6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.2.7. Đánh giá chƣơng trình và kết quả đào tạo
Sau khi thực hiện chƣơng trình đào tạo, chúng ta phải tiến hành đánh giá hiệu quả của chƣơng trình để biết đƣợc chƣơng trình đào tạo mà doanh nghiệp tiến hành có đáp ứng mục tiêu mục tiêu đặt ra hay không. Việc đánh giá chƣơng trình giúp doanh nghiệp rút ra đƣợc những kinh nghiệm bổ ích cho các lần đào tạo sau. Ngoài đánh giá chƣơng trình, trọng tâm của việc đánh giá là hƣớng vào việc đo lƣờng sự thay đổi của ngƣời lao động dƣới kết quả của đào tạo. Thƣờng việc đánh giá đƣợc tiến hành qua 03 giai đoạn: Đánh giá trƣớc đào tạo; đánh giá trong quá trình đào tạo và đánh giá sau đào tạo. Nội dung đánh giá rất đa dạng, bao gồm: nhận thức, hành vi và thái độ cũng nhƣ hiệu quả…
Hiệu quả của công tác đào tạo có thể đƣợc đánh giá bởi mô hình 4 mức của Donald Kirkpatrick nhƣ sau:
Mức 1: Đánh giá phải ứng của học viên đối với chương trình đào tạo
Mức này đánh giá cách mà các học viên phản ứng với các chƣơng trình đào tạo, mục đích là trả lời các câu hỏi liên quan nhận thức của học viên về khóa học nhƣ: học viên có hứng thú với chƣơng trình, giáo viên, cơ sở vật chất, cách tổ chức đào tạo này không?
Các phản ứng này thƣờng đƣợc thu thập thông qua phiếu đánh giá cuối khóa học và loại đánh giá này vì vậy thƣờng đƣợc gọi là “smilesheet” hay là “happysheet”.
Mức 2: Đánh giá học tập
Mức đánh giá này đánh giá hiệu quả thông qua kết quả học tập của các học viên. Đây là cách xem xét xem học viên đã tiếp thu các thông tin nhƣ thế nào, họ hiểu đến đâu. Các phƣơng pháp đánh giá có thể sử dụng nhƣ ở các trƣờng học đó là tổ chức thi trắc nghiệm, thi lý thuyết, viết bài tiểu luận, viết chuyên đề đầu khóa, cuối khóa để từ đó xác định đƣợc lƣợng kiến thức, kỹ năng mà học viên thu nhận đƣợc sau khóa học. Đây cũng là một cách dựng để sát hạch quá trình học tập của các học viên.
Mức 3: Đánh giá hành vi
Đánh giá hành vi là việc đánh giá xem hành vi của học viên sau khi học có thay đổi nhƣ thế nào và họ có sử dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế không?
Phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng ở đây là thu thập thông tin về kết quả công việc từ của học viên đó từ các các lãnh đạo quản lý trực tiếp, các đồng nghiệp, cấp dƣới hay khách hàng.
Đây là một mức đánh giá khó và thƣờng không thể dự đoán khi nào hành vi sẽ xảy ra, và vì vậy vấn đề quan trọng là việc đánh giá cần đƣợc thực hiện trong thời gian và tần suất suất phù hợp.
Mức 4: Đánh giá kết quả chung
Đây là mức đánh giá cao nhất trong việc đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực. Mức này đánh giá mức tiến bộ trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cả đơn vị/công ty sau khi khóa đào tạo kết thúc nhƣ mức độ tăng năng suất, cải tiến chất lƣợng, giảm chi phí, tăng doanh thu.