thị trấn; và các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội đã phối hợp tốt trong công tác triển khai cho vay và quản lý tốt nguồn vốn.
- Nhờ nguồn vốn của PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức mà nhiều ngƣời nghèo đã có thêm việc làm, phát huy hiệu quả trong sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, từng bƣớc thoát khỏi cảnh nghèo đói, vƣơn lên hoà nhập cộng đồng. Góp phần tạo công ăn việc làm, phát huy tiềm lực đất đai, ngành nghề, tạo điều kiện sản xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Chƣơng trình có tác động tích cực đến thu nhập, mức độ cải thiện đời sống
của hộ nghèo và mức độ phát triển sản xuất kinh doanh càng cao.
- Hoàn thành tốt các công tác tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho cán bộ Hội, đoàn thể và Tổ trƣởng Tổ TK&VV. PGD NHCSXH huyện Hiệp Đức đã có 146 tổ tiết kiệm & vay vốn, hàng trăm cán bộ tổ chức hội và ban xóa đói giảm nghèo xã, thị trấn; đây là lực lƣợng rất quan trọng trong việc triển khai các chính sách đến với ngƣời dân, đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ.
- Đội ngũ cán bộ viên chức đƣợc đào tạo chính quy, tuổi đời còn trẻ tạo hiệu quả trong công việc. Xã hội đánh giá cao và đồng tình với hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, nguồn vốn cho vay thật sự có ý nghĩa đối với hộ nghèo, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Qua đánh bảng đều tra cho ta thấy, hầu hết các nhân viên ngân hàng tại ngân hàng đƣợc ngƣời dân đánh giá cũng rất tốt. Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng, đƣa hình ảnh ngƣời cán bộ gần gũi với nhân dân, phục vụ vì ngƣời nghèo, giúp giảm nghèo bền vững, an sinh xã hội.
- Dƣ luận xã hội đánh giá cao và đồng tình với hoạt động của NHCSXH trên địa bàn, nguồn vốn cho vay thật sự có ý nghĩa đối với hộ nghèo, thời hạn vay vốn phù hợp đã góp phần thực hiện tốt hiệu quả vay vốn chính sách an sinh xã hội. Ngân hàng chủ yếu thực hiện cho vay trung hạn. Dƣ nợ cho vay trung hạn chiếm 99%, dƣ nợ cho vay ngắn hạn chỉ chiếm 1%. Theo kết quả khảo sát cho thấy, thời gian vay vốn chủ yếu từ 3 - 5 năm là thời gian phù hợp cho hầu hết các hộ nghèo sản xuất kinh doanh trồng cây, chăn nuôi và khai thác đúng thời vụ, với thời gian dài tạo điều kiện cho các hộ nghèo có nguồn vốn sử dụng quay vòng ổn định, hiệu quả nguồn vốn mang lại cao hơn, hộ vay yên tâm sản xuất, không bị ép bán sản phẩm để trả nợ NH.