Xác định mạng lƣới đào tạo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nghề cho lao động phổ thông tỉnh kon tum (Trang 33 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Xác định mạng lƣới đào tạo

"Mạng lưới là một hệ thống các cơ sở, các cơ quan, các tổ chức cùng

chức năng…có quan hệ tương hỗ, mật thiết với nhau được phân bố trên một

khu vực rộng lớn, một vùng lãnh thổ đất nước hay toàn bộ lãnh thổ đất nước".

Từ khái niệm trên có thể hiểu, mạng lƣới đào tạo là hệ thống các cơ sở đào tạo có quan hệ tƣơng hỗ, mật thiết với nhau đƣợc phân bố trên một vùng lãnh thổ đất nƣớc. Nói một cách cụ thể, mạng lƣới đào tạo là hệ thống các điểm đặt của các cơ sở đào tạo nhằm tiến hành công tác đào tạo.

Nhƣ vậy, xác định mạng lƣới đào tạo là xác định điểm đặt của các cơ sở đào tạo nghề nhằm thực hiện công tác đào tạo nghề một cách thuận lợi.

Việc phân bố các cơ sở đào tạo nghề cần phải đạt đƣợc mục tiêu, đó là: - Bảo đảm cân đối cung cầu lao động qua đào tạo giữa các ngành, vùng, miền, địa phƣơng. Đáp ứng nhu cầu xã hội về lao động có kỹ thuật cao phục vụ các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng.

- Bảo đảm tính hiệu quả khi vận hành các cơ sở đào tạo nghề. Nghĩa là, trên cơ sở những đặc điểm kinh tế - xã hội nhƣ tình hình phát triển và tăng trƣởng kinh tế, dân số, phong tục tập quán, lao động và việc làm của từng vùng, miền, địa phƣơng để bố trí, sắp xếp các cơ sở cho hợp lý, tránh tình trạng nơi có cơ sở thì không có ngƣời học, nơi có nhiều ngƣời học thì cơ sở đào tạo lại thiếu hoặc tình trạng phân bố các cơ sở không hợp lý dẫn đến chi phí xã hội cho đào tạo một công nhân lớn, hiệu quả đào tạo thấp, chẳng hạn nhƣ đi học nghề quá xa, tốn kém nhiều chi phí; các cơ sở nằm xa các khu, cụm kinh tế, khu, cụm công nghiệp, xa nhà máy, xí nghiệp, xa nơi sản xuất, học viên ít có điều kiện để thực tập sản xuất hoặc đi thực tập sản xuất quá xa, chi phí đào tạo tăng thêm hoặc khó khăn trong trong giải quyết đầu ra cho học viên sau khi tốt nghiệp v.v....

- Bảo đảm tính công bằng xã hội cho các vùng, miền, địa phƣơng và mọi ngƣời dân đƣợc quyền và có điều kiện thuận lợi tham gia học nghề.

Muốn vậy, khi xây dựng mạng lƣới đào tạo nghề cần phải đảm bảo các tiêu chí sau:

- Số lƣợng các cơ sở đào tạo đƣợc phân bổ đến các vùng miền địa phƣơng.

- Phát triển các cơ sở đào tạo tƣơng ứng với các ngành nghề đƣợc yêu cầu trong quá trình thực hiện triển khai công tác đào tạo.

- Mật độ các cơ sở đào tạo phải đƣợc phân bổ một cách hợp lý, đảm bảo tính đồng bộ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) đào tạo nghề cho lao động phổ thông tỉnh kon tum (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)