6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3.2.6. Đối với NHCSXH Chi nhánh Đà Nẵng
- Cần chú trọng nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ tín dụng; xây dựng và triển khai chương trình tập huấn đối với Ban đại diện NHCSXH các cấp về công tác kiểm tra, giám sát; thường xuyên tổ chức tập huấn cho cán bộ hội đoàn thể nhận ủy thác nhằm nâng cao công tác quản lý vốn vay; tổ chức tốt công tác tập huấn cho ban quản lý Tổ TK&VV, ban quản lý tổ dân phố, tổ thôn.
- Tăng cường công tác phối hợp với Sở, ngành làm tốt công tác khảo sát đối tượng cần vay vốn tạo việc làm trên địa bàn thành phố để kịp thời lập dự toán ngân sách phân bổ vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm hàng năm, làm cơ sở trình Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp tham mưu HĐND phê duyệt dự toán .
- Làm tốt công tác phối hợp với cơ quan chức năng về quản lý hộ tịch, cơ quan công chứng, công an trật tự tại địa phương để sớm phát hiện, ngăn chặn và hạn chế khách hàng vay vốn NHCSXH đi khỏi nơi cư trú khi chưa thực hiện trả nợ ngân hàng.
- Quan tâm hơn nữa đối với công tác kiện toàn, củng cố Tổ TK&VV nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, thường xuyên đánh giá chất lượng Tổ TK&VV để kịp thời chấn chỉnh và thay thế ban quản
lý Tổ khi không đáp ứng được nội dung công việc đã thỏa thuận theo hợp đồng ủy nhiệm.
- Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền tại Điểm giao dịch xã, thông tin kịp thời chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi đến người dân, cần thông tin và quán triệt hình thức trả nợ, thời gian trả nợ, trả lãi đối với người vay vốn trước khi giải ngân nhằm mục đích để người vay nắm được quyền lợi cũng như trách nhiệm đối với đồng vốn tín dụng ưu đãi.
- Chi nhánh cần chủ động hơn trong việc tạo lập nguồn vốn cho vay. Bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, ngân hàng cần có những đề án, phương án nhằm thu hút nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức tài chính vi mô trong và ngoài nước, các quỹ hỗ trợ của các chính phủ nước ngoài, của các tổ chức phi chính phủ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Để khắc phục những hạn chế và đáp ứng quy mô hoạt động và tăng trưởng tín dụng đối với hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm trong tương lai của Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng, trong chương 3 của luận văn tác giả đã xác định được định hướng, mục tiêu và giải pháp về việc làm của thành phố Đà nẵng cũng như định hướng mục tiêu và giải pháp phát triển của NHCSXH Việt Nam và Chi nhánh Đà nẵng giai đoạn năm 2016-2020 để từ đó làm căn cứ đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị về hoạt động tín dụng chính sách xã hội của Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng.
KẾT LUẬN
Mục đích chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là nhằm tạo việc làm mới và tăng thêm việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, tạo việc làm.
Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian qua toàn thể cán bộ Chi nhánh NHCSXH thành phố Đà Nẵng, các Sở, ngành và địa phương đã có nhiều cố gắng nỗ lực tổ chức triển khai thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, đáp ứng nhu cầu vay vốn và lòng mong mỏi của hầu hết các đối tượng chính sách trên địa bàn. Song, trong quá trình triển khai vẫn còn một số hạn chế chưa khắc phục được, luận văn cũng đã khái quát cơ sở lý luận, tình hình thực hiện và từ đó đưa ra đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại chi nhánh. Với tinh thần hết sức nổ lực, trách nhiệm và tâm huyết của mình, tôi mong rằng đề tài sẽ góp một phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại Chi nhánh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.
Một lần nữa tôi thành thật chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy giáo Hoàng Dương Việt Anh để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, dưới góc độ nhìn nhận và đánh giá của một học viên, quá trình phân tích và đánh giá không tránh khỏi sai sót. Vậy kính mong các thầy cô thông cảm và góp ý kiến để luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn và mang tính thực tiễn cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
[1] Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (2014), Hoàn thiện hoạt động cho vay ưu đãi Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
[2] Báo cáo kết quả hoạt động chi nhánh Ngân hàng CSXH thành phố Đà Nẵng thường niên (từ năm 2011-2016).
[3]Trần Xuân Cầu (2013), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[4] Chi nhánh Ngân hàng Chính sách hội thành phố Đà Nẵng (2017), Tài liệu hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội giai đoạn 2002-2017, Đà Nẵng.
[5] Chính phủ (2015), Nghị định số 61/2015/NĐ-CP về “Chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm”, Hà Nội.
[6] Võ Ngọc Hãn (2016), Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Lăk tỉnh Đăk Lăk, Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng. [7] Nguyễn Thị Mai Hoa (2010), Hoàn thiện hoạt động tín dụng ưu đãi hộ
nghèo tại Ngân hàng CSXH thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
[8] Nguyễn Thị Thanh Lý (2014), Hoàn thiện hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
[9] Nghị định số 78/NĐ-CP ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
[10] Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2011), Hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng.
[11] Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2017), Tài liệu hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội giai đoạn 2002-2017, Hà Nội.
[12] Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2006), Văn bản 321 “Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay vốn giải quyết việc làm của Quỹ quốc gia về việc làm”, Hà Nội.
[13] Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2008), Văn bản 2539/NHCS- TD “Hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay giải quyết việc làm của Quỹ quốc gia về việc làm”, Hà Nội.
[14] Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2015), Văn bản 3798/NHCS- TDSV “Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm”, Hà Nội.
[15] Nguyễn Hòa Nhân và cộng sự (2012), Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của chương trình tín dụng giải quyết việc làm của NHCSXH Đà Nẵng, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Đà Nẵng. Tạp chí Ngân hàng, Số: 8/4/2012. Trang: 52-55
[16] Kế hoạch thực hiện Chương trình “có việc làm” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020.
[17] Trần Lan Phương (2016), Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện ngân hàng Hà Nội, Hà Nội.
[18] Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg về “Cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm”, Hà Nội.
WEBSITE
[20] Web: www.vbsp.org.vn/Chuyên mục hệ thống văn bản , Giới thiệu [21] Website: http://danang.gov.vn/ Chính quyền/Tin sở ngành.